Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích Ngữ văn 7

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em nắm được mục đích và phương pháp của phép lập luận giải thích. Từ đó, các em có thể vận dụng những phép lập luận này trong bài văn của mình. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích Ngữ văn 7

1. Mục đích và phương pháp giải thích

- Giải thích làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.

- Giải thích trong văn nghị luận làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ… cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.

- Người ta thường giải thích bằng các cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc theo dõi… vấn đề được giải thích.

- Bài văn giải thích phải có mạch lạc, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu

- Muốn làm được bài văn giải thích phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy lập dàn ý giải thích câu tục ngữ "Tiên học lễ, hậu học văn".

Gợi ý trả lời:

a. Mở bài:

- Trong lĩnh vực học tập nhân dân ta cũng có những nguyên tắc nhất định.

- Hiện nay, ở hầu hết trường học, mỗi ngày bước qua cổng trường là người học sinh nhìn thấy ngày một hàng chữ lớn: “Tiên học lễ, hậu học văn”.

b. Thân bài:

- Giải thích câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn”:

+ Chúng ta có thể hiểu câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” một cách đơn giản nhất là: Học lễ trước, học văn sau.

+ “Lễ” là cách cư xử, trên tinh thần tôn trọng con người, kính trên nhường dưới trong các mối quan hệ xã hội. “Lễ” là tính cách là đạo đức của con người trong xã hội.

+ “Văn” là văn chương, hiểu biết, kiến thức, kĩ năng giúp người ta có học vấn ngày xưa là để đỗ đạt làm quan phò vua giúp nước. Ngày nay, “Văn” là kiến thức văn hóa, khoa học kĩ thuật, kĩ năng cần thiết được giảng dạy trong nhà trường.

- Học lễ trước, học văn sau có ý nghĩa như sau:

+ Đạo đức, hạnh kiểm là yếu tố cần được đặt ra trước để dạy dỗ và rèn luyện.

+ Cái đức của người học sinh là điểu cần yếu nhất không thể thiếu, là cơ bản của con người là nền tảng để tiếp thu kiến thức.

- Vì sao “Tiên học lễ, hậu học văn”?

+ Đạo đức, phẩm chất của người học trò quyết định tinh thần, thái độ học tập và cũng quyết định luôn hiệu quả của việc học tập của mỗi người.

+ Cũng chính yếu tố này quyết định việc sử dụng năng lực của con người vào cuộc sống thường ngày.

+ Có “văn”, không có “lễ”, có “tài không có “đức” thì tác hại đối với xã hội sẽ vô cùng to lớn.

- Thực hiện tinh thần “Tiên học lễ, hậu học văn”, chúng ta cần phải:

+ Đặt việc rèn luyện đạo đức tác phong lên hàng đầu, trên cơ sở đó phát huy học tập nâng cao kiến thức văn hóa, trình độ kĩ thuật và kĩ năng thực hành.

+ Cách nói học lễ trước và học văn sau là quan niệm về học tập của nhân dân ta ngày xưa, nhằm khẳng định một cách mạnh mẽ vai trò và tầm quan trọng của việc học lễ, việc rèn luyện đức hạnh của con người. Ngày nay, chúng ta không tách ra mà tiến hành song song việc rèn luyện đạo đức với việc học tập văn học, sử học và kiến thức khoa học khác. Việc học lễ được lồng vào việc học văn, trong học văn có học lễ để bồi dưỡng con người toàn diện.

c. Kết bài:

- Phải chú ý công việc học tập vì đây là điều kiện giúp ta trở thành người công dân hữu ích cho xã hội mai này.

- Phẩm chất con người bao giờ cũng tồn tại “đức” và “tài”, “lễ” và “văn”, do đó không thể thiếu mặt nào.

Câu 2: Em hãy viết bài văn lập luận giải thích câu tục ngữ "Chị ngã em nâng".

Gợi ý trả lời:

Tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình là một tình cảm vô cùng thiêng liêng và đáng quý của mỗi con người chúng ta cần phải biết trân trọng những tình cảm đó, đúng như truyền thống của dân tộc Việt Nam đã có rất nhiều những câu ca dao tục ngữ nói về vấn đề này như "Anh em như thể chân tay", "Lá lành đùm lá rách", hay câu "Chị ngã em nâng". Chúng ta cùng tìm hiểu về câu tục ngữ "Chị ngã em nâng" để thấy rõ hơn về tình cảm cao quý ấy.

Chị ngã em nâng đây là nói về khi chị ngã em sẽ nâng chị dậy nhưng ý nghĩa sâu xa mà nó thể hiện đó là nói về tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, khi khó khăn và khi gian nan nhất, mỗi người chúng ta đều hiểu được những ý nghĩa to lớn mà nó dành cho mỗi người. Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay nó đã được nhân dân ta đúc kết từ những kinh nghiệm sống quý báu, giá trị đó để lại những niềm tin yêu sâu sắc và giá trị to lớn mạnh mẽ cho mỗi con người, hiểu được điều đó con người sẽ cảm thấy cuộc đời này có nhiều ý nghĩa và giá trị hơn.

Để tồn tại lên một xã hội thì những con người sống trong xã hội ấy phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng, cùng nhau xây dựng, cùng góp sức để xã hội đó tồn tại và phát triển. Trong gia đình mối quan hệ anh em, cha mẹ và con cái những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Nếu ai trong số những người thân trong gia đình gặp khó khăn, mọi người sẽ cùng chung tay gánh vác.

Chị ngã em nâng đây là nói về khi chị ngã em sẽ nâng chị dậy nhưng ý nghĩa sâu xa mà nó thể hiện đó là nói về tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, khi khó khăn và khi gian nan nhất, mỗi người chúng ta đều hiểu được những ý nghĩa to lớn mà nó dành cho mỗi người. Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay nó đã được nhân dân ta đúc kết từ những kinh nghiệm sống quý báu, giá trị đó để lại những niềm tin yêu sâu sắc và giá trị to lớn mạnh mẽ cho mỗi con người, hiểu được điều đó con người sẽ cảm thấy cuộc đời này có nhiều ý nghĩa và giá trị hơn.

Câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm sống quý báu của ông cha ta để lại, nhân dân ta lưu truyền, gìn giữ và phát huy cho tới ngày hôm nay, giá trị của nó vẫn còn nguyên và vẫn luôn mạnh mẽ, to lớn. Truyền thống ấy nhắc nhở mỗi con người chúng ta nên biết coi trọng tình cảm giữa những người thân trong gia đình, đặc biệt là tình chị em, anh em, nó chính là mạch máu nuôi dưỡng những giá trị và ý nghĩa của cuộc sống này. Là anh em, chị em trong nhà phải luôn đoàn kết với nhau, yêu thương đùm bọc và che chở cho nhau, đừng chỉ vì những ích kỷ của bản thân mà quên đi nhiệm vụ của mình. Dù cho trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng phải nhớ về truyền thống quý báu của dân tộc, có như vậy cuộc đời của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa, không chỉ cho chúng ta mà cho cả xã hội.

Vì vậy trong mọi hoàn cảnh nào chúng ta cũng cần phải nhớ về truyền thống của dân tộc để tạo nên niềm tin vào cuộc sống. Từ đó để hình thành nhân cách tốt đẹp tạo nên những giá trị cao quý đáng trân trọng. Con người chúng ta cần phải biết yêu thương trân trọng những tình cảm mình đang có biết giữ gìn cải thiện những mối quan hệ không chỉ trong gia đình mà còn trong xã hội trong cộng đồng. Qua câu tục ngữ ta đã hiểu rõ hơn về giá trị đích thực của tình cảm gia đình anh chị em mỗi chúng ta cần phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau để vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Giống như ông cha ta đã từng khuyên bảo: “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. Cần phải trân trọng và giữ gìn tình cảm giữa anh em trong gia đình để hình thành những mối quan hệ tốt nhất từ xã hội ngày càng đi lên.

(Sưu tầm)

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.

- Nhận diện và phân tích các đề bài nghị luận giải thích so sánh với các đề nghị luận chứng minh.

- Bồi dưỡng sự yêu thích bộ môn, ý thức ham tìm tòi, học hỏi.

Ngày:21/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM