Toán 7 Chương 2 Bài 2: Hai tam giác bằng nhau
Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Hai tam giác bằng nhau do eLib biên soạn và tổng hợp dưới đây. Bài giảng giúp các em nắm vững lý thuyết bài học, thêm vào đó là những bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng làm được các dạng bài tập ở phần này.
Mục lục nội dung
Toán 7 Chương 2 Bài 2: Hai tam giác bằng nhau
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Định nghĩa
Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác mà ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia và ba góc đối diện với ba cạnh ấy của tam giác này bằng ba góc đối diện với ba cạnh ấy của tam giác ấy.
1.2. Kí hiệu
Để kí hiệu bằng nhau của tam giác ABC và tam giác A’B’C’ ta viết:
ΔABC=ΔA′B′C′ΔABC=ΔA′B′C′
1.3. Qui ước
Khi kí hiệu song bằng nhau của hai tam giác, các chữ cái chỉ tên các đỉnh tương ứng được viết theo cùng thứ tự.
ΔABC=ΔA′B′C′⇔{AB=A′B′,AC=A′C′,BC=B′C′ˆA=^A′,ˆB=^B′,ˆC=^C′
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Cho ΔABC=ΔDMN
a. Viết đẳng thức trên dưới một vài dạng khác
b. Cho AB = 3cm, AC = 4cm, MN=5cm. Tính chu vi của mỗi tam giác nói trên. Có nhận xét gì?
Hướng dẫn giải
a. Viết đẳng thức ΔABC=ΔDMN dưới vài dạng khác:
ΔACB=ΔDNM,ΔBAC=ΔDMN,ΔBCA=ΔMNDΔCAB=ΔNDM,ΔCBA=ΔNMD
b. ΔABC=ΔDMN⇒AB=DM,AC=DN,MN=BC.
Do AB=3cm, AC = 4cm, MN = 5cm Nên:
Chu vi ΔABC bằng AB+BC+CA=3+4+5=12 (cm)
Chu vi ΔPMN bằng PM+MN+ND=3+4+5=12 (cm)
Nhận xét: Hai tam giác bằng nhau có chu vi bằng nhau.
Câu 2: Cho ΔABC=ΔMNO. Biết ˆA=550,ˆN=750 tính các góc còn lại của mỗi tam giác:
Hướng dẫn giải
ΔABC=ΔMNO có ˆA=550,ˆN=750
Do đó ˆM=ˆA=550,ˆB=ˆN=750
ˆC=1800(ˆA+ˆB)=1800−(550+750)=500
Nên ˆO=ˆC=500
Câu 3: Cho hai tam giác bằng nhau ABC và DEG
a. Biết ˆA=200,ˆC=600 và ˆE=1000
Tìm số đo các góc còn lại của mỗi tam giác.
b. Biết DG = 5cm có thể tìm được độ dài của cạnh nào của tam giác ABC?
Hướng dẫn giải
a. Vì ΔABC=ΔDEG nên:
ˆA=ˆD=200,ˆB=1000;ˆC=ˆG=600
b. Dễ thấy AC=DG=5cm
Vậy có thể tìm được độ dài của cạnh AC=5cm.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Tam giác ABC bằng tam giác PQR, biết ˆA=500,ˆR=700,ˆB=600, cạnh PQ = 6cm, AC = 5cm.
Xác định độ lớn của các góc còn lại và độ dài các cạnh AB và PR của hai tam giác đó.
Câu 2: Cho tam giác ABC có chu vi bằng 21 cm. Độ dài cạnh là ba số lẻ liên tiếp và AB < BC < CA.
Tìm độ dài các cạnh của tam giác PQR biết tam giác ABC bằng tam giác PQR.
Câu 3: Cho tam giác ABC có M thuộc cạnh BC sao cho ΔAMB=ΔAMC. Chứng minh rằng:
a. M là trung điểm của BC
b. AM là tia phân giác của gốc ˆA
c. AM⊥BC
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cho ΔABC=ΔDEF. Biết ˆA+ˆB=1300;ˆE=550. tính các góc ˆA;ˆC;ˆD;ˆF
A. ˆA=ˆD=750;ˆC=ˆF=600
B. ˆA=ˆD=500;ˆC=ˆF=750
C. ˆA=ˆD=750;ˆC=ˆF=500
D. ˆA=ˆD=750;ˆC=ˆF=550
Câu 2: Cho ΔABC=ΔDEF. Biết ˆA=330. Khi đó
A. ˆD=330
B. ˆD=420
C. ˆE=330
D. ˆD=660
Câu 3: Cho hai tam giác ABC và DEF có AB = EF, BC = FD, AC = ED, ˆA=ˆE;ˆB=ˆF;ˆD=ˆC . Khi đó
A. ΔABC=ΔDEF
B. ΔABC=ΔEFD
C. ΔABC=ΔEDF
D. ΔACB=ΔEFD
Câu 4: Cho ΔABC=ΔDEF. Biết ˆA=320;ˆF=780. Tính ˆB;ˆE
A. ˆB=ˆE=500
B. ˆB=ˆE=600
C. ˆB=ˆE=780
D. ˆB=ˆE=700
Câu 5: Cho ΔABC=ΔMNP. Biết AB = 5cm, MP = 7cm và chu vi của tam giác ABC bằng 22cm. Tính các cạnh còn lại của mỗi tam giác
A. NP = BC = 9cm
B. NP = BC = 11cm
C. NP = BC = 10cm
D. NP = 9cm; BC = 10cm
Câu 6: Cho ΔABC=ΔDEF. Biết rằng AB = 6cm, AC = 8cm và EF = 10cm. Chu vi tam giác DEF là
A. 24cm
B. 20cm
C. 18cm
D. 30cm
4. Kết luận
Qua bài giảng Hai tam giác bằng nhau này, các em cần nắm được các nội dung sau:
-
Định nghĩa hai tam giác bằng nhau.
-
Cách kí hiệu hai tam giác bằng nhau.
Tham khảo thêm
- doc Toán 7 Chương 2 Bài 1: Tổng ba góc của một tam giác
- doc Toán 7 Chương 2 Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh (c-c-c)
- doc Toán 7 Chương 2 Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (c-g-c)
- doc Toán 7 Chương 2 Bài 5: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (g-c-g)
- doc Toán 7 Chương 2 Bài 6: Tam giác cân
- doc Toán 7 Chương 2 Bài 7: Định lí Py-ta-go
- doc Toán 7 Chương 2 Bài 8: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông