Toán 7 Chương 3 Bài 2: Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu

eLib xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng dưới đây do eLib biên soạn và tổng hợp. Bài học sẽ giúp các em tìm hiểu về Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu, kèm theo các bài tập minh họa có lời giải chi tiết nhằm giúp các em có thêm tài liệu học tập thật tốt.

Toán 7 Chương 3 Bài 2: Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu

1. Tóm tắt lý thuyết

- Từ bảng thu thập số liệu ban đầu ta có thể lập được bảng tần số (bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu).

- Bảng “tần số” được lập như sau:

  • Vẽ một khung hình chữ nhật gồm hai dòng.
  • Dòng trên ghi các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần.
  • Dòng dưới ghi các tần số tương ứng của mỗi giá trị đó.

- Bảng tần số giúp cho người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán sau này.

- Ta cũng có thể lập bảng tần số theo hàng dọc.

Ví dụ: Khi điều tra về số cây trồng được của mỗi lớp trong dịp phát động phong trào Tết trồng cây, người ta điều tra và lập được bảng dưới đây (bảng 1):

Bảng tần số:

Bảng trên ta chuyển thành bảng "dọc" như sau:

- Dù là bảng dạng "ngang" hay dạng "dọc", ta vẫn dễ dàng quan sát, so sánh giá trị của dấu hiệu, nhận xét chung về sự phân bố của dấu hiệu, đồng thời có nhiều thuận tiện cho việc tính toán sau này.

2. Bài tập minh hoạ

Câu 1: Số cân nặng (tính tròn đến kg) của 10 học sinh được ghi lại như sau:

a) Dấu hiệu ở đây là gì?

b) Lập bảng tần số.

Hướng dẫn giải

a) Dấu hiệu: Số cân nặng (tính tròn đến kg) của 10 học sinh

b) Bảng “tần số”:

Câu 2: Cho dãy giá trị của một dấu hiệu như dưới đây:

5    5    3    7    8    8    5    5    6    6

6    5    7    6    5    6    7    4    5    6

Lập bảng "tần số" của dấu hiệu.

Hướng dẫn giải

Bảng “tần số”:

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Số lượng nữ học sinh của từng lớp trong một trường THCS được ghi lại trong bảng dưới đây:

Hãy lập bảng "tần số".

Câu 2: Theo dõi số bạn nghỉ học ở từng buổi trong một tháng, bạn lớp trưởng ghi lại như sau:

Hãy lập bảng "tần số" và đưa ra nhận xét.

Câu 3: Theo dõi thời gian chạy 100m trong 10 lần của một vận động viên, huấn luyện viên đã ghi lại trong bảng sau (đơn vị là giây)

a) Dấu hiệu ở đây là gì?

b) Lập bảng "tần số" và nhận xét về tốc độ chạy của vận động viên?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Kết quả môn nhảy cao (tính bằng cm) của học sinh lớp 7A được ghi lại trong bảng sau

Có bao nhiêu học sinh tham gia kiểm tra?

A. 30

B. 34

C. 40

Câu 2: Bảng "tần số" có công dụng gì?

A. Dễ dàng quan sát, so sánh giá trị của dấu hiệu.

B. Có thể nhận xét chung về sự phân bố của dấu hiệu.

C. Có nhiều thuận tiện cho việc tính toán sau này.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Số lỗi chính tả trong một bài làm văn của các học sinh với 7C được cô giáo ghi lại dưới đây:

Hỏi lớp có bao nhiêu học sinh làm bài và dấu hiệu ở đây là gì? 

A. Có 31 học sinh làm bài và dấu hiệu là số lỗi chính tả

B. Có 32 học sinh làm bài và dấu hiệu là số lỗi chính tả

C. Có 33 học sinh làm bài và dấu hiệu là số lỗi chính tả

D. Có 31 học sinh làm bài và dấu hiệu là số lỗi trong bài làm văn

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Từ bảng số liệu thống kê ban đầu, ta dễ dàng lập bảng "tần số"

B. Từ bảng "tần số", ta có thể viết về bảng số liệu thông kê ban đầu một cách chính xác

C. Dấu hiệu là vấn đề hay đối tượng được người điều tra quan tâm.

D. Tần số là số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu

Câu 5: Trong hoạt động "trường em xanh, sạch, đẹp" được tổ chức 26/3 vừa qua, số cây trồng được của các lớp được thống kê lại trong bảng sau:

Hỏi lớp nào trồng được nhiều cây nhất? Từ đó suy ra nếu nhìn vào bảng "tần số", ta không thể biết được lớp nào trồng được nhiều cây nhất.

A. Lớp 92
B. Lớp 73
C. Lớp 86
D. Lớp 64

4. Kết luận

Qua bài bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Biết cách lập bảng tần số.
  • Chuyển bảng tần số dạng ngang sang dạng dọc và ngược lại để thuận tiện cho việc tính toán.
Ngày:22/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM