Hội chứng thuyên tắc mỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng thuyên tắc mỡ có thể xuất hiện ở 3-4% những người bị gãy xương dài và tới 15% những người có nhiều chấn thương ở xương dài. Vậy triệu chứng và nguyên nhân của bệnh lý này là gì? Làm thế nào để điều trị và chẩn đoán bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Hội chứng thuyên tắc mỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Hội chứng thuyên tắc mỡ là gì?

Thuyên tắc mỡ là một phần mỡ còn lưu lại trong mạch máu và gây ra tắc nghẽn lưu lượng máu. Thuyên tắc mỡ thường xảy ra sau các chấn thương gãy xương dài ở phần thân dưới, đặc biệt là xương đùi (xương đùi), xương chày (xương ống chân) và xương chậu.

Mặc dù thuyên tắc mỡ nhẹ là tình trạng phổ biến và thường tự khỏi, nhưng chúng có thể dẫn đến hội chứng thuyên tắc mỡ (FES). Hội chứng này có thể gây viêm, rối loạn chức năng nhiều cơ quan và thay đổi thần kinh. Điều này có thể đe dọa đến tính mạng.

Theo nghiên cứu, hội chứng thuyên tắc mỡ có thể xuất hiện ở 3-4% những người bị gãy xương dài và tới 15% những người có nhiều chấn thương ở xương dài.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng thuyên tắc mỡ là gì?

Các dấu hiệu của hội chứng thường xuất hiện từ 12 – 72 giờ sau chấn thương. Các triệu chứng thường sẽ xuất hiện khắp cơ thể, bao gồm:

  • Thở nhanh;
  • Thở nông;
  • Nhầm lẫn;
  • Hôn mê;
  • Ngủ lịm ;
  • Ban xuất huyết thường có ở ngực, đầu và cổ, do chảy máu dưới da gây ra ;
  • Sốt ;
  • Thiếu máu.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây hội chứng thuyên tắc mỡ là gì?

Các chuyên gia không biết nguyên nhân chính xác gây thuyên tắc mỡ, nhưng họ phòng đoán rằng nguyên nhân gây ra có thể dựa vào cơ chế gây tắc nghẽn. Theo cơ chế này, khi các xương lớn gãy, mỡ từ tủy xương sẽ thấm vào máu.

Cách chất béo này sẽ tích tụ thành khối và gây cản trở lưu lượng máu, thường là trong phổi. Những thuyên tắc này cũng tạo ra tình trạng viêm lan rộng.

Thực tế, các xương nhỏ hơn cũng có thể xảy ra cơ chế này, nhưng các xương lớn thường sẽ có nhiều mỡ hơn, khiến hội chứng dễ xảy ra hơn.

Trong một số trường hợp hiếm, thuyên tắc mỡ có thể là do chấn thương ở những nơi khác trong cơ thể, phẫu thuật thay thế khớp hoặc hút mỡ. Hội chứng này cũng có thể xảy ra khi mô mềm bị tổn thương do bỏng.

Một giả thuyết khác mà chuyên gia đưa ra về nguyên nhân gây thuyên tắc mỡ là do hóa chất. Họ cho rằng cơ thể phản ứng với thuyên tắc mỡ bằng cách tiết ra các chất hóa học giúp hình thành axit béo tự do, glycerol và các chất khác. Đây là những chất làm tổn thương các tế bào và cơ quan trong cơ thể.

Mặc dù chưa rõ nguyên nhân, nhưng các nhà khoa học đã xác định các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thuyên tắc mỡ:

  • Nam giới ;
  • Độ tuổi từ 20 – 30;
  • Bị gãy xương kín;
  • Bị gãy nhiều xương, đặc biệt ở chi dưới và xương chậu.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán hội chứng thuyên tắc mỡ?

Không có xét nghiệm nào có thể chẩn đoán chắc chắn hội chứng thuyên tắc mỡ. Mặc dù có bệnh, nhưng các xét nghiệm hình ảnh có thể trông bình thường. Do đó, các bác sĩ thường dựa vào khám sức khỏe, tiền sử bệnh và các dấu hiệu Gurd, gồm:

  • Phát ban xuất huyết;
  • Suy hô hấp ;
  • Chấn động tinh thần ;
  • Mỡ trong máu ;
  • Sốt ;
  • Vàng da;
  • Thiếu máu ;
  • Tim đập nhanh;
  • Rối loạn chức năng thận.

Những phương pháp nào giúp điều trị hội chứng thuyên tắc mỡ?

Điều trị hội chứng thuyên tắc mỡ thường xoay quanh việc chăm sóc hỗ trợ. Bạn sẽ được đưa vào bệnh viện, rất có thể là ở đơn vị chăm sóc đặc biệt. Nhân viên y tế sẽ theo dõi mức oxy của bạn và có thể cho thở oxy nếu cần.

Bạn cũng có thể được truyền dịch và dùng thuốc làm tăng thể tích máu. Điều này giúp loại bỏ các axit béo tự do gây hại ra khỏi cơ thể.

Bác sĩ có thể kê toa thuốc steroid heparin làm loãng máu, nhưng những loại thuốc này chưa được chứng minh là có hiệu quả cao. Việc sử dụng thuốc phải được theo dõi cẩn thận.

Hội chứng thuyên tắc mỡ có thể là một tình trạng nguy hiểm. Khoảng 10-20% người mắc bệnh sẽ không hồi phục.

Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, hầu hết người bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn mà không để lại biến chứng.

5. Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa hội chứng thuyên tắc mỡ?

Để ngăn chặn hội chứng thuyên tắc mỡ, điều quan trọng là bạn cần tránh để bị gãy xương. Bạn hãy loại bỏ những đồ vật trong nhà có thể khiến bạn té ngã, luyện tập giữ thăng bằng (yoga).

Nếu nghĩ rằng bạn bị gãy một xương dài trong cơ thể, hãy hạn chế cử động. Bạn càng bất động, nguy cơ mắc hội chứng thuyên tắc mỡ càng giảm.

Nếu bạn cần phải phẫu thuật để cố định xương gãy, thì thực hiện càng sớm càng tốt. Phẫu thuật bắt đầu trong vòng 24 giờ sau khi gãy xương sẽ làm giảm nguy cơ mắc hội chứng

Nếu bạn bị gãy xương dài hoặc phải phẫu thuật chỉnh hình, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng steroid phòng bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy chúng có hiệu quả trong việc ngăn chặn thuyên tắc mỡ.

Trên đây là một số thông tin về hội chứng thuyên tắc mỡ, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:18/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM