Toán 9 Chương 2 Bài 1: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số
Các em học sinh đang tìm kiếm tài liệu tổng hợp kiến thức về các khái niệm về hàm số? Hãy tham khảo ngay bài giảng dưới đây của eLib biên soạn với những lý thuyết về khái niệm hàm số, đồ thị hàm số, hàm số đồng biến và nghịch biến cùng với các dạng toán cơ bản thường gặp. Sau đây mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
Toán 9 Chương 2 Bài 1: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm hàm số
Nếu đại lượng yy phụ thuộc vào đại lượng thay đổi xx sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của yy thì yy được gọi là hàm số của xx
1.2. Đồ thị hàm số
Đồ thị hàm số y=f(x)y=f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;f(x))(x;f(x)) trên mặt phẳng tọa độ
1.3. Hàm số đồng biến, nghịch biến
Cho hàm số y=f(x)y=f(x) xác định với mọi giá trị xx thuộc R. Với x1,x2 bất kì thuộc R
Nếu x1< x2 mà f(x1 ) < f(x2 ) thì hàm số y=f(x) được gọi là hàm đồng biến trên R.
b) Nếu x1< x2 mà f(x1 ) > f(x2 ) thì hàm số y=f(x) được gọi là hàm nghịch biến trên R.
2. Bài tập minh họa
2.1. Bài tập cơ bản
Câu 1: Cho hàm số y=f(x)=x2. Tính f(−2) và f(0)
Hướng dẫn giải
Ta có f(−2)=(−2)2=4, f(0)=02=0
Câu 2: Xác định hàm số f(x) biết rằng f(x+1)=x2−2x+3
Hướng dẫn giải
Đặt x+1=t thì x=t−1. Khi đóf(t)=(t−1)2−2(t−1)+3=t2−4t+6. Vậy f(x)=x2−4x+6
Câu 3: Chứng minh rằng trên tập số thực, hàm số y=f(x)=ax+b(a>0) đồng biến
Hướng dẫn giải
Với x1,x2∈R và x10, suy ra \(ax_1+b
2.2. Bài tập nâng cao
Câu 1: Cho Cho hàm số f(x)=ax5+bx3+cx−5 (a,b,c là hằng số). Cho biết f(−3)=−10. Tính f(3)
Hướng dẫn giải
Ta có f(3)+f(−3)=−10 nên f(3)=0
Câu 2: Chứng minh công thức tính khoảng cách d giữa hai điểm A(x1;y1) và B(x2;y2) là d=√(x2−x1)2+(y2−y1)2
Hướng dẫn giải
Gọi C(x2;y2), ta có khoảng cách giữa 2 điểm x1,x2 trên trục hoành chính là AC nên AC=|x2−x1|, tương tự BC=|y2−y1|
Do tam giác ABC vuông tại C nên AB2=AC2+BC2=(x2−x1)2+(y2−y1)2 hay d=√(x2−x1)2+(y2−y1)2
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1:
a) Cho hàm số y=f(x)=23x.
Tính: f(−2); f(−1); f(0); f(12); f(1); f(2); f(3).
b) Cho hàm số y=g(x)=23x+3.
Tính: g(−2); g(−1); g(0); g(12); g(1); g(2); g(3).
c) Có nhận xét gì về giá trị của hai hàm số đã cho ở trên khi biến x lấy cùng một giá trị ?
Câu 2: Cho hai hàm số y=2x và y=−2x.
a) Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ đồ thị của hai hàm số đã cho.
b) Trong hai hàm số đã cho, hàm số nào đồng biến ? Hàm số nào nghịch biến ? Vì sao ?
Câu 3: Cho hàm số y=f(x)=3x.
Cho x hai giá trị bất kì x1, x2 sao cho x1<x2 .
Hãy chứng minh f(x1)<f(x2) rồi rút ra kết luận hàm số đã cho đồng biến trên R.
Câu 4: Cho hàm số y=−12x+3
a) Tính các giá trị tương ứng của y theo các giá trị của x rồi điền vào bảng sau
b) Hàm số đã cho là hàm số đồng biến hay nghịch biến ? Vì sao ?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cho hàm số y=ax+b (a<0). Hỏi hàm số đã cho đồng biến hay nghịch biến?
A. Nghịch biến
B. Đồng biến
C. Không xác định được
D. Không đồng biến cũng không nghịch biến
Câu 2: Áp dụng công thức tính khoảng cách giữa hai điểm ở bài 2 phần bài tập nâng cao tính độ dài MN biết M(3;−1) và N(−1;−3)
A. √20
B. 20
C. 10
D. 5√2
Câu 3: Xác định hàm số g(x) biết rằng g(x-5)=2x-1
A. 2x-9
B. 2x+9
C. -2x-9
D. -2x+9
Câu 4: Đồ thị hàm số y=√x−3+√3−x có bao nhiêu điểm?
A. Vô số
B. 2 điểm
C. Không có điểm nào
D. 1 điểm
Câu 5: Cho hàm số f(x)=ax4−bx2+x+3 với (a,b là hằng số)
Biết f(2)=16. Tính f(−2)
A. 11
B. 12
C. 13
D. Không tính được
4. Kết luận
Qua bài học này giúp các em học sinh nắm được một số nội dung chính như sau:
- Vẽ được chính xác đồ thị của hàm số.
- Tính được giá trị của hàm số tại điểm bất kì và áp dụng vào giải các bài tập SGK.
Tham khảo thêm
- doc Toán 9 Chương 2 Bài 2: Hàm số bậc nhất
- doc Toán 9 Chương 2 Bài 3: Đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0)
- doc Toán 9 Chương 2 Bài 4: Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau
- doc Toán 9 Chương 2 Bài 5: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0)
- doc Toan 9 Ôn tập chương 2: Hàm số bậc nhất