Bệnh tăng natri máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Natri là một chất điện giải (khoáng chất) giúp cơ bắp, tim và hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Nó giúp kiểm soát huyết áp và cân bằng dịch. Tăng natri máu có thể trở gây đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Để biết rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh tăng natri máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu về tăng natri máu

Tăng natri máu (tăng natri huyết) xảy ra khi có sự mất cân bằng natri và nước trong cơ thể, dẫn đến lượng natri (muối) trong máu cao hơn bình thường. Natri là một chất điện giải (khoáng chất) giúp cơ bắp, tim và hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Nó giúp kiểm soát huyết áp và cân bằng dịch. Tăng natri máu có thể trở gây đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.

2. Triệu chứng tăng natri máu

Triệu chứng chính của tăng natri máu là khát nước quá mức. Các triệu chứng khác gồm thờ ơ, mệt mỏi cực độ, thiếu năng lượng, có thể nhầm lẫn.

Các trường hợp tiến triển của bệnh cũng có thể gây co giật hoặc co thắt cơ do natri rất quan trọng đối với các hoạt động của cơ bắp và dây thần kinh. Nếu bạn có mức natri rất cao trong cơ thể, các tình trạng co giật và hôn mê có thể xảy ra.

Các triệu chứng nghiêm trọng là rất hiếm và thường chỉ xuất hiện khi mức natri tăng nhanh và nhiều trong huyết tương.

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:

Con bạn có tiếng kêu the thé, yếu cơ, khó chịu hoặc buồn ngủ bất thường Khô mắt hoặc miệng Buồn nôn và nôn Yếu cơ hoặc co giật Đau đầu, bối rối, khó chịu hoặc bất kỳ thay đổi nào khác trong hành vi Vô cùng buồn ngủ

Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu có câu hỏi hoặc mối quan tâm về tình trạng sức khỏe của bạn.

Bạn hoặc người thân nên gọi cấp cứu ngay nếu có các triệu chứng sau:

Co giật Hôn mê Thở nhanh hơn bình thường

3. Nguyên nhân tăng natri máu

Tăng natri máu có thể xảy ra khi cơ thể mất quá nhiều nước, khiến lượng natri nhiều hơn lượng dịch, ảnh hưởng đến quá trình điều hòa nồng độ natri trong máu.

Ở những người khỏe mạnh, cơn khát và nồng độ nước tiểu được kích hoạt bởi các thụ thể trong não có chức năng nhận ra sự cần thiết phải điều chỉnh dịch hoặc natri. Điều này thường dẫn đến việc tăng lượng nước hoặc thay đổi lượng natri được thải ra ngoài. Do đó, có thể điều chỉnh tình trạng tăng natri máu.

4. Nguy cơ mắc phải tăng natri máu

Người lớn tuổi có nguy cơ mắc tăng natri máu. Khi càng lớn tuổi, bạn có nhiều khả năng bị giảm cảm giác khát. Bạn cũng có thể dễ mắc các bệnh ảnh hưởng đến cân bằng nước hoặc natri.

Một số tình trạng y tế cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng natri máu, bao gồm:

Mất nước Tiêu chảy nặng, chảy nước Nôn Sốt Mê sảng hoặc mất trí nhớ Một số loại thuốc Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt Vùng bỏng lớn trên da Bệnh thận Bệnh đái tháo nhạt

5. Chẩn đoán và điều trị tăng natri máu

Những kỹ thuật y tế nào giúp điều trị tăng natri máu?

Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán tăng natri máu thông qua các xét nghiệm máu. Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể giúp bác sĩ xác định nồng độ natri cao cùng với nồng độ nước tiểu. Cả xét nghiệm máu và nước tiểu đều là xét nghiệm nhanh, xâm lấn tối thiểu và không cần chuẩn bị trước.

Tăng natri máu có xu hướng phát triển do kết quả của các tình trạng sức khỏe cơ bản. Các xét nghiệm khác phụ thuộc vào bệnh sử và các triệu chứng bổ sung.

Những phương pháp nào giúp điều trị tăng natri máu?

Tăng natri máu có thể xảy ra nhanh chóng (trong vòng 24 giờ) hoặc phát triển chậm theo thời gian (từ 24-48 giờ). Tốc độ khởi phát sẽ giúp bác sĩ xác định kế hoạch điều trị.

Tất cả các điều trị dựa trên việc điều chỉnh cân bằng dịch và natri trong cơ thể. Tăng natri máu phát triển nhanh sẽ được điều trị tích cực hơn so với tăng natri máu phát triển chậm.

Đối với những trường hợp nhẹ, bạn có thể điều trị tình trạng này bằng cách uống nhiều nước hơn. Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể sẽ được tiêm truyền dịch qua tĩnh mạch. Bác sĩ cũng sẽ theo dõi bạn để xem nồng độ natri trong cơ thể có được cải thiện hay không, từ đó họ có thể điều chỉnh nồng độ dịch cho phù hợp.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh tăng natri máu, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:11/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM