Bệnh tăng axit uric máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Có nhiều nguyên nhân gây tăng axit uric máu. Đối với nhóm nguyên nhân tăng axit uric máu mãn tính hay bệnh gút, có những thuốc đặc trị giúp thải axit uric và duy trì tình trạng cân bằng, hạn chế cơn đau khớp do gút cấp. Còn các nguyên nhân gây tăng axit uric thứ phát khác, điều trị giảm axit uric là điều trị nguyên nhân gây bệnh, các phương thuốc làm giảm axit uric chỉ là điều trị hỗ trợ. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!

Bệnh tăng axit uric máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Tăng axit uric máu xảy ra khi có quá nhiều axit uric trong máu. Mức axit uric cao có thể dẫn đến một số bệnh, bao gồm cả bệnh gút. Mức axit uric tăng cũng gây ra nguy cơ mắc phải bệnh tim, tiểu đường và bệnh thận.

2. Triệu chứng thường gặp

Một số dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng tăng axit uric máu gồm:

Nếu mức axit uric trong máu tăng lên đáng kể và bạn đang trải qua hóa trị liệu cho bệnh bạch cầu hoặc lymphoma, bạn có thể có các triệu chứng của bệnh thận hoặc viêm khớp gút do nồng độ axit uric trong máu cao.

Bạn có thể bị sốt, ớn lạnh, mệt mỏi nếu bạn mắc bệnh ung thư. Hội chứng ly giải khối u sẽ khiến nồng độ axit uric trong cơ thể bạn tăng lên.

Bạn có thể bị viêm khớp (gút), nếu tinh thể axit uric tích tụ trong khớp. Bạn cần lưu ý rằng bệnh gút có thể xảy ra ngay cả khi mức axit uric bình thường.

Bạn mắc các vấn đề về thận (do sỏi thận gây ra) hoặc gặp vấn đề về tiểu tiện.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất. 

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra nồng độ axit uric cao (tăng nồng độ axit uric máu) có thể là nguyên phát (tăng nồng độ axit uric do ly giải purine) và thứ phát (nồng độ axit uric cao do một bệnh hoặc tình trạng khác). Đôi khi, cơ thể sản sinh ra nhiều axit uric hơn mức có thể bài tiết.

Tăng axit uric máu nguyên phát: tăng sản xuất axit uric từ purine do thận không thể lọc được axit uric trong máu, dẫn đến nồng độ axit uric trong máu cao.

Tăng axit uric thứ phát:

Một số bệnh ung thư hoặc hóa chất trị liệu có thể làm gia tăng tỷ lệ tế bào chết, thường là do hóa trị liệu. Tuy nhiên, mức axit uric cao có thể xảy ra trước khi hóa trị; Sau khi hóa trị, thường có một lượng tế bào tiêu hủy nhanh và hội chứng ly giải khối u có thể xảy ra. Bạn có thể mắc nguy cơ bị hội chứng ly giải khối u nếu bạn được hóa trị liệu cho một số loại bệnh như bạch cầu, lymphoma hoặc đa u tủy; Bệnh thận có thể khiến bạn không thể lọc được axit uric trong cơ thể, từ đó gây tăng axit uric máu; Sử sụng thuốc có thể làm tăng mức axit uric trong máu; Các tình trạng nội tiết hoặc chuyển hóa, ví dụ như một số dạng bệnh tiểu đường hoặc nhiễm toan có thể gây tăng axit uric máu; Tăng nồng độ axit uric có thể gây ra vấn đề về thận.

Có người có thể sống nhiều năm với nồng độ axit uric cao và tình trạng này không phát triển thành bệnh gút hoặc viêm khớp gút. Chỉ có khoảng 20% ​​người có nồng độ axit uric tăng lên mắc bệnh gút, cũng như một số người mắc bệnh gút có mức axit uric trong máu không cao.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tình trạng tăng axit uric máu?

Tình trạng tăng axit uric máu rất phổ biến, có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ người mắc phải tình trạng tăng axit uric máu đã tăng mạnh từ năm 1960. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng tăng axit uric máu?

Bất cứ ai cũng có thể mắc tình trạng tăng axit uric máu, nhưng bệnh này phổ biến ở nam giới hơn nữ giới và nguy cơ tăng theo tuổi tác. Người gốc Thái Bình Dương hoặc người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Một số yếu tố nguy cơ có thể gây ta tình trạng tăng axit uric máu:

Sử dụng rượu; Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc cho bệnh tim; Phơi nhiễm chì; Phơi nhiễm thuốc trừ sâu; Bệnh thận; Huyết áp cao; Mức đường huyết cao; Suy giáp; Béo phì;

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng tăng axit uric máu?

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu để đo nồng độ creatinine, xác định chức năng thận, cũng như mức axit uric trong cơ thể.

Bác sĩ sẽ lấy máu từ tĩnh mạch tay, thường ở bên trong khuỷu tay hoặc ở mặt sau của bàn tay. Axit uric thường có trong nước tiểu khi bạn tiểu tiện. Bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu nước tiểu 24 giờ nếu thấy nồng độ axit uric tăng cao trong máu của bạn.

Xét nghiệm nước tiểu sau đó sẽ được lặp lại sau khi bạn thực hiện chế độ ăn hạn chế purine để giúp xác định xem nếu:

Bạn đang ăn quá nhiều thực phẩm có chất purine; Cơ thể bạn đang sản xuất quá nhiều axit uric; Cơ thể bạn không thải ra hết axit uric.

Nếu bạn đang có các triệu chứng của bệnh gút, bác sĩ sẽ xét nghiệm bất kỳ dịch nào tích tụ trong khớp của bạn. Điều này được thực hiện bằng cách rút dịch từ khớp. Mẫu dịch sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để kiểm tra có tinh thể axit uric hay không. Sự có mặt của tinh thể axit uric là dấu hiệu của bệnh gút.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng tăng axit uric máu?

Việc điều trị tăng axit uric máu còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu tăng axit uric máu không biểu hiện triệu chứng thì không nên điều trị. Trong trường hợp này, không có bất kỳ lợi ích nào đã được chứng minh khi điều trị giảm axit uric.

Nếu tình trạng tăng axit uric máu là do những nguyên nhân cơ bản khác gây nên thì bạn cần điều trị tình trạng này.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Nếu bạn có nồng độ axit uric trong máu cao và bác sĩ nghi ngờ bạn có nguy cơ bị bệnh gút, sỏi thận, bạn hãy thử áp dụng chế độ ăn chứa ít purine.

Các thực phẩm giàu chất purine bao gồm:

Tất cả các thịt nội tạng (gan), chất chiết xuất từ ​​thịt và nước thịt; Men và chất chiết xuất từ ​​men (bia, đồ uống có cồn); Măng tây, rau bó xôi, đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng, bột yến mạch, súp lơ và nấm.

Thực phẩm có hàm lượng purine thấp bao gồm:

Ngũ cốc tinh chế – bánh mì, mì ống, bột mì, bột sắn, bánh ngọt; Sữa và các sản phẩm sữa, trứng; Xà lách, cà chua, rau xanh; Súp kem không có thịt; Nước, nước trái cây, đồ uống có ga; Bơ đậu phộng, trái cây và các loại hạt.

Bạn nên bổ sung nước nước bằng cách uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày, trừ khi có yêu cầu khác từ bác sĩ.

Bạn nên dùng thuốc điều trị chứng tăng axit uric theo hướng dẫn. Bạn tránh dùng caffeine và rượu vì có thể gây ra các vấn đề với axit uric và tăng axit uric máu; tránh dùng thuốc thuốc lợi tiểu thiazid (hydrochlortiazide) và thuốc lợi tiểu quai. Ngoài ra, các loại thuốc như niacin và aspirin liều thấp (ít hơn 3g mỗi ngày) có thể khiến mức axit uric trong cơ thể bạn thêm trầm trọng. Không dùng các loại thuốc này hoặc aspirin trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Tăng axit uric máu nguyên phát là một bệnh về rối loạn chuyển hóa. Tăng axit uric không chỉ gây bệnh gút (viêm khớp do gút) mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, chuyển hóa khác. Điều trị tăng axit uric nguyên phát bao gồm dùng thuốc hỗ trợ thải axit uric và hạn chế ăn thức ăn có chứa nhiều purine. Bạn cũng nên hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu bia vì đây cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu hình thành axit uric.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Tăng axit uric máu, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:11/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM