Toán 9 Chương 1 Bài 9: Căn bậc ba
Để giúp các em học sinh lớp 9 học hiệu quả môn Toán, đội ngũ eLib đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài Căn bậc ba. Tài liệu gồm kiến thức cần nhớ và các dạng Toán về Căn bậc ba, giúp các em học tập và củng cố thật tốt kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm căn bậc ba
- Định nghĩa: Căn bậc ba của một số a là số x sao cho \(x^3=a\)
Ví dụ: Căn bậc ba của 8 bằng 2 vì \(2^3=8\).
- Nhận xét: Mỗi số a bất kì đều có duy nhất một căn bậc ba.
- Lưu ý: Từ định nghĩa căn bậc ba, ta có \((\sqrt[3]{a})^3=\sqrt[3]{a^3}=a\)
1.2. Tính chất
Cũng có phần tương tự như căn bậc hai, chúng ta có các tính chất sau:
- \(a < b \Leftrightarrow \sqrt[3]{a} < \sqrt[3]{b}\)
- \(\sqrt[3]{ab}=\sqrt[3]{a}.\sqrt[3]{b}\)
- Với \(b\neq 0\), ta có \(\sqrt[3]{\frac{a}{b}}=\frac{\sqrt[3]{a}}{\sqrt[3]{b}}\)
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Tính giá trị biểu thức chứa căn bậc ba
Câu 1. Tính các giá trị sau: \(\sqrt[3]{64}\); \(\sqrt[3]{-125}\); \(\sqrt[3]{729}\)
Hướng dẫn giải
\( \sqrt[3]{64}=\sqrt[3]{4^3}=4\)
\(\sqrt[3]{-125}=\sqrt[3]{(-5)^3}=-5\)
\(\sqrt[3]{729}=\sqrt[3]{9^3}=9\)
Câu 2. Rút gọn các biểu thức sau:
\(\sqrt[3]{27}-\sqrt[3]{-8}-\sqrt[3]{125}\)
\(\sqrt{64}-\sqrt[3]{-8}-\sqrt[3]{729}\)
Hướng dẫn giải
\(\sqrt[3]{27}-\sqrt[3]{-8}-\sqrt[3]{125}\)
\(=3+2-5=0\)
\(\sqrt{64}-\sqrt[3]{-8}-\sqrt[3]{729}\)
\(=8+2-9=1\)
Câu 3. Tính giá trị biểu thức: \(\frac{\sqrt[3]{135}}{\sqrt[3]{5}}-\sqrt[3]{54}.\sqrt[3]{4}\)
Hướng dẫn giải
\(\frac{\sqrt[3]{135}}{\sqrt[3]{5}}-\sqrt[3]{54}.\sqrt[3]{4}\)
\(=\sqrt[3]{\frac{135}{5}}-\sqrt[3]{54.4}\)
\(=\sqrt[3]{27}-\sqrt[3]{216}\)
\(=3-6=-3\)
2.2. Dạng 2: So sánh các biểu thức chứa căn bậc ba
Câu 1. So sánh hai số sau: \(2.\sqrt[3]{3}\) và \(\sqrt[3]{25}\)
Hướng dẫn giải
Ta có \(2.\sqrt[3]{3}=\sqrt[3]{2^3.3}\sqrt[3]{24}<\sqrt[3]{25}\)
Vậy \(2.\sqrt[3]{3}<\sqrt[3]{25}\)
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1. Tính các giá trị sau: \(\sqrt[3]{125}\) ; \(\sqrt[3]{-216}\) ; \(\sqrt[3]{1331}\)
Câu 2. Rút gọn các biểu thức sau:
a) \(\sqrt[3]{64}-\sqrt[3]{-27}-\sqrt[3]{216}\)
b) \(\sqrt{123}-\sqrt[3]{-27}-\sqrt[3]{1000}\)
Câu 3. Tính giá trị biểu thức: \(\frac{\sqrt[3]{189}}{\sqrt[3]{7}}-\sqrt[3]{72}.\sqrt[3]{24}\)
Câu 4. Tính giá trị biểu thức \((\sqrt[3]{9}+\sqrt[3]{21}-\sqrt[3]{49})(\sqrt[3]{3}-\sqrt[3]{7})\)
Câu 5. So sánh hai số sau: \(3.\sqrt[3]{5}\) và \(\sqrt[3]{136}\)
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Giá trị của biểu thức \(\sqrt[3]{8}-\sqrt[3]{-216}+\sqrt[3]{512}\) là:
A. 14
B. 16
C. 18
D. 12
Câu 2. Sau khi trục căn thức ở mẫu của biểu thức \(\frac{3}{\sqrt[3]{4}+1}\) là:
A. \(\sqrt[3]{16}-\sqrt[3]{4}-1\)
B. \(\sqrt[3]{16}+\sqrt[3]{4}-1\)
C. \(\sqrt[3]{16}+\sqrt[3]{4}+1\)
D. \(\sqrt[3]{16}-\sqrt[3]{4}+1\)
Câu 3. Biểu thức rút gọn của \(\left ( \sqrt[3]{m^2}+\sqrt[3]{mn}+\sqrt[3]{n^2} \right )\left ( \sqrt[3]{m}-\sqrt[3]{n} \right )\) là:
A. \(m+n\)
B. \(n-m\)
C. \(m-n\)
D. \(m.n\)
Câu 4. Giá trị của biểu thức \(\sqrt[3]{20+14\sqrt{2}}+\sqrt[3]{20-14\sqrt{2}}\) là:
A. 4
B. \(4\sqrt{2}\)
C. \(4\sqrt{3}\)
D. \(2\sqrt{3}\)
Câu 5. Nghiệm của phương trình \((2\sqrt[3]{x}+5)(2\sqrt[3]{x}-5)=-21\) là:
A. 1
B. -1
C. \(\pm 1\)
D. 0
4. Kết luận
Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:
- Khái niệm và tính chất của căn bậc ba.
- Làm được các bài tập liên quan.
Tham khảo thêm
- docx Toán 9 Chương 1 Bài 1: Căn bậc hai
- docx Toán 9 Chương 1 Bài 2: Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức căn bậc hai
- docx Toán 9 Chương 1 Bài 3: Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
- docx Toán 9 Chương 1 Bài 4: Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
- docx Toán 9 Chương 1 Bài 5: Bảng căn bậc hai
- docx Toán 9 Chương 1 Bài 6: Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
- docx Toán 9 Chương 1 Bài 7: Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai (tiếp)
- docx Toán 9 Chương 1 Bài 8: Rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
- docx Toán 9 Ôn tập Chương 1: Căn bậc hai, căn bậc ba