Bệnh u lympho tế bào T - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

U lympho tế bào T là một dạng của ung thư hạch không Hodgkin, việc điều trị phụ thuộc vào loại và mức độ tiến triển của bệnh khi chẩn đoán. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!

Bệnh u lympho tế bào T - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

U lympho là ung thư bắt đầu trong các tế bào lympho, một loại tế bào máu trắng của hệ miễn dịch. U lympho là loại ung thư máu phổ biến nhất. Bệnh bao gồm cả ung thư hạch Hodgkin và u lympho không Hodgkin, tùy thuộc vào loại tế bào lympho cụ thể liên quan.

Ung thư hạch không Hodgkin có thể được chia thành hai nhóm: u lympho tế bào B và u lympho tế bào T. U lympho tế bào T có nhiều dạng. Điều trị và triển vọng chung phụ thuộc vào loại và mức độ tiến triển của bệnh khi chẩn đoán.

Một loại u lympho tế bào T là u lympho tế bào T ở da. U lympho tế bào T ở da chủ yếu ảnh hưởng đến da, nhưng cũng có thể liên quan đến các hạch bạch huyết, máu và các cơ quan nội tạng.

Hai loại chính của u lympho tế bào T ở da là:

Mycosis fungoides. Loại này gây ra các tổn thương có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với các tình trạng da khác như viêm da, chàm hoặc bệnh vẩy nến. Hội chứng Sézary. Đây là một dạng tiến triển của Mycosis fungoides ảnh hưởng đến máu. Nó có thể lây lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan nội tạng.

Các u lympho tế bào T khác là:

U hạch lympho không điển hình, có xu hướng khá “hung hãn”. U lympho tế bào lớn tự ghép (ALCL). Bao gồm ba loại phụ, có thể ảnh hưởng đến da, các hạch bạch huyết và các cơ quan khác. U lympho tiền nguyên bào lympho T/bệnh bạch cầu. Có thể bắt đầu ở tuyến ức và phát triển ở vùng giữa phổi. U lympho tế bào T ngoại biên – không xác định. Một nhóm các bệnh không phù hợp với các nhóm phụ khác.

Các dạng hiếm gặp bao gồm:

U dòng lympho tế bào T người lớn/u lympho U lympho tế bào tiêu diệt tự nhiên ngoại hạch/U lympho tế bào T, loại ở mũi U lympho tế bào T đường ruột liên quan đến bệnh đường ruột (EATL) Bệnh u lympho dòng nguyên bào lympho

U lympho tế bào T có nguy hiểm không?

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, dưới 15% tất cả các u lympho không Hodgkin là u lympho tế bào T. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Bạn có thể không có bất kỳ dấu hiệu của bệnh trong giai đoạn đầu. Các triệu chứng khác nhau tùy theo loại u lympho tế bào T cụ thể.

Các dấu hiệu và triệu chứng của loại mycosis fungoides bao gồm:

Các mảng da phẳng, có vảy Các mảng da dày, nổi lên bề mặt Các khối u có thể hoặc không phát triển thành vết loét Ngứa

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Sézary là:

Phát ban đỏ, ngứa bao phủ phần lớn cơ thể và có thể cả mí mắt Những thay đổi đối với móng tay và tóc Các hạch bạch huyết sưng to Phù nề hoặc sưng

Không phải tất cả các dạng u lympho tế bào T đều gây ra các triệu chứng trên da. Các loại khác có thể gây ra:

Chảy máu hoặc bầm tím dễ dàng Nhiễm trùng tái phát Sốt hoặc ớn lạnh không rõ nguyên nhân Mệt mỏi Đau bụng dai dẳng ở phía bên trái do lách sưng to Bụng đầy chướng Đi tiểu thường xuyên Táo bón

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác gây u lympho tế bào T vẫn chưa được biết.

4. Nguy cơ mắc phải

Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc u lympho tế bào T như:

Tuổi: hầu hết các u lympho xảy ra ở những người từ 60 tuổi trở lên, nhưng một số loại có nhiều khả năng ảnh hưởng đến trẻ em và thanh niên. Giới tính: một số loại bệnh có khả năng xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn, những loại khác có nhiều khả năng ảnh hưởng ở nam giới hơn. Chủng tộc và địa điểm: Bệnh phổ biến hơn ở các nước phát triển. Hóa chất và bức xạ: bức xạ hạt nhân và một số hóa chất được sử dụng trong nông nghiệp có liên quan đến u lympho không Hodgkin. Suy giảm miễn dịch: người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ cao hơn mắc bệnh. Điều này có thể là do nhiễm HIV/AIDS, các thuốc được kê toa sau cấy ghép nội tạng. Bệnh tự miễn dịch: hệ miễn dịch tấn công vào các tế bào của cơ thể, ví dụ như viêm khớp dạng thấp và bệnh celiac. Nhiễm trùng: một số bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn biến đổi các tế bào lympho làm tăng nguy cơ mắc bệnh, như virus Epstein-Barr (EBV) gây ra bệnh sốt các tuyến. Cấy ghép vú: có thể gây ra tình trạng u lympho tế bào lớn tự ghép trong mô vú. Trọng lượng cơ thể và chế độ ăn uống: béo phì liên quan đến sự phát triển của ung thư hạch, mặc dù cần nghiên cứu thêm để xác nhận sự liên kết.

5. Chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u lympho tế bào T?

Không có xét nghiệm thường quy nào để tầm soát ung thư hạch. Nếu bạn có triệu chứng nhiễm virus dai dẳng, bạn nên đi khám bác sĩ.

Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh án của cá nhân và gia đình cũng như cố gắng loại trừ các tình trạng khác.

Bác sĩ cũng tiến hành khám sức khỏe, bao gồm kiểm tra bụng, cằm, cổ, háng và nách, nơi có thể xảy ra sưng. Họ sẽ tìm ra các dấu hiệu nhiễm trùng gần hạch bạch huyết, vì điều này có thể giải thích cho hầu hết các trường hợp bị sưng.

Các xét nghiệm để chẩn đoán u lympho tế bào T gồm:

Xét nghiệm máu và sinh thiết có thể phát hiện sự hiện diện của u lympho và phân biệt chúng. Sinh thiết và các xét nghiệm khác có thể xác nhận giai đoạn ung thư, để xác định xem ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể hay không. Các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc MRI, chụp X-quang ngực, bụng và xương chậu, siêu âm hoặc chụp PET. Chọc dịch não tủy bằng một kim dài và mỏng vào nơi được gây tê tại chỗ để loại trừ và kiểm tra dịch tủy sống.

Giai đoạn của bệnh ung thư phụ thuộc vào loại, tốc độ tăng trưởng và đặc điểm tế bào. Trong giai đoạn 0 hoặc 1, ung thư bị giới hạn ở một khu vực nhỏ. Ở giai đoạn 4, nó đã lan đến các cơ quan xa hơn.

U lympho cũng có thể được mô tả là không ổn định, giới hạn ở một nơi hoặc hung hăng, lan rộng đến các bộ phận khác của cơ thể.

Những phương pháp nào dùng để điều trị u lympho tế bào T?

Kế hoạch điều trị sẽ tùy thuộc vào loại u lympho tế bào T và mức độ tiến triển của nó. Đôi khi, nhiều liệu pháp được kết hợp trong điều trị.

Mycosis fungoides và hội chứng Sézary có thể liên quan đến điều trị trực tiếp trên da cũng như điều trị toàn thân.

Các phương pháp điều trị da

Một số thuốc mỡ, kem và gel có thể bôi trực tiếp lên da để kiểm soát các triệu chứng và thậm chí tiêu diệt các tế bào ung thư. Một số phương pháp điều trị tại chỗ là:

Retinoid (thuốc có nguồn gốc từ vitamin A). Tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc là ngứa, kích thích và nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Retinoid không nên được sử dụng trong khi mang thai. Corticosteroid. Sử dụng lâu dài các thuốc corticosteroid tại chỗ có thể dẫn đến teo da. Hóa trị tại chỗ. Các phản ứng phụ có thể bao gồm đỏ và sưng. Phương pháp này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư khác. Tuy nhiên, hóa trị tại chỗ có xu hướng gây ít tác dụng phụ hơn so với hóa trị liệu bằng đường uống hoặc tĩnh mạch.

Các phương pháp điều trị toàn thân

Các loại thuốc trị u lympho tế bào T bao gồm thuốc viên, thuốc tiêm và thuốc tiêm tĩnh mạch. Các liệu pháp nhắm mục tiêu và các loại thuốc hóa trị thường được kết hợp để cho hiệu quả tối đa. Phương pháp điều trị toàn thân có thể bao gồm:

Kết hợp hóa trị gọi là CHOP, bao gồm cyclophosphamide, hydroxydoxorubicin, vincristine và prednisone Các thuốc hóa trị mới như pralatrexate (Folotyn) Các loại thuốc nhắm mục tiêu như bortezomib (Velcade), belinostat (Beleodaq) hoặc romidepsin (Istodax) Các loại thuốc điều trị miễn dịch như alemtuzumab (Campath) và denileukin diftitox (Ontak)

Trong những trường hợp tiến triển, bạn có thể cần duy trì hóa trị đến 2 năm.

Các tác dụng phụ của hóa trị có thể bao gồm:

Rụng tóc Buồn nôn và nôn Táo bón hoặc tiêu chảy Thiếu máu, thiếu hồng cầu, dẫn đến mệt mỏi, suy nhược và khó thở Giảm bạch cầu trung tính, thiếu bạch cầu, có thể làm bạn dễ bị nhiễm trùng Giảm tiểu cầu, thiếu tiểu cầu trong máu, làm cho máu khó đông.

Quang trị liệu

Ánh sáng UVA và UVB có thể tiêu diệt tế bào ung thư trên da. Liệu pháp ánh sáng thường được sử dụng nhiều lần trong tuần bằng các loại đèn đặc biệt. Điều trị bằng ánh sáng UVA được kết hợp với các loại thuốc psoralens. Ánh sáng UVA kích hoạt psoralens để tiêu diệt tế bào ung thư.

Tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, tăng nhạy cảm da và mắt. Ánh sáng tia cực tím có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh ung thư khác sau này trong cuộc sống.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng các hạt phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các chùm tia được chiếu vào da bị ảnh hưởng nên không gây tác động đến các cơ quan nội tạng. Bức xạ có thể gây kích ứng da tạm thời và mệt mỏi.

Quang lọc máu ngoài cơ thể

Phương pháp này được sử dụng để điều trị mycosis fungoides hoặc hội chứng Sézary. Trong hai ngày làm thủ thuật, máu được đưa ra ngoài và điều trị bằng ánh sáng tia cực tím và các loại thuốc kích hoạt khi tiếp xúc với ánh sáng, giết chết các tế bào ung thư. Sau khi máu được điều trị, nó sẽ được đưa trở lại cơ thể.

Tác dụng phụ của phương pháp này rất hiếm. Tuy nhiên, các tác dụng phụ có thể bao gồm sốt nhẹ tạm thời, buồn nôn, chóng mặt và đỏ da.

Ghép tế bào gốc

Ghép tế bào gốc là khi tủy xương bệnh được thay thế bằng tủy từ một người hiến tặng khỏe mạnh. Trước khi phẫu thuật, bạn cần dùng hóa trị để ức chế tủy xương ung thư.

Các biến chứng có thể bao gồm thất bại ghép, tổn thương cơ quan và ung thư.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh U lympho tế bào T, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:09/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM