Phong cách Hồ Chí Minh Ngữ Văn 9
Nội dung bài học dưới đây giúp thấy được sự kết hợp sự kết hợp hài hòa giữa nét truyền thống và hiện đại, giữa thanh cao và giản dị trong phopng cách Hồ Chí Minh. Từ đó, các em thêm kính yêu Bác, học tập là làm theo tấm gương đạo đức của Người.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả Lê Anh Trà
- Sinh năm 1927 mất năm 1999
- Quê quán: Xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
1.2. Tác phẩm
- Được trích từ bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn liền với cái giản dị" của Lê Anh Trà.
- In trong tập Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam, Viện văn hóa và xuất bản Hà Nội.
1.3. Thể loại
- Văn bản nhật dụng sử dụng yếu tố nghị luận.
1.4. Bố cục
Có thể chia làm 3 phần:
- Phần 1: (Từ đầu đến "rất hiện đại"): Quá trình hình thành và điều kì lạ của phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.
- Phần 2: (Tiếp theo đến "Hạ tắm ao"): Những nét cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ.
- Phần 3: Còn lại: Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.
2. Đọc hiểu văn bản
2.1. Con đường hình thành nên phong cách Hồ Chí Minh
- Đi nhiều nơi có điều kiện để tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, thành thạo nhiều thứ tiếng.
- Ham học hỏi, dày công học tập, rèn luyện không ngừng.
- Bác luôn tiếp thu các kiến thức và có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Giữ gìn và biết kết hợp văn hóa truyền thống với vẻ đẹp văn hóa nhân loại.
⇒ Những nhân tố đó đã tạo nên ở bác một phong cách văn hóa hiện đại và rất Việt Nam.
2.2. Vẻ đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh
- Nơi làm việc đơn sơ: Chỉ vài phòng làm việc và tiếp khách, họp bộ chính trị và ngủ, nhà sàn vài ba phòng, ao cá,..
- Trang phục giản dị: Ít ỏi chiếc va li con với vài ba bộ quần ao bà ba, dép lốp thô sơ,...
- Ăn uống đạm bạc: Cá kho, rau luộc, dưa cà,...
⇒ Lối sống của một vị Chủ tịch nước nhưng rất giản dị, thanh cao, không xa hoa lãng phí. Đây là lối sống có văn hóa, trở thành một quan điểm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
2.3. Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh
- Học tập và rèn luyện theo phong cách của Bác là hòa nhập với khu vực nhưng phải giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc.
- Phong cách của Người bộc lộ một quan niệm thẩm mĩ về lẽ sống, cách di dưỡng tinh thần.
- Đây chính là cách sống của người cộng sản lão thành.
2.4. Giá trị nội dung
Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
2.5. Giá trị nghệ thuật
Văn bản kết hợp giữa kể và bình luận một cách tự nhiên, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu, đan xen thơ, dùng từ Hán Việt gợi sự gần gũi; sử dụng nghệ thuật đối lập để làm nổi bật ý: Vĩ nhân mà giản dụ, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà lại rất dân tộc, rất Việt Nam.
3. Luyện tập
Câu 1: Phân tích tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh
Gợi ý làm bài
Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà: Một nhà quân sự, một nhà báo tài năng chuyên nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh
- Vài nét về đoạn trích: “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” đã làm nổi bật phong cách giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc
Thân bài
1. Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh
a. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để hình thành phong cách của mình
- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi nhiều, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cả phương Đông lẫn phương Tây, chính bới vậy, Bác đã thu nhận được vốn tri thức văn hóa sâu rộng:
- Vốn tri thức sâu rộng có được do Bác hiểu tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp nên đã học và nói thành thạo nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp. Hoa, Nga…
- Bác học hỏi ngay cả khi trải qua những công việc kiếm sống: bác làm nhiều nghề và đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa đến một mức khá uyên thâm
b. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ở Bác là sự tiếp thu có chọn lọc
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài:
- Không phải tất cả văn hóa các nước Bác đều tiếp thu, Người chỉ tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực ⇒ tiếp thu một cách chủ động.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trên cơ sở nền tảng là văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng bên ngoài.
2. Những vẻ đẹp trong lối sống và làm việc thể hiện phong cách Hồ Chí Minh
- Nơi ở, nơi làm việc của Bác rất giản dị, là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh ao, chỉ vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc “mộc mạc, đơn sơ”.
- Tư trang rất giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp.
- Cách ăn uống rất đạm bạc với những món ăn dân tộc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối… ⇒ những món ăn dân tộc không chút cầu kì.
3. Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh
- Phong cách sống của Bác là phong cách sống giản dị nhưng lại vô cùng thanh cao:
- Phong cách sống của Bác không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
- Phong cách sống của Bác chính là phong cách sống với cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên.
⇒ Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách sống mang hồn dân tộc sợi nhắc đến phong cách của các vị hiền triết trong lịch sử dân tộc như Nguyến Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm
Kết bài
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Cách lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, xác đáng, cách trình bày ngắn gọn…
- Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm ngưỡng vọng chân thành đối với vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc. Mỗi chúng ta có thể học tập lối sống giản dị mà thanh cao rất Việt Nam ấy để vững vàng sống trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
Câu 2: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về phong cách Hồ Chí Minh
Gợi ý làm bài
Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng về sự tận tụy, đức hy sinh vì nước, vì dân, không một chút riêng tư. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh gồm 5 nội dung lớn, đó là những phẩm chất của một lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, rất cao xa nhưng cũng rất đời thường mà mỗi chúng ta ở những mức độ và cấp độ khác nhau đều có thể học tập và noi theo. Một là, tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Hai là, tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng. Ba là, tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bốn là, tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, bao dung, nhân hậu hết mực vì con người. Năm là, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và toàn diện, bao gồm phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt… Để học tập phong cách của Người, chúng ta có thể tập trung vào một số đặc trưng nổi bật như: phong cách quần chúng, phong cách khoa học và phong cách nêu gương.
Câu 3: Từ bài phong cách Hồ Chí Minh, bàn về đức tính giản dị trong cuộc sống
Gợi ý làm bài
Mở bài:
Giới thiệu về Tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh
Ví dụ:
Để nói về nét giản dị và tấm gương tốt của Bác thì nhiều tác phẩm đã ra đời để thể hiện nội dung này. Một trong những tác phẩm đặc sắc và được đưa vào giảng dạy là tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Thanh Trà. Tác phẩm nói rất rõ về cuộc sống giản dị và đức tính tốt bụng của Hồ Chí Minh. Qua tác phẩm chúng ta có thể học hỏi rất nhiều về vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam ta. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về đức tính gainr dị của Bác.
Thân bài: bàn về đức tính giản dị trong cuộc sống
1. Con đường hình thành nên phong cách của Hồ Chí Minh:
- Vốn kiến thứ của Hồ Chí Minh:
- Nhờ vào sự nổ lực bác đã có một kiến thức yên thâm.
- Bác đi rất nhiều nơi, có được kiến thức nhiều nước, những kiến thức chọn lọc và văn hóa sâu sắc.
- Dù những kiến thức Bác văn hóa nước ngoài uyên thâm nhưng Bác vẫn giữ giá trị truyền thống của mình.
- Lối sống bình dị, rất Việt Nam.
- Lối sống của Hồ Chí Minh:
- Ngôi nhà sàn với đồ đạc đơn sơ, mộc mạc.
- Trang phục vô cùng giản dị: đồ bà ba, dép cao su,…
- Những món ăn rất giản dị và quen thuộc.
2. Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh:
- Một cách sống có văn hóa, dựa vafocacsh sống có thể đoan được nhân cách con người.
- Bác rất coi trọng giá trị tinh thần, vật chất chỉ là những thứ xa hoa, phù phiếm.
Kết bài:
Nêu cảm nhận của em về phong cách giản dị trong cuộc sống của Hồ Chí Minh.
Ví dụ:
Từ bài phong cách hồ chí minh đức tính giản dị trong cuộc sống rất nổi bật và đáng để chúng ta học hỏi.
4. Kết luận
-Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Rèn kĩ năng đọc,tìm hiểu,phân tích văn bản nhật dụng.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.
Tham khảo thêm
- doc Các phương châm hội thoại Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh Ngữ Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Ngữ văn 9
- doc Các phương châm hội thoại (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Chuyện người con gái Nam Xương Ngữ văn 9
- doc Xưng hô trong hội thoại Ngữ văn 9
- doc Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng Ngữ văn 9
- doc Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút) Ngữ văn 9
- doc Hoàng Lê nhât thống chí (Hồi thứ 14) Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Truyện Kiều của Nguyễn Du Ngữ văn 9
- doc Chị em Thúy Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Cảnh ngày xuân (Trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Thuật ngữ Ngữ văn 9
- doc Miêu tả trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Kiều ở lầu Ngưng Bích trích truyện Kiều Ngữ văn 9
- doc Mã Giám Sinh mua Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Trau dồi vốn từ Ngữ văn 9
- doc Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ văn 9
- doc Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt Nga Ngữ văn 9
- doc Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng Ngữ văn 9
- doc Đồng chí Ngữ văn 9
- doc Bài thơ về tiểu đội xe không kính Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Nghị luận trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Đoàn thuyền đánh cá Ngữ văn 9
- doc Bếp lửa Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Tập làm thơ tám chữ Ngữ văn 9
- doc Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ngữ văn 9
- doc Ánh trăng Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về từ vưng (Luyện tập tổng hợp) Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Ngữ văn 9
- doc Làng Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 9
- doc Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Ngữ văn 9
- doc Lặng lẽ Sa Pa Ngữ văn 9
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Người kể chuyện trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Chiếc lược ngà Ngữ văn 9
- doc Ôn tập Phần tập làm văn Ngữ văn 9
- doc Cố hương Ngữ văn 9
- doc Những đứa trẻ Ngữ văn 9