Bệnh sốc giảm thể tích - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sốc giảm thể tích, hay còn gọi là sốc xuất huyết, là tình trạng cơ thể bị mất hơn 20% máu hoặc chất dịch. Loại sốc này có thể đe dọa tính mạng, do mất nước nghiêm trọng làm cho tim không bơm đủ máu đến các bộ phận cơ thể, kết quả là, sốc giảm thể tích có thể dẫn đến suy cơ quan. Do đó, tình trạng này đòi hỏi phải chăm sóc y tế khẩn cấp ngay lập tức. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh sốc giảm thể tích - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Sốc giảm thể tích, hay còn gọi là sốc xuất huyết, là tình trạng cơ thể bị mất hơn 20% máu hoặc chất dịch. Loại sốc này có thể đe dọa tính mạng, do mất nước nghiêm trọng làm cho tim không bơm đủ máu đến các bộ phận cơ thể, kết quả là, sốc giảm thể tích có thể dẫn đến suy cơ quan. Do đó, tình trạng này đòi hỏi phải chăm sóc y tế khẩn cấp ngay lập tức.

2. Triệu chứng thường gặp

Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng sốc giảm thể tích có thể khác nhau tùy thuộc vào lượng dịch hoặc máu bị mất. Tuy nhiên, tất cả các dấu hiệu và triệu chứng của sốc đều đe dọa tính mạng và cần điều trị y tế khẩn cấp. Trong một số trường hợp, các triệu chứng xuất huyết nội có vẻ khó nhận biết cho đến khi các dấu hiệu của sốc xuất hiện, nhưng chảy máu bên ngoài thì dễ thấy.

Các triệu chứng của sốc giảm thể tích nhẹ có thể bao gồm:

  • Nhức đầu;
  • Mệt mỏi;
  • Buồn nôn;
  • Đổ nhiều mồ hôi;
  • Chóng mặt.

Khi có một số triệu chứng nghiêm trọng dưới đây, bạn cần phải chú ý và đảm bảo chăm sóc y tế khẩn cấp:

  • Da lạnh hay ẩm ướt;
  • Da xanh;
  • Thở nhanh cạn;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Ít hoặc không có nước tiểu;
  • Nhầm lẫn;
  • Yếu ớt;
  • Mạch yếu;
  • Môi và móng tay xanh;
  • Đầu óc quay cuồng;
  • Mất ý thức.

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của xuất huyết hoặc sốc do xuất huyết, vui lòng tìm kiếm chăm sóc y tế ngay lập tức.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy, hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng nặng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Tình trạng sốc giảm thể tích có thể do một số nguyên nhân gây ra, bao gồm:

  • Chảy máu từ vết cắt hoặc vết thương nghiêm trọng;
  • Chảy máu vì chấn thương đụng dập do tai nạn;
  • Xuất huyết nội từ các cơ quan trong ổ bụng hoặc vỡ thai ngoài tử cung;
  • Chảy máu từ đường tiêu hóa;
  • Chảy máu âm đạo đáng kể.

Ngoài ra, bên cạnh mất máu, mất dịch cơ thể cũng có thể làm giảm thể tích máu. Điều này có thể xảy ra trong các trường hợp:

  • Tiêu chảy quá mức hoặc kéo dài;
  • Bỏng nặng;
  • Nôn ói nhiều và kéo dài;
  • Đổ mồ hôi quá nhiều.

Thông thường, oxy và các chất thiết yếu khác được máu đưa đến các cơ quan và các mô. Vì vậy, khi bạn bị mất máu nặng, cơ thể sẽ không có đủ máu lưu thông qua hệ tuần hoàn. Vì vậy, một khi cơ thể của bạn bị mất các chất này, các cơ quan trong cơ thể sẽ bắt đầu bị trì trệ và xảy ra các triệu chứng sốc. Tụt huyết áp có thể đe dọa tính mạng.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tình trạng sốc giảm thể tích?

Sốc giảm thể tích được coi là một trong những loại sốc phổ biến nhất, nhất là ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng sốc giảm thể tích?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ em. Ở nhóm tuổi này trẻ dễ bị tiêu chảy và ói mửa nặng, do đó rất dễ bị mất nước;
  • Người cao tuổi. Khi bạn có tuổi, lượng dịch dự trữ của cơ thể sẽ ít hơn, khả năng giữ nước giảm và cảm giác khát của bạn cũng ít hơn bình thường;
  • Những người bị bệnh mạn tính. Đái tháo đường không kiểm soát được hoặc không được điều trị có nguy cơ cao gây ra sốc giảm thể tích.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng sốc giảm thể tích?

Bác sĩ sẽ khám sức khỏe ngay cho bạn nếu nghi ngờ bạn mắc tình trạng này. Chảy máu nặng được nhận biết ngay lập tức, nhưng xuất huyết nội đôi khi khó phát hiện cho đến khi bạn có dấu hiệu sốc xuất huyết.

Ngoài việc xem xét các triệu chứng thể chất, bác sĩ có thể sử dụng một loạt các phương pháp xét nghiệm để xác định bạn có đang bị sốc giảm thể tích hay không, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra sự mất cân bằng điện giải, chức năng gan, thận;
  • Chụp CT hay siêu âm để thấy các bộ phận của cơ thể;
  • Siêu âm tim;
  • Điện tâm đồ để đánh giá nhịp tim;
  • Nội soi để kiểm tra thực quản và các cơ quan tiêu hóa khác;
  • Đặt ống thông tim phải để kiểm tra xem tim bơm máu có hiệu quả không;
  • Đặt thông tiểu để đo lượng nước tiểu trong bàng quang.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng sốc giảm thể tích?

Nếu bạn quan sát thấy một người có các triệu chứng sốc, xin vui lòng gọi số điện thoại khẩn ngay lập tức. Trong khi chờ đợi phản hồi, bạn nên:

  • Cho người đó nằm thẳng với bàn chân của họ nâng lên khoảng 30cm;
  • Không được di chuyển người đó nếu bạn nghi ngờ có chấn thương đầu, cổ, hoặc lưng;
  • Giữ cho người đó ấm để tránh hạ thân nhiệt;
  • Không cho người đó uống qua đường miệng.

Khi tới một bệnh viện, bệnh nhân sẽ được truyền dịch hoặc máu bằng đường truyền tĩnh mạch để bổ sung máu mất và cải thiện lưu thông máu. Dịch truyền có thể bao gồm:

  • Truyền huyết tương;
  • Truyền tiểu cầu;
  • Truyền tế bào hồng cầu;
  • Dịch tinh thể tĩnh mạch.

Bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân uống thuốc để làm tăng sức bơm của tim và cải thiện lưu thông đưa máu đến các nơi cần máu. Kháng sinh cũng có thể được dùng để ngăn chặn sốc nhiễm trùng và nhiễm khuẩn. Sau đó, bác sĩ sẽ giám sát chặt chẽ hệ tuần hoàn để xác định việc điều trị có hiệu quả không.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Trong nhiều trường hợp, bạn không thể ngăn chặn sốc giảm thể tích. Tình trạng này thường xảy ra sau một chấn thương hoặc một bệnh nặng. Tuy nhiên, bạn có thể phòng mất nước bằng cách uống đủ nước. Uống một loại đồ uống cân bằng muối và đường thiết yếu, chẳng hạn như dịch giữ nước sẽ giúp ích nếu nôn mửa hoặc tiêu chảy nặng.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh sốc giảm thể tích, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!

Ngày:14/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM