Toán 9 Chương 2 Bài 3: Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây

Nội dung bài học Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây đã được eLib biên soạn cụ thể và chi tiết, đồng thời có các bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết giúp các em dễ dàng ôn luyện kiến thức và vận dụng vào giải bài tập. Mời các em cùng tham khảo.

Toán 9 Chương 2 Bài 3: Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Bài toán

Cho AB và CD là 2 dây (khác đường kính) của đường tròn (O;R). Gọi OE, OF theo thứ tự là khoảng cách từ O đến AB, CD. CMR: \(OE^2+EB^2=OF^2+FD^2\)

Áp dụng định lý pi-ta-go cho 2 tam giác vuông OEB và OFD ta có:

\(OE^2+EB^2=OB^2=R^2\) và \(OF^2+FD^2=OD^2=R^2\) ta có đpcm

1.2. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây

Định lý 1

Trong một đường tròn: 

a) Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm

b) Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau

Định lý 2

Trong một đường tròn

a) Dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn

b) Dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn

2. Bài tập minh họa

2.1. Bài tập cơ bản

Câu 1: Hãy sử dụng kết quả của bài toán ở mục 1.1 để chứng minh rằng:

a) Nếu AB = CD thì OH = OK.

b) Nếu OH = OK thì AB = CD.

Hướng dẫn giải

 

Xét đường tròn \((O)\) có 

OH là một phần đường kính vuông góc với dây AB

\( \Rightarrow \) H là trung điểm của \(AB \Rightarrow AB{\rm{ }} = {\rm{ }}2HB\)

OK là một phần đường kính vuông góc với dây CD

\( \Rightarrow \)  K là trung điểm của \(CD \Rightarrow CD{\rm{ }} = {\rm{ }}2KD\)

Theo mục 1: \(O{H^2} + H{B^2} = O{K^2} + K{D^2}\)

a) Nếu \(AB{\rm{ }} = {\rm{ }}CD \Rightarrow HB{\rm{ }} = {\rm{ }}KD\)

mà \(O{H^2} + H{B^2} = O{K^2} + K{D^2}\) \( \Rightarrow O{H^2} = O{K^2} \Rightarrow OH = OK\)

b) Nếu \(OH = OK \Rightarrow O{H^2} = O{K^2}\)

mà \(O{H^2} + H{B^2} = O{K^2} + K{D^2}\) \( \Rightarrow HB{\rm{ }} = {\rm{ }}KD \Rightarrow AB{\rm{ }} = {\rm{ }}CD\)

Câu 2: Cho đường tròn tâm (O) các dây AB và CD bằng nhau. Các tia AB và CD cắt nhau tại  nằm bên ngoài đường tròn. Goij H, K lần lượt là trung điểm AB và CD. CMR:

a) EH=EK

b) EA=EC

Hướng dẫn giải

a) Ta có: vì H, K là trung điểm AB và CD nên OH, OK lần lượt vuông góc với AB và CD. 

Xét 2 tam giác vuông OHE và OKE có: Huyền OE chung; OH=OK ( dây AB=CD) nên \(\Delta OHE=\Delta OKE(ch-cgv)\Rightarrow EH=EK\)

b) \(EA=EH+HA; EC=EK+KC\) mà EH=EK (CM trên); \(HA=\frac{1}{2}AB=\frac{1}{2}CD=KC\Rightarrow EA=EC\)

2.2. Bài tập nâng cao

Câu 1: Cho tam giác ABC, O là giao của các đường trung trực của tam giác; D, E, F theo thứ tự là trung điểm của các cạnh \(AB, BC, AC.\) Cho biết \(OD > OE, OE = OF\) (h.69).

 

Hãy so sánh các độ dài:

a) BC và AC

b) AB và AC

Hướng dẫn giải

Vì O là giao điểm của 3 đường trung trực của tam giác ABC

⇒ O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

a) Vì \(OE = OF \) suy ra \(AC=BC\) (hai dây cách đều tâm thì bằng nhau)

b) Vì \(OD > OE\) nên \(AB < BC\) (dây nào xa tâm hơn thì dây đó nhỏ hơn) mà \(AC=BC\) (câu a) nên \(AB

Câu 2: Cho (O;R) vẽ 2 dây cung AB và CD không qua tâm và vuông góc với nhau tại M. Đặt OM=d, I, K là trung điểm AB, CD

a) CM: \(AB^2+CD^2=4(2R^2-d^2)\)

b) CM: \(AC^2+BD^2=4R^2\)

Hướng dẫn giải

a) Tứ giác KMIO có 3 góc vuông nên KMIO là hình chữ nhật suy ra: OK=MI

Khi đó: \(AB^2+CD^2=(2AI)^2+(2KD)^2=4(AI^2+KD^2)\)

\(=4(R^2-OI^2+R^2-OK^2)=4(2R^2-(OI^2+IM^2))=4(2R^2-d^2)\)

b) Gọi AE là đường kính của (O).Ta sẽ chứng minh tứ giác CEBD là hình thang cân

Đầu tiên: do tam giác ABE có AE là đường kính nên ABE vuông tại B hay \(EB\perp AB\Rightarrow EB\parallel CD\)

Gọi H là trung điểm EB nên \(KH\perp EB\) nên tứ giác CEBD là hình thang cân \(\Rightarrow BD=CE\)

\(AC^2+BD^2=AC^2+CE^2=AE^2=4R^2\)

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Cho hình bên, trong đó MN = PQ. Chứng minh rằng:

a. AE = AF

b. AN = AQ

Câu 2: Cho đường tròn (O), dây AB và dây CD, AB < CD. Giao điểm K của các đường thẳng AB, CD nằm ngoài đường tròn. Đường tròn (O; OK) cắt KA và KC tại M và N. Chứng minh rằng KM < KN.

Câu 3: Cho đường tròn (O) và điểm I nằm bên trong đường tròn. Chứng minh rằng dây AB vuông góc với IO tại I ngắn hơn mọi dây khác đi qua I.

Câu 4: Cho đường tròn (O), hai dây AB, CD bằng nhau và cắt nhau tại điểm I nằm bên trong đường tròn. Chứng minh rằng:

a. OI là tia phân giác của một trong hai góc tạo bởi hai dây AB, CD.

b. Điểm I chia AB, CD thành các đoạn thẳng bằng nhau đôi một.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cho đường tròn (O;25) và hai dây \(MN\parallel PQ\) có độ dài theo thứ tự là 40 và 48. Khi đó khoảng cách giữa MN và PQ là: 

A. 22

B. 8

C. 30

D. 22 hoặc 8

Câu 2: Cho đường tròn (O;10) ngoại tiếp tam giác ABC. Gọi d, d', d" lần lượt là khoảng cách từ O đến AB, BC, AC. Biết rằng d>d'>d". So sánh các góc trong tam giác

A. \(\widehat{A}<\widehat{B}<\widehat{C}\)

B. \(\widehat{B}<\widehat{C}<\widehat{A}\)

C. \(\widehat{B}<\widehat{A}<\widehat{C}\)

D. \(\widehat{C}<\widehat{A}<\widehat{B}\)

Câu 3: Cho đường tròn (O;25). Khi đó dây lớn nhất của đường tròn (O;25) có độ dài là

A. 12,5

B. 25

C. 50

D. 20

Câu 4: Cho đường tròn (O;R) 2 dây cung AB và CD. Biết rằng: \(\widehat{OAB}>\widehat{OCD}\) so sánh độ dài AB và CD

A. AB>CD

B. AB=CD

C. AB

D. Chưa đủ dữ kiện để kết luận

Câu 5: Cho đường tròn (O;R) có 2 dây AB và CD. Gọi d, d' lần lượt là khoảng cách từ O tới AB và CD. Biết d>d'. Khi đó so sánh 2 góc \(\widehat{AOB},\widehat{COD}\)

A. \(\widehat{AOB}>\widehat{COD}\)

B. \(\widehat{AOB}=\widehat{COD}\)

C. \(\widehat{AOB}<\widehat{COD}\)

D. Chưa đủ dữ kiện để kết luận

4. Kết luận

Qua bài học này, các em nắm được một số nọi dung chính như sau:

  • Nắm được các định lí về liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây của một đường tròn.
  • HS biết vận dụng các định lí trên để so sánh độ dài hai dây, so sánh các khoảng cách từ tâm đến dây và vận dụng vào giải bài tập.
Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM