Toán 9 Chương 4 Bài 5: Công thức nghiệm thu gọn
Để giúp các em học thật tốt môn Toán 9, đội ngũ eLib đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài Công thức nghiệm thu gọn. Tài liệu gồm các kiến thức trọng tâm cần nhớ và các bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết giúp các em vừa học tập vừa làm bài tập một cách hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo!
Mục lục nội dung
Toán 9 Chương 4 Bài 5: Công thức nghiệm thu gọn
1.Tóm tắt lý thuyết
1.1. Công thức nghiệm thu gọn
Đối với phương trình bậc hai ax2+bx+c=0(a≠0)ax2+bx+c=0(a≠0), trong nhiều trường hợp nếu đặt b=2b′(b⋮2) thì liệu việc tính toán có đơn giản hơn?
b=2b′⇒Δ=(2b′)2−4ac=4b′2−4ac=4(b′2−ac)
Ta có: Δ′=b′2−ac
Từ đó, ta đi đến các kết luận sau đây:
Với các phương trình bậc hai ax2+bx+c=0(a≠0) và b=2b′, Δ′=b′2−ac thì:
Nếu Δ′>0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt
x1=−b′+√Δ′a;x2=−b′−√Δ′a
Nếu Δ′=0 thì phương trình có nghiệm kép x=−b′a
Nếu Δ′<0 thì phương trình vô nghiệm.
1.2. Áp dụng
Chúng ta sẽ cùng đi vài ví dụ sau:
Ví dụ 1: Giải phương trình bằng công thức nghiệm thu gọn: 3x2+10x+5=0
Hướng dẫn giải
Δ′=52−5.3=10>0⇒√Δ′=√10
Vậy x1=−5+√103;x2=−5−√103
Ví dụ 2: Giải phương trình bằng công thức nghiệm thu gọn: 5x2−6√2x+1=0
Hướng dẫn giải
Δ′=(3√2)2−5.1=13>0⇒√Δ′=13
Vậy x1=3√2+√135;x2=3√2−√135
2. Bài tập minh họa
2.1. Bài tập cơ bản
Câu 1: Giải phương trình 5x2+4x−1=0 bằng cách điền vào những chỗ trống:
a=...;b′=...;c=...; Δ′=...;√Δ′=...
Nghiệm của phương trình x1=...;x2=...
Hướng dẫn giải
a=5;b′=2;c=−1;
Δ′=(b′)2−ac=22−5.(−1)=9;√Δ′=3
Nghiệm của phương trình x1=−b′+√Δ′a=−2+35=15;x2=−b′−√Δ′a=−2−35=−1.
Câu 2: Xác định a,b′,c rồi dùng công thức nghiệm thu gọn giải các phương trình:
a) 3x2+8x+4=0
b) 7x2−6√2x+2=0
Hướng dẫn giải
a) Xét phương trình 3x2+8x+4=0 có a=3;b′=4;c=4
Δ′=(b′)2−ac=42−3.4=4>0⇒√Δ′=2
Phương trình có 2 nghiệm phân biệt:
x1=−4+23=−23;x2=−4−23=−2
b) Xét phương trình 7x2−6√2x+2=0 có a=7;b′=−3√2;c=2
Δ′=(b′)2−ac=(−3√2)2−7.2=4
Suy ra √Δ′=2
Do đó, phương trình có hai nghiệm phân biệt:
x1=3√2+27;x2=3√2−27
2.2. Bài tập nâng cao
Câu 1: Tìm giá trị của tham số m để phương trình x2+2mx−m+4=0 có nghiệm.
Hướng dẫn giải: Ta tính biệt thức Δ′ của phương trình trên:
Δ′=m2−m+4
Để phương trình trên có nghiệm thì Δ′≥0⇔m2−m+4=m2−2.12m+14+3,75>0∀mϵR
Vậy, phương trình trên luôn có 2 nghiệm phân biệt.
Câu 2: Tìm giá trị của tham số m để phương trình x2−mx+m−1=0 có đúng 1 nghiệm duy nhất
Hướng dẫn giải: Ta tính biệt thức Δ của phương trình trên:
Δ=(−m)2−4m+4=m2−4m+4=(m−2)2
Để phương trình có nghiệm duy nhất ⇔Δ=0⇔m=2
Vậy với m=2 thì phương trình trên có nghiệm duy nhất.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Xác định a, b’, c trong mỗi phương trình, rồi giải phương trình bằng công thức nghiệm thu gọn:
a) 5x2−6x−1=0
b) −3x2+14x−8=0
c) −7x2+4x=3
Câu 2: Với những giá trị nào của x thì giá trị của hai biểu thức bằng nhau:
a) x2+2+2√2 và 2(1+√2)x
b) √3x2+2x−1 và 2√3x+3
c) −2√2x−1 và √2x2+2x+3
d) x2−2√3x−√3 và 2x2+2x+√3
Câu 3: Tính gần đúng nghiệm của phương trình (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai):
a) 16x2−8x+1=0
b) 6x2−10x−1=0
c) 5x2+24x+9=0
d) 16x2−10x+1=0
Câu 4: Với giá trị nào của x thì giá trị của hai hàm số bằng nhau:
a) y=13x2 và y=2x−3
b) y=−12x2 và y=x−8?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cho phương trình tham số m: x2−mx+4=0. Với giá trị nào của tham số m thì phương trình trên vô nghiệm:
A. −4<m<4
B. m<4
C. m=4
D. m>4
Câu 2: Cho hàm số ẩn x tham số m x2−(2m+1)x+m2+m−6=0. Giá trị của m để hàm số có nghiệm là:
A. m=5
B. m≥5
C. mϵR
D. m≠5
Câu 3: Không giải phương trình, số nghiệm của phương trình x2+4x−2017=0 là:
A. 1 nghiệm
B. 2 nghiệm
C. vô nghiệm
D. vô số nghiệm
Câu 4: Cho phương trình ẩn x tham số m: mx2+2mx+m+2=0. Với giá trị nào của m thì phương trình trên có nghiệm?
A. m>0
B. m<0
C. m≥0
D. m≤0
Câu 5: Cho hàm số ẩn x tham số m x2−2(m+1)x+m2−4m+5=0. Giá trị của m để hàm số vô nghiệm là:
A. m<23
B. m>23
C. m>32
D. m<32
4. Kết luận
Qua bài học này giúp học sinh:
- Thấy được lợi ích của công thức nghiệm thu gọn.
- Xác định được b khi cần thiết và nhớ kĩ công thức
- Nhớ và vận dụng tốt công thức nghiệm thu gọn. Hơn nữa, biết sử dụng triệt để công thức này trong mọi trường hợp có thể để làm cho việc tính toán đơn giản hơn.
Tham khảo thêm
- doc Toán 9 Chương 4 Bài 1: Hàm số y=ax2 (a ≠ 0)
- doc Toán 9 Chương 4 Bài 2: Đồ thị của hàm số y=ax2 (a ≠ 0)
- doc Toán 9 Chương 4 Bài 3: Phương trình bậc hai một ẩn
- doc Toán 9 Chương 4 Bài 4: Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
- doc Toán 9 Chương 4 Bài 6: Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
- doc Toán 9 Chương 4 Bài 7: Phương trình quy về phương trình bậc hai
- doc Toán 9 Chương 4 Bài 8: Giải bài toán bằng cách lập phương trình
- doc Toán 9 Ôn tập chương 4: Phương trình bậc hai một ẩn