Bệnh khủng hoảng hồng cầu lưỡi liềm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Khủng hoảng hồng cầu lưỡi liềm là tình trạng khi bệnh hồng cầu lưỡi liềm khiến người bệnh đau âm ỉ, mạnh và nhói. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Cách điều trị nào là hiệu quả? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh khủng hoảng hồng cầu lưỡi liềm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Khủng hoảng hồng cầu lưỡi liềm là gì?

Khủng hoảng hồng cầu lưỡi liềm là tình trạng khi bệnh hồng cầu lưỡi liềm khiến người bệnh đau đớn.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng khủng hoảng hồng cầu lưỡi liềm là gì?

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là cơn đau âm ỉ, mạnh và nhói. Tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe mỗi người, mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài cơn đau sẽ khác nhau.

Cơn đau có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong cơ thể, nhưng thường xuất hiện ở:

  • Tay và chân ;
  • Bụng;
  • Ngực;
  • Bàn tay và bàn chân (thường gặp ở trẻ nhỏ);
  • Thắt lưng.

Bạn cũng có thể có các dấu hiệu sau:

  • Các vấn đề về hô hấp (thở nông hoặc đau khi thở) ;
  • Cực kỳ mệt mỏi;
  • Đau đầu hoặc chóng mặt ;
  • Dương vật đau khi cương cứng;
  • Yếu hoặc khó di chuyển một số bộ phận của cơ thể;
  • Vàng da.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây khủng hoảng hồng cầu lưỡi liềm là gì?

Thực tế, các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây khủng hoảng. Một số yếu tố có kích hoạt tình trạng này như:

  • Đang ở nơi rất cao, như đi máy bay hoặc leo núi ;
  • Những thay đổi về nhiệt độ ;
  • Nhiễm trùng ;
  • Mất nước ;
  • Căng thẳng.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán khủng hoảng hồng cầu lưỡi liềm?

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng và cơn đau. Nếu bạn mắc hồng cầu lưỡi liềm, họ có thể chẩn đoán tình trạng khủng hoảng.

Những phương pháp nào giúp điều trị khủng hoảng hồng cầu lưỡi liềm?

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc bột L-glutamine để ngăn ngừa các cơn khủng hoảng và kê thuốc hydroxyurea và voxelotor để ngăn chặn các tế bào hồng cầu bất thường hình thành. Điều này sẽ giúp giảm số lượng các cơn đau do khủng hoảng.

Thông thường, bạn có thể điều trị cơn đau tại nhà. Khi cơn khủng hoảng lần đầu xuất hiện, bạn nên uống nhiều nước và dùng các thuốc giảm đau không kê đơn, như ibuprofen hoặc paracetamol. Tuy nhiên, bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết loại thuốc nào an toàn cho bản thân. Ví dụ, nếu bị vấn đề về thận, bạn nên dùng paracetamol.

Đối với các cơn đau nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau mạnh hơn.

Ngoài ra, một số phương pháp điều trị khác bạn có thể thực hiện tại nhà như:

  • Tập thư giãn như thiền, yoga;
  • Chườm ấm khi cơn đau xuất hiện;
  • Không uống thức uống có caffeine vì sẽ làm cơ thể dễ mất nước.

5. Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa khủng hoảng?

Không có cách nào giúp phòng ngừa khủng hoảng, nhưng một số biện pháp có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, như:

  • Tránh bơi trong nước lạnh;
  • Mặc quần áo ấm khi trời lạnh hoặc khi ở trong phòng máy lạnh;
  • Uống nhiều nước;
  • Hạn chế uống nhiều rượu;
  • Kiểm soát căng thẳng.

Ngoài ra, bạn cũng cần duy trì sức khỏe luôn khỏe mạnh, bằng cách:

Tránh ở gần những người bệnh;

  • Không hút thuốc ;
  • Tập thể dục, nhưng nhớ uống nhiều nước và không tập quá sức. Các hoạt động như tập tạ nặng có thể gây quá nhiều căng thẳng cho cơ thể;
  • Quản lý bất kỳ tình trạng sức khỏe nào khác mà bạn có thể có, như bệnh tiểu đường, với sự giúp đỡ của bác sĩ ;
  • Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề về giấc ngủ, như ngáy;
  • Rửa tay thường xuyên.

Trên đây là một số thông tin về bệnh khủng hoảng hồng cầu lưỡi liềm, nếu có bất kì dấu hiệu và triệu chứng nào như trên, các bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngày:08/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM