Bệnh sùi V.A - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh sùi V.A (viêm V.A) là một tình trạng viêm V.A do nhiễm trùng. V.A là một khối mô bạch huyết giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh sùi V.A - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Sùi V.A (viêm V.A) là một tình trạng viêm V.A do nhiễm trùng. V.A là một khối mô bạch huyết giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Chúng nằm trong cổ họng, ngay sau mũi. Cùng với amidan, V.A chính là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể.

V.A là một phần của hệ bạch huyết, có vai trò bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng. Chúng lưu trữ các tế bào bạch cầu và kháng thể giúp tiêu diệt các bệnh nhiễm trùng có thể đe dọa sức khỏe của bạn. Nếu các V.A bị viêm, chúng có thể không thực hiện đúng chức năng.

2. Triệu chứng bệnh

Các triệu chứng sùi V.A có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây nhiễm trùng, nhưng bạn có thể bắt gặp một số triệu chứng phổ biến sau:

  • Đau họng;
  • Nghẹt mũi;
  • Sưng các tuyến ở cổ;
  • Đau tai và các vấn đề về tai khác.

Khi mũi bị nghẹt, bạn có thể gặp khó khăn khi thở. Các triệu chứng khác của sùi V.A liên quan đến nghẹt mũi bao gồm:

  • Thở bằng miệng;
  • Khó ngủ;
  • Ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ (tình trạng bạn ngừng thở trong một khoảng thời gian ngắn trong khi ngủ).

3. Nguyên nhân

Sùi V.A có thể do nhiễm vi khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn Streptococcus. Bệnh cũng có thể do một số loại virus, bao gồm virus Epstein-Barr, adenovirus và rhinovirus, gây ra.

4. Nguy cơ mắc phải

Một số yếu tố có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc sùi V.A:

Nhiễm trùng tái phát ở cổ họng, cổ hoặc đầu Nhiễm trùng amidan Tiếp xúc với virus, vi trùng và vi khuẩn trong không khí

Ngoài ra, trẻ em dễ bị sùi V.A hơn người lớn.

5. Chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán sùi V.A?

Bác sĩ tai mũi họng có thể sẽ thực hiện kiểm tra thể chất để xác định vị trí nhiễm trùng. Họ cũng sẽ hỏi về bệnh sử gia đình để xác định xem tình trạng của bạn có phải là do di truyền hay không.

Một số xét nghiệm khác cũng giúp bác sĩ chẩn đoán sùi V.A như:

Kiểm tra cổ họng bằng cách sử dụng gạc để lấy mẫu vi khuẩn và các sinh vật khác Xét nghiệm máu để xác định sự hiện diện của vi khuẩn hoặc virus X-quang đầu và cổ để xác định kích thước của V.A và mức độ nhiễm trùng

Những phương pháp nào giúp điều trị sùi V.A?

Nếu sùi V.A là do vi khuẩn gây ra, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh. Nếu virus gây ra bệnh sùi V.A, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh thích hợp cho bạn.

Một lựa chọn điều trị khác là phẫu thuật cắt bỏ V.A. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ được thực hiện khi:

Bệnh không thuyên giảm khi điều trị bằng kháng sinh Bạn bị nhiễm trùng định kỳ Bạn mắc một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như ung thư hoặc khối u ở cổ họng và cổ V.A gây khó thở và nuốt

Bệnh sùi V.A có nguy hiểm không?

Bạn có thể gặp một số biến chứng do sùi V.A. Những biến chứng này có thể dẫn đến tình trạng viêm mãn tính hoặc nghiêm trọng ở các mô V.A lan sang các vị trí khác của đầu và cổ.

Nhiễm trùng tai

Bạn có thể bị nhiễm trùng tai giữa nếu bị sùi V.A. Các mô V.A nằm cạnh các ống Eustachian có vai trò đẩy nước hoặc dịch ra khỏi tai. Khi tình trạng sùi V.A trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh có thể ngăn các ống này mở ra, dẫn đến nhiễm trùng, cũng như khó nghe.

Viêm tai dính

Tình trạng này có thể xảy ra khi chất nhầy tích tụ và chặn tai giữa và tác động đến thính giác.

Các vấn đề về xoang (viêm xoang)

Nếu không điều trị sùi V.A, khoang xoang có thể chứa đầy dịch và bị nhiễm trùng.

Nhiễm trùng ngực

Bạn có thể bị nhiễm trùng ngực, chẳng hạn như viêm phổi hoặc viêm phế quản, nếu tình trạng sùi V.A trở nên nghiêm trọng. Nhiễm trùng có thể lan đến phổi, tiểu phế quản và các cơ quan khác trong hệ hô hấp.

6. Phòng ngừa

Một số thói quen có thể giúp bạn phòng ngừa sùi V.A hiệu quả, chẳng hạn như:

  • Ăn thực phẩm lành mạnh;
  • Uống nhiều nước;
  • Ngủ đủ giấc;
  • Chăm sóc và vệ sinh cơ thể cẩn thận.

Nếu con bạn có triệu chứng sùi V.A hoặc có vấn đề với cổ họng, hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng sùi V.A, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:12/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM