Bệnh viêm mạch bạch huyết - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Mạch bạch huyết là một trong những thành phần chính của hệ thống miễn dịch, giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Viêm mạch bạch huyết gây ra nhiều triệu chứng điển hình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để kịp thời đưa người bệnh đi điều trị nhé!

Bệnh viêm mạch bạch huyết - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Viêm mạch bạch huyết là bệnh gì?

Viêm mạch bạch huyết là tình trạng viêm nhiễm hệ thống bạch huyết, một phần chính của hệ thống miễn dịch.

Hệ bạch huyết là một mạng lưới gồm các cơ quan, tế bào, ống dẫn và các tuyến. Các tuyến còn được gọi là các hạch và có thể được tìm thấy xuyên suốt khắp cơ thể. Chúng rõ nhất dưới hàm, ở nách và ở háng.

Các cơ quan tạo nên hệ bạch huyết bao gồm:

  •  Amidan – nằm ở vùng cổ họng;
  •  Lá lách – có chức năng thanh lọc máu và nhiều chức năng khác.
  •  Tuyến ức, một cơ quan trên ngực giúp tế bào bạch cầu phát triển.

Các tế bào miễn dịch, được gọi là các lymphocyte, phát triển trong tủy xương, sau đó di chuyển đến các mạch bạch huyết và các cơ quan khác trong hệ thống bạch huyết giúp bảo vệ cơ thể chống lại các loại virus và vi khuẩn. Hệ thống bạch huyết cũng lọc dịch bạch huyết (nơi chứa các tế bào bạch cầu giết chết vi khuẩn).

Dịch bạch huyết di chuyển khắp cơ thể dọc theo các mạch bạch huyết và thu thập các chất béo, vi khuẩn, các chất thải khác từ tế bào và các mô. Hạch bạch huyết sau đó lọc các chất độc hại ra khỏi chất dịch này và sản xuất nhiều tế bào bạch cầu để chống lại sự nhiễm trùng.

Viêm mạch bạch huyết đôi khi được gọi là nhiễm độc máu. Bệnh có thể nhầm lẫn với chứng huyết khối tĩnh mạch, là một cục máu đông trong lòng tĩnh mạch.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm mạch bạch huyết là gì?

Bạn có thể thấy những sọc đỏ trên bề mặt da từ khu vực bị nhiễm bệnh tới tuyến bạch huyết gần nhất. Chúng có thể mờ hoặc rất rõ ràng và rất nhỏ. Những vết này có thể kéo dài từ vết thương hoặc vết cắt. Trong một số trường hợp, chúng có thể kèm mụn nước.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Ớn lạnh;
  • Sưng hạch bạch huyết;
  • Sốt;
  • Tình trạng khó chịu hoặc cảm giác không khỏe;
  • Mất cảm giác ngon miệng;
  • Nhức đầu;
  • Đau cơ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào được liệt kê ở trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến của ​​bác sĩ. Cơ địa mỗi người khác nhau. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất cho bạn.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra viêm mạch bạch huyết?

Viêm mạch bạch huyết nhiễm khuẩn xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào các kênh bạch huyết. Chúng có thể đi xuyên qua vết cắt hay vết thương hoặc phát triển từ một nhiễm trùng hiện có.

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn phổ biến nhất của viêm mạch bạch huyết thường là nhiễm khuẩn liên cầu hoặc nhiễm khuẩn tụ cầu. Cả hai bệnh này đều là nhiễm trùng do vi khuẩn.

Viêm mạch bạch huyết có thể xảy ra nếu bạn đã mắc một nhiễm trùng da và nó đang diễn tiến xấu đi, điều này có nghĩa là vi khuẩn sẽ sớm xâm nhập vào máu. Các biến chứng như nhiễm khuẩn huyết, tình trạng viêm toàn thân có thể đe dọa tính mạng.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải viêm mạch bạch huyết?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm mạch bạch huyết?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm mạch bạch huyết như:

  • Tiểu đường;
  • Suy giảm miễn dịch hoặc mất chức năng miễn dịch;
  • Dùng steroid trong thời gian dài;
  • Thủy đậu.

Vết mèo hay chó cắn cũng có thể gây nhiễm trùng và dẫn đến viêm mạch bạch huyết.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như ung thư (ung thư vú, phổi, dạ dày, tụy, ung thư trực tràng và ung thư tuyến tiền liệt). Viêm mạch bạch huyết cũng xuất hiện ở những người mắc bệnh Crohn.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm mạch bạch huyết?

Để chẩn đoán viêm mạch bạch huyết, bác sĩ sẽ khám tổng quát, chẳng hạn như kiểm tra xem hạch bạch huyết có sưng hay to lên không.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm như sinh thiết để phát hiện nguyên nhân sưng hạch hoặc cấy máu nếu nghi ngờ có nhiễm trùng trong máu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm mạch bạch huyết?

Điều trị viêm mạch bạch huyết phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây nhiễm trùng.

Các lựa chọn điều trị viêm mạch bạch huyết có thể bao gồm:

  • Nghỉ ngơi ;
  • Chườm ấm ;
  • Kê cao vùng nhiễm trùng ;
  • Thuốc kháng viêm không steroid khi đau: Ibuprofen (Motrin®, Nuprin®, NeoProfen®, Advil®) Ketoprofen (Orudis®, Actron®, Oruvail®) Naproxen (Naprosyn®, Aleve®, Aanaprox®) ;
  • Thuốc giảm đau gây ngủ: Để điều trị cơn đau từ vừa đến nặng;
  • Dùng để điều trị trong thời gian ngắn.  Điều trị kháng sinh: Dicloxacillin Cephalexin (Keflex®) Nafcillin Cefuroxime (Zinacef®) Ceftriaxone (Rocephin®) Trimethoprim và sulfamethoxazole (TMP / SMZ, Bactrim®, Septra®) Clindamycin (Cleocin®).

Phẫu thuật đối với viêm mạch bạch huyết

Chọc hút bằng kim:

Loại bỏ chất dịch bị nhiễm trùng từ ổ áp xe bằng kim.

Rạch và dẫn lưu:

Thuốc gây tê tại chỗ được tiêm vào các mô bao quanh ổ áp xe Tạo một vết rạch trên da, để thoát mủ ổ áp xe Da được khử trùng bằng xà phòng kháng khuẩn hoặc rửa với cồn Trong vài trường hợp, một miếng gạc vô trùng hoặc ống dẫn lưu được chèn trong khoang áp xe. Ống hoặc gạc được đặt bên trong khoang thường được lấy ra sau 24–36 giờ.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm mạch bạch huyết?

Mạch bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch trong cơ thể, nên nếu hệ thống này bị tổn thương có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bạn cảm nhận một hạch nào đó trên cơ thể sưng to hay bất thường, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị cần thiết nhất. Ngoài ra, một mạch bạch huyết to cũng rất có thể là diễn tiến của một tiến trình ung thư.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về bệnh viêm mạch bạch huyết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:12/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM