Toán 9 Chương 4 Bài 3: Phương trình bậc hai một ẩn

Sau đây mời các em học sinh lớp 9 cùng tìm hiểu Phương trình bậc hai một ẩn. Bài giảng dưới đây đã được eLib biên soạn khái quát lý thuyết cần nhớ, đồng thời có các bài tập được tổng hợp đầy đủ các dạng toán liên quan giúp các em dễ dàng nắm được kiến thức trọng tâm của bài.

Toán 9 Chương 4 Bài 3: Phương trình bậc hai một ẩn

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Định nghĩa

Phương trình bậc hai một ẩn là phương trình có dạng:

\(a{x^2} + bx + c=0\)

Trong đó \(x\) là ẩn số; \(a, b, c\) là những số cho trước gọi là các hệ số và \(a ≠ 0\).

1.2. Giải phương trình với hai trường hợp đặc biệt

Xét phương trình bậc hai một ẩn \(a{x^2} + bx + c=0\) với \( a\ne 0\)

* Trường hợp \(c = 0\), phương trình có dạng \(a{x^2} + bx =0\) ⇔ \(x(ax + b) = 0\)

Phương trình có hai nghiệm \({x_1} = 0,{x_2} =  - \displaystyle{b \over a}\).

* Trường hợp \(b = 0\), phương trình có dạng \(a{x^2} + c=0\) \(⇔ {x^2}\) =\(-\dfrac{c}{a}\)

Nếu \(a, c\) cùng dấu \(-\dfrac{c}{a}\) \(< 0\) phương trình vô nghiệm.

Nếu \(a, c\) trái dấu \(-\dfrac{c}{a}\) \(> 0\) phương trình có hai nghiệm \({x_1} = -\sqrt{-\dfrac{c}{a}},{x_2} =  \sqrt{-\dfrac{c}{a}}\).

2.1. Bài tập cơ bản

Câu 1: Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc hai ? Chỉ rõ các hệ số a, b, c của mỗi phương trình ấy:

a) \(x^2 – 4 = 0\)

b) \(x^3+ 4x^2 – 2 = 0\)

c) \(2x^2 + 5x = 5\)

d) \(4x – 5 = 0\)

e) \(-3x^2= 0\)

Hướng dẫn giải

a) \(x^2 – 4 = 0\) đây là phương trình bậc hai có \(a = 1; b = 0; c = - 4\)

b) \(x^3+ 4x^2 – 2 = 0\) đây không là phương trình bậc hai

c) \(2x^2 + 5x = 5\) đây là phương trình bậc hai có \(a = 2; b = 5; c = - 5\)

d) \(4x – 5 = 0\)  đây không là phương trình bậc hai

e) \(-3x^2= 0\) đây là phương trình bậc hai có \(a = -3; b = 0; c = 0\)

Câu 2: Giải phương trình \(2x^2 + 5x = 0\) bằng cách đặt nhân tử chung để đưa nó về phương trình tích.

Hướng dẫn giải

Ta có

\(\eqalign{& 2{x^2} + 5x = 0 \Leftrightarrow x\left( {2x + 5} \right) = 0  \cr &  \Leftrightarrow \left[ \matrix{x = 0 \hfill \cr 2x + 5 = 0 \hfill \cr}  \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{x = 0 \hfill \cr x =\dfrac{-5}{2} \hfill \cr}  \right. \cr} \) 

Vậy phương trình có hai nghiệm

\({x_1} = 0;\,\,{x_2} = \displaystyle {{ - 5} \over 2}\) 

Câu 3: Giải phương trình \(3{x^2} - 2 = 0\)

Hướng dẫn giải

Ta có \(3{x^2} - 2 = 0 \Leftrightarrow 3{x^2} = 2 \Leftrightarrow {x^2} = \dfrac{2}{3} \\\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \sqrt {\dfrac{2}{3}} \\x =  - \sqrt {\dfrac{2}{3}} \end{array} \right. \\\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{{\sqrt 6 }}{3}\\x =  - \dfrac{{\sqrt 6 }}{3}\end{array} \right.\)

Vậy phương trình có hai nghiệm \(x = \dfrac{{\sqrt 6 }}{3};x =  - \dfrac{{\sqrt 6 }}{3}.\) 

2.2. Bài tập nâng cao

Câu 1: Giải phương trình \({x^2} - 4x =  - \dfrac{1}{2}\).

Hướng dẫn giải

Cộng hai vế của phương trình đã cho với \(4\) ta được \({x^2} - 4x + 4 =  - \dfrac{1}{2} + 4\)

\( \Leftrightarrow {\left( {x - 2} \right)^2} = \dfrac{7}{2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 2 = \sqrt {\dfrac{7}{2}} \\x - 2 =  - \sqrt {\dfrac{7}{2}} \end{array} \right. \\\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2 + \dfrac{{\sqrt {14} }}{2}\\x = 2 - \dfrac{{\sqrt {14} }}{2}\end{array} \right.\)

Vậy phương trình có hai nghiệm \(x = 2 + \dfrac{{\sqrt {14} }}{2};x = 2 - \dfrac{{\sqrt {14} }}{2}\)

Câu 2: Giải phương trình \(2{x^2} - 8x =  - 1\).

Hướng dẫn giải

Chia cả hai vế của phương trình \(2{x^2} - 8x =  - 1\) cho \(2\) ta được phương trình

\({x^2} - 4x =  - \dfrac{1}{2}\) \( \Leftrightarrow {x^2} - 4x + 4 =  - \dfrac{1}{2} + 4\)

\( \Leftrightarrow {\left( {x - 2} \right)^2} = \dfrac{7}{2}\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 2 = \sqrt {\dfrac{7}{2}} \\x - 2 =  - \sqrt {\dfrac{7}{2}} \end{array} \right. \\\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2 + \dfrac{{\sqrt {14} }}{2}\\x = 2 - \dfrac{{\sqrt {14} }}{2}\end{array} \right.\)

Vậy phương trình có hai nghiệm \(x = 2 + \dfrac{{\sqrt {14} }}{2};x = 2 - \dfrac{{\sqrt {14} }}{2}\)

3. Luyện tập 

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Giải các phương trình

a) \(7{x^2} - 5x = 0\)

b) \( - \sqrt 2 {x^2} + 6x = 0\)

c) \(3,4{x^2} + 8,2x = 0\)

Câu 2: Giải các phương trình:

a) \(5{x^2} - 20 = 0\)

b) \( - 3{x^2} + 15 = 0\)

c) \(1,2{x^2} - 0,192 = 0\)

d) \(1172,5{x^2} + 42,18 = 0\)

Câu 3: Giải các phương trình:

a) \({\left( {x - 3} \right)^2} = 4\)

b) \({\left( {{1 \over 2} - x} \right)^2} - 3 = 0\)

c) \({\left( {2x - \sqrt 2 } \right)^2} - 8 = 0\)

Câu 4: Giải các phương trình sau bằng cách biến đổi chúng thành những phương trình với vế trái là một bình phương còn vế phải là một hằng số:

a) \({x^2} - 6x + 5 = 0\)

b) \({x^2} - 3x - 7 = 0\)

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc hai:

A. \(x^2+4x-7=x^2+8x-10\)

B. \(x^3+8x=0\)

C. \(x^2-4=0\)

D. \(5x-1=0\)

Câu 2: Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt{x^2+8x+25}\leq 3\) là:

A. \(x>-4\)

B. \(x<-4\)

C. \(x\geq -4\)

D. \(x=-4\)

Câu 3: Hệ số c của phương trình \(x^2+7x+9=9\) là:

​A. 9

B. -9

C. 0

D. 18

Câu 4: Số nghiệm của phương trình \(x^2=20x-10^2\)là:

A. 1 nghiệm

B. 2 nghiệm

C. vô số nghiệm

D. vô nghiệm

Câu 5: Tập nghiệm của phương trình \(x^2+10x+26< 1\) là:

A. \(x\geq -5\)

B. \(x\leq -5\)

C. \(x=-5\)

D. Vô nghiệm

4. Kết luận

Qua bài học này giúp học sinh:

  • Nắm được định nghĩa phương trình bậc hai một ẩn dạng tổng quát, dạng đặc biệt khi b= 0 hoặc c = 0 hoặc cả b và c bằng 0
  • Biết cách giải các phương trình ở dạng đặc biệt. Biết biến đổi phương trình dạng tổng quát về dạng đặc biệt để giải
Ngày:04/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM