Bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh bạch cầu (hay còn gọi là bệnh ung thư máu) là tình trạng các tế bào bạch cầu tăng đột biến gây ảnh hưởng đến các tế bào xung quanh. Bệnh bạch cầu dòng tủy chỉ sự phát tri bạch cầu phân chia nhanh hơn của các tế bào máu, chẳng hạn như hồng cầu và bạch cầu, trong tủy xương. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!

Bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho là bệnh gì?

Bệnh bạch cầu (hay còn gọi là bệnh ung thư máu) là tình trạng các tế bào bạch cầu tăng đột biến gây ảnh hưởng đến các tế bào xung quanh. Bệnh bạch cầu dòng tủy chỉ sự phát tri bạch cầu phân chia nhanh hơn của các tế bào máu, chẳng hạn như hồng cầu và bạch cầu, trong tủy xương.

Tủy xương là mô xốp ở trung tâm của xương. Các tế bào máu hình thành và phát triển trong tủy và sau đó di chuyển vào trong máu. Bạch cầu có nhiệm vụ giúp cơ thể chống lại ngoại vật xâm nhập (đề kháng).

Bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu là một loại bệnh ung thư bắt đầu từ các tế bào tạo máu trong tủy. Khi những tế bào tạo máu này phát triển nhanh quá mức chúng sẽ trở thành tế bào ung thư. Các tế bào ung thư sẽ không tự chết đi mà sẽ đi từ tủy ra mạch máu, làm tăng lượng bạch cầu trong máu nên còn được gọi là bệnh bạch cầu. Khi các tế bào ung thư này đến các bộ phận khác trong cơ thể, chúng sẽ làm các bộ phận này hoạt động bất bình thường.

Phân loại

Bệnh bạch cầu được phân chia tùy theo loại tế bào máu và mức độ phát triển của tế bào ung thư.

Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tủy; Bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy; Bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho; Bệnh bạch cầu cấp tính dòng lympho.

Ở ung thư mãn tính, các tế bào bị ung thư là tế bào đã trưởng thành, dù tế bào gần như bình thường nhưng thực tế chúng vẫn mang bệnh. Tế bào bạch cầu ung thư không có khả năng phòng chống lại bệnh. Những tế bào này không chết đi mà sẽ tích tụ trong cơ thể, lấn áp tế bào khỏe mạnh. Bệnh thường phát triển chậm hơn so với các loại ung thư máu cấp tính nhưng lại khó chữa hơn.

Bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho nghĩa là các tế bào bị ung thư bao gồm nhiều loại tế bào máu: hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu (trừ một loại bạch cầu gọi là lympho).

Những ai thường mắc phải bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho?

Bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho là loại phổ biến nhất của bệnh bạch cầu. Bệnh nhân thường lớn hơn 60 tuổi. Bệnh thường xảy ra ờ nữ giới nhiều hơn nam giới.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho là gì?

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho là luôn thấy không khỏe và cực kỳ mệt mỏi do hệ miễn dịch giảm xuống. Lượng hồng cầu hoặc tiểu cầu khỏe mạnh thấp gây suy nhược do thiếu máu. Bạn cũng có thể bị chảy máu cam, bầm tím, các bệnh xuất huyết khác.

Dấu hiệu ban đầu thường là hạch bạch huyết sưng to hoặc mắc bệnh truyền nhiễm tái phát liên tục do hệ miễn dịch bị suy yếu.  Các triệu chứng khác trong giai đoạn bệnh tiến triển nặng hơn là khó thở, sụt cân, khó chịu ở bụng, đau khớp và sưng đi kèm sốt cao.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đi khám bác sĩ nếu gặp một trong những triệu chứng kể trên. Trong trường hợp bị sốt, đau bụng ở vùng trên bên trái do kích thước lá lách huyết to lên, hoặc chảy máu (từ nướu răng), bạn nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho là gì?

Nguyên nhân của bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho vẫn chưa được tìm ra. Bệnh này không truyền nhiễm nhưng có thể di truyền. Ngoài ra, một phần ba số người mắc bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho có dư nhiễm sắc thể 13 (sản xuất trisomy 13).

4. Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho?

Những người thường tiếp xúc với thuốc trừ sâu và những người làm việc với cao su hoặc amiăng có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cao hơn.

Ngoài ra, nếu bạn có người thân bị bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho, bạn cũng có nguy cơ cao hơn bị bệnh này so với người khác.

5. Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho?

Nếu không xuất hiện triệu chứng hoặc trong giai đoạn đầu của bệnh, bạn có thể không cần điều trị nhưng bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe bạn cẩn thận.

Nếu bạn đã có triệu chứng của bệnh bạch cầu, bạn sẽ thực hiện hóa trị. Tuy nhiên, hóa trị có thể gây ra tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, loét miệng, sức khỏe kém, chảy máu, nguy cơ nhiễm trùng cao, và các bệnh ung thư khác. Liệu pháp xạ trị ở lá lách và mô bạch huyết có thể giúp kiểm soát một số triệu chứng của ung thư.

Nếu bạn còn trẻ và đạt các tiêu chuẩn cấy ghép tủy xương, bác sĩ sẽ đề nghị cấy ghép tủy cho bạn. Việc cấy ghép sẽ thay thế tủy xương bệnh bằng tủy khỏe mạnh. Tuy nhiên, phương pháp này thường không được thực hiện để trị bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho do hầu hết bệnh nhân đều là người cao tuổi.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho?

Bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho thường được phát hiện qua xét nghiệm máu. Nếu bạn có quá nhiều tế bào bạch cầu, sưng hạch hoặc lá lách to (lá lách tạo ra và lưu trữ tế bào máu), bác sĩ sẽ nghi ngờ bạn bị bệnh bạch cầu. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện nhiều xét nghiệm máu, sinh thiết tủy, chụp X-quang ngực, và chụp cắt lớp để xác định các giai đoạn của bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho?

Bạn có thể kiểm soát tốt bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho nếu bạn lưu ý vài điều sau:

Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ; Tích cực hoạt động như tập thể dục nhẹ, mát-xa hay tập yoga để giảm mệt mỏi do thiếu máu gây ra; Thường xuyên khám và xét nghiệm định kỳ để theo dõi biến chứng và tiến triển của bệnh; Tránh bị ngoại thương gây chảy máu; Tránh dùng sản phẩm từ sữa, trái cây tươi và rau quả sau khi hóa trị; Không sử dụng aspirin hay các sản phẩm có chứa aspirin mà không có sự cho phép của bác sĩ; Ăn thức ăn nấu chín; Tiêm vắc xin để phòng bệnh truyền nhiễm do đề kháng yếu.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Ung thư máu – Bạch cầu mãn tính dòng lympho, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:05/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM