Hoán dụ Ngữ văn 6

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em nắm được khái niệm, các kiểu hoán dụ. Từ đó, các em có thể nhận diện và phân tích được phép tu từ ẩn dụ trong một văn bản cụ thể. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Hoán dụ Ngữ văn 6

1. Hoán dụ là gì?

- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Ví dụ:

+ Một trái tim lớn lao đã già từ cuộc đời.

-> Hình ảnh hoán dụ ở đây là chỉ cả con người của Bác Hồ - vị lãnh tụ, cha già kính yêu của chúng ta.

+ Vì sao trái đất nặng ân tình.

-> Hình ảnh hoán dụ ở đây đó là trái đất hoán dụ cho hình ảnh nhân loại.

2. Các kiểu hoán dụ

- Hoán dụ gồm có bốn kiểu thường gặp:

+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

+ Lấy một vật chứa đựng để gọi một vật bị chứa đựng.

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

3. Luyện tập

Câu 1: Em hãy phân tích phép hoán dụ trong những ngữ liệu sau:

a.

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)

b. 

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

(Đồng chí - Chính Hữu)

c.

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

(Tố Hữu)

d.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)

e.

Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện, cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

(Ánh trăng - Nguyễn Duy)

Gợi ý trả lời:

a. Phép hoán dụ: hình ảnh “trái tim” nhằm ẩn dụ để chỉ những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu của họ những con người dũng cảm, kiên cường, đã, đang và luôn dành trọn tình yêu cho đất nước.

b. Phép hoán dụ: hình ảnh “giếng nước gốc đa”, hình ảnh này ẩn dụ cho nỗi nhớ mong da diết của các chiến sĩ. Đồng thời, câu thơ thể hiện nỗi nhớ của những người ở nhà, nỗi ngóng trông của người mẹ đối với con, những người vợ đối với chồng và những đôi trai gái yêu nhau...

c. Phép hoán dụ:

- Áo nâu: chỉ người nông dân.

- Áo xanh: chỉ người công nhân.

- Nông thôn: chỉ những người sống ở nông thôn

- Thành thị: chỉ những người sống ở thành thị.

d. Phép hoán dụ: “Bảy mươi chín mùa xuân”. Bảy mươi chín mùa xuân ý nói Bác bảy mươi chín tuổi. Người đã dành 79 năm hi sinh và cống hiến vì độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc.

e. Phép hoán dụ: “Ánh điện, cửa gương”: cuộc sống thành phố hiện đại, sang trọng, nhiều tiện nghi đầy đủ.

Câu 2: Em hãy so sánh hoán dụ với ẩn dụ.

Gợi ý trả lời:

a. Giống nhau:

- Về bản chất cả hai biện pháp tu từ đều gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

- Dựa theo quy luật liên tưởng, gần gũi với nhau.

- Hoán dụ và ẩn dụ đều giúp tăng sức biểu cảm, diễn đạt đến với người đọc, người nghe.

b. Khác nhau:

- Cơ sở liên tưởng của hoán dụ của hai sự vật/ sự việc đó sự gần gũi. Sự vật A liên quan trực tiếp đến sự vật B.

- Cơ sở liên tưởng ẩn dụ của hai sự vật/ sự việc đó ít nhất có điểm tương đồng, giống nhau. Sự vật A mặc dù không liên quan đến sự vật B nhưng miễn sao có điểm giống nhau khi đó có thể dùng A thay cho tên B.

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Nắm vững khái niệm hoán dụ, phân biệt hoán dụ với ẩn dụ và các kiểu hoán dụ.

- Luyện kĩ năng phân tích được giá trị biểu cảm của phép hoán dụ.

Ngày:17/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM