Toán 9 Chương 4 Bài 1: Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ
Để học tốt Toán lớp 9, eLib xin mời các em cùng tham khảo bài giảng dưới đây bao gồm các kiến thức được trình bày cụ thể và chi tiết, cùng với các dạng bài tập minh họa giúp các em dễ dàng nắm vững được trọng tâm bài học.
Mục lục nội dung
Toán 9 Chương 4 Bài 1: Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hình trụ
Khi quay hình chữ nhật ABCD một vòng quanh cạnh CD cố định ta thu được một hình trụ.
- Hai đáy là hình tròn bằng nhau và nằm trên hai mặt phẳng song song.
- DC là trục của hình trụ.
- Các đường sinh của hình trụ ( chẳng hạn EF) vuông góc với hai mặt đáy.
Độ dài đường sinh cũng là độ dài đường cao của hình trụ.
1.2. Diện tích xung quanh hình trụ
Với bán kính đáy r và chiều cao h, ta có:
Diện tích xung quanh: Sxq=2πrh
Diện tích toàn phần: Stp=2πrh+2πr2
1.3. Thể tích hình trụ
Thể tích hình trụ được cho bởi công thức: V=Sh=πr2h
2. Bài tập minh hoạ
2.1. Bài tập cơ bản
Câu 1: Lọ gốm ở hình 74 có dạng một hình trụ. Quan sát hình và cho biết đâu là đáy, đâu là mặt xung quanh, đâu là đường sinh của hình trụ đó ?
Hướng dẫn giải
Đáy gồm 2 hình tròn ở trên và dưới của lọ gốm
Mặt xung quanh là mặt bên ngoài của lọ gốm
Đường sinh là đường thẳng nằm ở mặt xung quanh, nối 2 đáy của lọ gốm và vuông góc với đáy.
Câu 2: Tính thể tích hình trụ có chu vi hình tròn đáy là 100π(cm) và chiều cao là 3(m)
Hướng dẫn giải
Ta có: Chu vi đáy C=2πR=100π(cm)=0,1π(m)⇒R=0,05m
Vậy, thể tích của hình trụ là V=πR2h=π.0,052.3=3π2,5.10−3=7,5π.10−3(m3)
2.2. Bài tập nâng cao
Câu 1: Quan sát hình 77 và điền số thích hợp vào các chỗ trống:
- Chiều dài của hình chữ nhật bằng chu vi của đáy hình trụ và bằng: (....)(cm).
- Diện tích hình chữ nhật
(....) . (....) = (....) (cm2).
- Diện tích một đáy của hình trụ
(....) . 5 . 5 = (....) (cm2).
- Tổng diện tích hình chữ nhật và diện tích hai hình tròn đáy (diện tích toàn phần) của hình trụ
(....) + (....) . 2 = (....) (cm2).
Hướng dẫn giải
- Chiều dài của hình chữ nhật bằng chu vi của đáy hình trụ và bằng: 10π (cm).
- Diện tích hình chữ nhật : 10.10π=100π(cm2)
- Diện tích một đáy của hình trụ: π.5.5=25π(cm2)
- Tổng diện tích hình chữ nhật và diện tích hai hình tròn đáy (diện tích toàn phần) của hình trụ:
100π+25π.2=150π(cm2)
Câu 2: Hình chữ nhật ABCD có AB=a,BC=3a. Quay hình chữ nhật quanh cạnh AB thì được thể tích V1, quay quanh cạnh BC thì được thể tích là V2. Tỉ số thể tích giữa V1 và V2 là:
Hướng dẫn giải
Thể tích của hình trụ sinh ra khi quay quanh cạnh AB là: V1=πR12h=π(3a)2.a=9a2π
Thể tích của hình trụ sinh ra khi quay quanh cạnh BC là: V2=πR22h=π(a)2.3a=3a2π
Vậy tỉ số thể tích là V1V2=3
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Diện tích và chu vi của một hình chữ nhật ABCD(AB>AD) theo thứ tự là 2a2 và 6a. Cho hình chữ nhật quay quanh cạnh AB một vòng, ta được một hình trụ. Tính thể tích và diện tích xung quanh của hình trụ này.
Câu 2: Một hình trụ có bán kính đường tròn đáy là 6cm, chiều cao 9cm. Hãy tính:
a) Diện tích xung quanh của hình trụ.
b) Thể tích của hình trụ.
(Lấy π≈3,142 làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Câu 3: Diện tích xung quanh của một hình trụ là 10m2 và diện tích toàn phần của nó là 14m2. Hãy tính bán kính của đường tròn đáy và chiều cao của hình trụ (lấy π≈3,14, làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai).
Câu 4: Một cái cốc hình trụ được đổ đầy sữa. Liệu em có thể rót ra đúng một nửa lượng sữa mà không cần phải sử dụng các công dụng cụ hay không?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Một hình trụ có đường cao bằng đường kính đáy. Thể tích của hình trụ là 128π(cm3). Diện tích xung quanh hình trụ là:
A. 16π(cm2)
B. 32π(cm2)
C. 64π(cm2)
D. 128π(cm2)
Câu 2: Hình trụ có chu vi đường tròn là 18πcm, chiều cao là 5cm. Thể tích hình trụ là:
A. 54π(cm3)
B. 45π(cm3)
C. 504π(cm3)
D. 405π(cm3)
Câu 3: Một hình trụ có bán kính đáy bằng 13 đường cao. Khi cắt hình trụ này bằng một mặt phẳng đi qua trục thì mặt cắt là hình chữ nhật có diện tích là 60cm2. Diện tích xung quanh của hình trụ là:
A. 60π(cm2)
B. 70π(cm2)
C. 80π(cm2)
D. 90π(cm2)
Câu 4: Một hình có diện tích xung quanh là 20π(cm2) và diện tích toàn phần là 28π(cm2). Thể tích hình trụ đó là:
A. 5π(cm3)
B. 10π(cm3)
C. 15π(cm3)
D. 20π(cm3)
Câu 5: Tính thể tích của một hình trụ có chu vi đáy là 100π(cm) và có đường cao bằng đường kính.
A. 0,25π(m3)
B. 2,5π(m3)
C. 25π(m3)
D. 250π(m3)
4. Kết luận
Qua bài học này, các em nắm được một số nội dung chính như sau:
- Biết được các khái niệm về hình trụ ( đáy, trục, mặt xung quanh, đường sinh độ dài đường cao, mặt cắt . .. của hình trụ ) .
- Sử dụng được công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình trụ.
- Thấy được ứng dụng thực tế của hình trụ