Chứng cuồng sảng rượu cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Cuồng sảng rượu cấp hay còn gọi là cơn động kinh do cai rượu hoặc cuồng sảng do thiếu rượu là trạng thái mê sảng. Cuồng sảng rượu cấp là biến chứng nghiêm trọng nhất của hội chứng cai rượu (rối loạn tâm thần do rượu). Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của tình trạng này, mời các bạn tham khảo!

Chứng cuồng sảng rượu cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Cuồng sảng rượu cấp (cơn động kinh do cai rượu) là gì?

Cuồng sảng rượu cấp hay còn gọi là cơn động kinh do cai rượu hoặc cuồng sảng do thiếu rượu là trạng thái mê sảng. Tình trạng này khởi phát rất nhanh và đột ngột, thường xảy ra khi người nghiện rượu nặng ngưng uống rượu. Mê sảng là sự nhầm lẫn đột ngột kèm với sự mất phương hướng, ảo giác, thay đổi cảm xúc và hành vi ngang ngạnh hoặc bạo lực. Cuồng sảng rượu cấp là biến chứng nghiêm trọng nhất của hội chứng cai rượu (rối loạn tâm thần do rượu).

Những ai thường mắc phải cuồng sảng rượu cấp (cơn động kinh do cai rượu)?

Chứng cuồng sảng rượu cấp thường xảy ra ở những người nghiện rượu nặng trong thời gian dài, có tiền sử bị hội chứng cai rượu hoặc đã từng bị cuồng sảng rượu cấp. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng cuồng sảng rượu cấp (cơn động kinh do cai rượu) là gì?

Các triệu chứng của cơn động kinh do cai rượu thường xảy ra trong vòng 48 tới 96 giờ sau lần cuối cùng uống rượu. Các triệu chứng thông thường bao gồm:

Run rẩy, sợ hãi; Những thay đổi trong chức năng tâm thần; Kích động, dễ bị kích thích; Nhầm lẫn, mất phương hướng; Giảm khả năng tập trung; Giấc ngủ sâu kéo dài trong một ngày hoặc lâu hơn; Mê sảng, ảo giác (nhìn và cảm nhận thấy những điều không có thực); Tăng động, bồn chồn, phấn khích; Tâm trạng thay đổi nhanh; Nhạy cảm với ánh sáng, ấm thanh và sự tiếp xúc; Sững sờ, buồn ngủ và mệt mỏi

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xuất hiện triệu chứng co giật (có thể không cùng xảy ra với các triệu chứng khác)

Thường xảy ra trong vòng 12 đến 48 giờ sau lần uống rượu cuối cùng; Thường xảy ra với những người đã từng bị các biến chứng của hội chứng cai rượu; Thường đi kèm với triệu chứng co cứng.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn cảm thấy rằng đôi khi bạn uống rượu quá nhiều hoặc bạn đang gặp các vấn đề về rượu (như uống quá nhiều ngay cả khi không thấy căng thẳng), hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Đi khám bác sĩ ngay cả khi bạn không nghĩ rằng bạn nghiện rượu, trừ khi bạn lo lắng về việc uống rượu hoặc nó gây ra các vấn đề trong cuộc sống của bạn. Bạn cũng có thể tìm một bác sĩ tâm lý để giải quyết giúp bạn tất các vấn đề này.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra cuồng sảng rượu cấp (cơn động kinh do cai rượu) là gì?

Chứng cuồng sảng rượu cấp có thể xảy ra do bạn ngưng uống rượu sau một thời gian dài nghiện rượu nặng, đặc biệt nếu bạn ăn uống không đầy đủ.

Ở những người nghiệm rượu nặng, chứng cuồng sảng rượu cũng có thể gây ra do chấn thương đầu, nhiễm trùng, hay mắc phải một căn bệnh nào đó.

Chứng bệnh này thường phổ biến nhất ở những người có tiền sử bị hội chứng cai rượu. Đặc biệt là những người uống từ 2-2,5 lít rượu, 3.5-4 lít bia hoặc nửa lít rượu mạnh mỗi ngày trong nhiều tuần liền. Chứng cuồng sảng rượu cấp cũng thường ảnh hưởng những người đã uống rượu bia trong hơn 10 năm.

4. Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ gây ra cuồng sảng rượu cấp (cơn động kinh do cai rượu)?

Các yếu tố nguy cơ có thể gây ra cơn động kinh do cai rượu bao gồm:

Uống quá nhiều và uống thường xuyên trong thời gian dài hoặc say rượu thường xuyên có thể tạo ra một sự phụ thuộc thể chất vào rượu. Tuổi tác: những người bắt đầu uống rượu từ khi còn trẻ có nguy cơ cao hơn về nghiện rượu hoặc phụ thuộc thể chất vào rượu. Tiền sử gia đình: các nguy cơ nghiện rượu là cao hơn ở những người có cha mẹ hoặc người thân khác bị nghiện rượu. Trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác: phổ biến ở những người có rối loạn sức khỏe tâm thần như lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực có vấn đề với rượu hoặc các chất khác. Các yếu tố xã hội và văn hóa: có bạn bè hoặc đối tác uống rượu thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ nghiện rượu. Việc uống rượu đôi khi được sử dụng trên các phương tiện truyền thông cũng có thể truyền thông điệp sai lầm rằng: uống quá nhiều rượu là bình thường.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

5. Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị cuồng sảng rượu cấp (cơn động kinh do cai rượu)?

Chứng cuồng sảng rượu cấp là một tình trạng khẩn cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng. Người mắc bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. Thông thường, người bệnh sẽ được điều trị bằng cách truyền detox. Phương pháp sử dụng detox thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Bệnh nhân có thể cần bổ sung thêm nước trong thời gian này. Nước thường được truyền vào tĩnh mạch cùng với các loại vitamin, chất điện giải và thuốc làm giảm đau để kiểm soát sự kích thích và ngăn ngừa động kinh. Ngoài ra bệnh nhân cũng cần được điều trị rối loạn tâm thần, nếu có xảy ra.

Trong dài hạn, bệnh nhân cần được điều trị bằng các phương pháp phòng ngừa bệnh tái phát như:

Cai rượu hoàn toàn; Đến gặp các chuyên gia tư vấn; Thay đổi thói quen và hành vi cũ như uống rượu bia với bạn bè.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán cuồng sảng rượu cấp (cơn động kinh do cai rượu)?

Bác sĩ chẩn đoán từ tiền sử bị hội chứng cai rượu của bệnh cùng với các triệu chứng xuất hiện. Một số xét nghiệm cũng có thể được thực hiện nhằm chẩn đoán bệnh chính xác hơn như:

Kiểm tra nồng độ magieum trong máu; Kiểm tra nồng độ photphat trong máu; Bảng chuyển hóa toàn diện; Điện tâm đồ; Điện não đồ; Xét nghiệm thăm dò độc chất.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng cuồng sảng rượu cấp (cơn động kinh do cai rượu)?

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:

Tìm một nhóm hỗ trợ những người nghiện rượu nếu bạn nghĩ bạn cần giúp đỡ. Không ngưng sử dụng các loại thuốc được chỉ định hoặc thay đổi liều lượng dùng thuốc trừ khi có sự thông báo của bác sĩ. Không nói dối với bác sĩ về tình trạng lạm dụng chất cồn của bạn. Nếu bác sĩ không đề cập đến tình trạng này, bạn hãy tự chủ động.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Với những thông tin trên đây về chứng cuồng sảng rượu cấp, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh.

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM