Bệnh lách to - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Lách to không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một vấn đề. Tuy nhiên, khi lá lách trở nên to hơn, có nghĩa là nó đã hoạt động quá mức. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Phương pháp điều trị và phòng ngừa nào là hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh lách to - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Lách to là bệnh gì?

Lá lách nằm trong lồng ngực phía trên bên trái của ổ bụng và hướng về phía sau lưng. Nó là một cơ quan trong hệ thống bạch huyết và hoạt động như một mạng lưới dẫn lưu bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Các tế bào bạch cầu được sản sinh trong lá lách ăn vi khuẩn, tế bào chết và vật lạ, rồi lọc bỏ chúng ra khỏi máu khi máu chảy qua nó. Lá lách cũng duy trì tế bào hồng cầu và tiểu cầu khỏe mạnh.

Một lá lách bình thường có kích thước tương đương như nắm tay. Bác sĩ thường không cảm thấy nó khi thăm khám lâm sàng. Khi có bệnh lá lách có thể sưng lên và to hơn gấp nhiều lần so với kích cỡ bình thường của nó. Vì lá lách có liên quan đến nhiều chức năng nên nhiều rối loạn trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến lá lách.

Lách to không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một vấn đề. Tuy nhiên, khi lá lách trở nên to hơn, có nghĩa là nó đã hoạt động quá mức. Ví dụ, đôi khi lá lách hoạt động quá tải trong việc loại bỏ và phá huỷ các tế bào máu, điều này được gọi là chứng cường lách. Nó có thể xảy ra vì nhiều lý do, như quá nhiều tiểu cầu hay các rối loạn máu khác.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lách to?

Các triệu chứng phổ biến của lách to là:

  • Không có triệu chứng trong một số trường hợp;
  • Đau hoặc cảm giác đầy ở vùng bụng trên bên trái có thể lan tới vai trái;
  • Cảm thấy no mặc dù không ăn hoặc sau khi ăn chỉ một lượng nhỏ do lách to ép vào dạ dày;
  • Thiếu máu;
  • Mệt mỏi;
  • Nhiễm trùng thường xuyên;
  • Dễ chảy máu

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị đau ở vùng bụng trên bên trái, đặc biệt nếu nó nặng lên hoặc đau hơn khi bạn hít một hơi thật sâu.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh lách to?

Nhiễm trùng

Nhiễm virus, chẳng hạn như mononucleosis Nhiễm ký sinh trùng, như toxoplasmosis Nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng van tim)

Ung thư

Ung thư bạch cầu, một loại ung thư trong đó bạch cầu thay thế các tế bào máu bình thường U lympho, ung thư hạch bạch huyết, chẳng hạn như bệnh Hodgkin

Các nguyên nhân khác của lách to bao gồm:

Các bệnh gây viêm tự miễn như sarcoidosis, lupus và viêm khớp dạng thấp Chấn thương, chẳng hạn như chấn thương trong các môn thể thao đối kháng. Ung thư đã di căn đến lá lách U nang, một túi chất lỏng không chứa tế bào ung thư Một áp xe lớn, một lỗ chứa đầy mủ thường gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn Các bệnh truyền nhiễm như bệnh Gaucher, bệnh tăng tích đạm hoặc các bệnh tăng tích trữ glycogen

Hầu hết mọi người không biết họ có lá lách to vì các triệu chứng không rõ. Mọi người thường phát hiện bệnh khi khám sức khỏe tổng quát. Đây là những triệu chứng phổ biến nhất của lách to:

Không ăn nhiều được. Cảm thấy khó chịu, đầy hoặc đau ở phía trên bên trái của bụng; đau này có thể lan tới vai trái của bạn.

Nếu bạn bị đau nghiêm trọng hoặc đau tăng lên khi hít một hơi thật sâu, hãy khám bác sĩ ngay.

Nếu bạn có lách to, bạn cũng có thể phát triển các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác. Đó là những dấu hiệu liên quan đến bệnh, bao gồm:

  • Mệt mỏi;
  • Giảm cân;
  • Nhiễm trùng thường xuyên;
  • Dễ chảy máu;
  • Vàng da;
  • Thiếu máu.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh lách to?

Lách to khá phổ biến. Bất cứ ai cũng có thể mắc lách to ở bất kỳ tuổi nào. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị lách to?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị lách to, như:

  • Trẻ em và thanh niên bị nhiễm trùng, như  mononucleosis;
  • Những người có bệnh Gaucher, bệnh Niemann-Pick và một số rối loạn chuyển hóa di truyền khác ảnh hưởng đến gan và lá lách;
  • Những người sống hoặc đi du lịch đến các khu vực có bệnh sốt rét phổ biến.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh lách to?

Lách to thường gặp nhất khi thăm khám lâm sàng. Bác sĩ có thể khám xem lách to hay không khi một chẩn đoán nào đó đã được thực hiện hoặc bất ngờ phát hiện lách to khi thăm khám cho bệnh nhân (nó là dấu hiệu của một chẩn đoán cơ bản).

Với vị trí được bảo vệ dưới xương sườn, nằm bên trái phía dưới, một lá lách khỏe mạnh thường không sờ thấy được khi khám, ngoại trừ một số trường hợp bất thường. Khi to ra, lá lách phát triển từ góc trên bên trái vùng từ bụng tới rốn. Đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân quay sang phải để dễ dàng chạm vào lá lách. Việc khám thấy lách to ở bệnh nhân béo phì có thể gặp khó khăn.

Đôi khi, lách to có thể được chẩn đoán bằng chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính ( CT ) vùng bụng hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lách to?

Hạn chế bất kỳ hoạt động nào có thể làm vỡ lách, chẳng hạn như thể thao đối kháng. Một khi lá lách vỡ có thể gây ra mất rất nhiều máu và đe dọa đến tính mạng. Điều quan trọng là tìm kiếm điều trị nguyên nhân gây lách to. Không được điều trị,  lách to có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Trong hầu hết các trường hợp, điều trị nguyên nhân cơ bản của lách to có thể ngăn ngừa cắt lách. Một số trường hợp, lá lách cần được phẫu thuật cắt bỏ.

Nếu có chỉ định phẫu thuật, bác sĩ ngoại khoa có thể cắt lách bằng kĩ thuật nội soi thay vì phẫu thuật mở. Điều này có nghĩa là việc mổ được thực hiện thông qua các vết cắt nhỏ. Phẫu thuật nội soi cho phép bác sĩ phẫu thuật quan sát qua màn hình và cắt bỏ lách.

Sau khi cắt lách, cơ thể bạn không loại bỏ được một số vi khuẩn và bạn sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, vắc-xin hoặc thuốc là cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lách to?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Tránh các môn thể thao đối kháng – như bóng đá, bóng bầu dục và khúc côn cầu – hạn chế các hoạt động khác theo đề nghị của bác sĩ. Thay đổi các hoạt động có thể làm giảm nguy cơ vỡ lách.

Điều quan trọng là bạn phải đeo dây an toàn khi ngồi trên xe. Nếu bạn bị tai nạn xe hơi, dây an toàn có thể giúp ngăn ngừa chấn thương lá lách.

Cuối cùng, hãy bảo đảm lịch tiêm chủng của bạn được cập nhật vì nguy cơ nhiễm trùng của bạn khá cao. Điều này có nghĩa là ít nhất bạn hãy tiêm một mũi cúm hàng năm, mũi uốn ván, bạch hầu và ho gà nhắc lại mỗi 10 năm. Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn cần bất kỳ loại vắc- xin bổ sung nào.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh lách to, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM