Mỡ máu cao - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Mỡ (lipid) máu cao, còn gọi là máu nhiễm mỡ, là một rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể làm cho nồng độ mỡ trong máu quá cao, từ đó có thể gây ra bệnh tim, bệnh tiểu đường và béo phì. Dưới đây là bài viết chi tiết về bệnh, mời các bạn tham khảo!

Mỡ máu cao - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ) là bệnh gì?

Mỡ (lipid) máu cao, còn gọi là máu nhiễm mỡ, là một rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể làm cho nồng độ mỡ trong máu quá cao.

Mỡ rất cần thiết để tạo và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Bên cạnh đó mỡ cũng cung cấp và vận chuyển các vitamin tan trong dầu. Tuy nhiên, nếu lượng mỡ quá nhiều có thể gây ra bệnh tim, bệnh tiểu đường và béo phì.

Trong cơ thể có rất nhiều loại mỡ nhưng những loại phổ biến nhất trong chứng mỡ máu cao là cholesterol và triglycerides. Mỡ máu cao có thể xảy ra do sự tăng cao của một hoặc cả hai loại sau:

  • Cholesterol đi khắp cơ thể dưới hình thức gọi là lipoprotein. Có hai loại cholesterol là: HDL cholesterol (cholesterol tốt) và cholesterol LDL (cholesterol xấu). Cholesterol trong máu cao có nghĩa là cholesterol LDL cao.
  • Triglyceride được lưu trữ trong các tế bào mỡ để sử dụng và là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Ăn quá nhiều chất béo làm cho cơ thể không đốt cháy hết để sản sinh năng lượng có thể dẫn đến nồng độ triglyceride cao. Nếu triglycerides của bạn cao thì cholesterol cũng có thể đang ở mức cao.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ) là gì?

Cholesterol trong máu cao thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng cụ thể. Riêng đối với triglyceride, nếu nó quá cao, tuyến tụy sẽ bị sưng lên gây đau bụng đột ngột, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, nôn mửa và sốt.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn  từ 20 tuổi trở lên, bạn nên kiểm tra nồng độ cholesterol ít nhất 5 năm một lần. Nếu chỉ số này cao hơn mức cho phép, các bác sĩ có thể yêu cầu để tiến hành thêm một số xét nghiệm. Ngoài ra, thành viên trong gia đình bạn bị mỡ máu cao, tiểu đường hoặc bệnh tim, bạn cũng cần phải kiểm tra thường xuyên hơn.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)?

Nguyên nhân chính của bệnh là mất cân bằng chế độ ăn uống và tập thể dục, gây ra sự gia tăng lượng chất béo được hấp thụ. Mỡ trong máu cao cũng có thể là do di truyền hoặc do việc sử dụng các chất kích thích và gây nghiện. Tuổi cũng cũng là một phần gây ra căn bệnh này bởi vì khi bạn 20 tuổi, cholesterol sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)?

Đây là một bệnh thường gặp. Nó có thể xảy ra ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh và người có chế độ ăn nhiều chất béo. Những người có vấn đề với khả năng điều tiết của cơ thể như bệnh tiểu đường và béo phì hoặc người cao tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Ngoài ra, các chất kích thích và gây nghiện như rượu hay thuốc lá cũng làm tăng khả năng gây ra mỡ máu cao. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Nó có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh của bạn. Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)?

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ trong máu cao:

Chế độ ăn uống nhiều chất béo; Không tập thể dục Sử dụng các chất, các loại thuốc kích thích như rượu, bia và thuốc lá; Thành viên trong gia đình bị mắc phải căn bệnh này.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)?

Các bác sĩ sẽ đo lường mức độ triglyceride và cholesterol so với các chỉ số ở những người bình thường. Chỉ số tối ưu của cholesterol là ít hơn 200 mg/dL và triglycerides là dưới 150 mg/dL. Các chỉ số này có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của bạn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)?

Điều trị mỡ máu cao bao gồm 2 bước:

Thay đổi lối sống:

Bạn nên bắt đầu với một chế độ ăn uống cân bằng, ít chất béo và đường, đồng thời đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Bỏ hút thuốc và uống rượu, thay vào đó là tập thể dục. Bạn có thể hỏi bác sĩ để được tư vấn một chế độ ăn uống và bài tập thích hợp.

Sử dụng thuốc để điều chỉnh lipid:

Các bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc để kiểm soát lượng cholesterol. Các loại thuốc này sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và thận. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ bệnh, triệu chứng khác hoặc dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)?

Bạn có thể áp dụng các lối sống và thói quen sinh hoạt sau đây để đối phó với bệnh mỡ máu cao:

Luyện tập thể dục đều đặn; Ăn nhiều trái cây, rau quả và thực phẩm nhiều chất xơ. Khi nấu ăn, bạn nên dùng dầu oliu bão hòa đơn, dầu đậu phộng và dầu canola; Ăn cá; Bỏ thuốc lá; Giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và thực hiện các bài tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp hay bơi lội. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh mỡ máu cao, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và chẩn đoán bệnh. Chúc các bạn điều trị bệnh thành công!

Ngày:30/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM