Bệnh hạ kali máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hạ kali máu là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng trong đó nồng độ kali trong máu thấp hơn so với bình thường. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh hạ kali máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Hạ kali máu là bệnh gì?

Hạ kali máu là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng trong đó nồng độ kali trong máu thấp hơn so với bình thường. Kali giúp vận chuyển các tín hiệu điện thế cho các tế bào trong cơ thể. Nó đóng vái trò then chốt cho các hoạt động của tế bào thần kinh và cơ bắp, đặc biệt là tế bào cơ tim.

Thông thường, nồng độ kali trong máu của bạn là 3,6-5,2 millimoles trong một lít máu (mmol/l). Mức kali rất thấp (dưới 2,5 mmol/l) có thể đe dọa tính mạng và cần được cấp cứu ngay lập tức.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng hạ kali máu là gì?

Kali ảnh hưởng đến cách tế bào thần kinh cơ giải phóng năng lượng (khử cực) và sau đó tái tạo năng lượng (phân cực) để tiếp tục giải phóng năng lượng. Khi nồng độ kali thấp, các tế bào không thể phân cực và giải phóng năng lượng liên tục, làm cơ bắp và dây thần kinh không thể hoạt động bình thường. Các triệu chứng hạ kali máu gồm:

  • Yếu cơ ;
  • Đau cơ;
  • Chuột rút;
  • Táo bón ;
  • Mệt mỏi ;
  • Hồi hộp (rối loạn nhịp tim).

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân hạ kali máu là gì?

Kali thấp có thể xảy ra vì nhiều lý do, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là sử dụng thuốc lợi tiểu, bị tiêu chảy và lạm dụng thuốc nhuận tràng lâu dài.

Một số bệnh lý và thuốc có thể làm giảm nồng độ kali máu.

Các nguyên nhân gây hạ kali máu bao gồm:

Tổn thương thận:

Một số rối loạn ở thận như nhiễm toan ống thận (trong suy thận mạn và suy thận cấp) ;

  • Thiếu hụt magie ;
  • Bệnh bạch cầu ;
  • Bệnh Cushing (và các rối loạn tuyến thượng thận khác).

Mất kali qua dạ dày và ruột do:

  • Ói mửa ;
  • Thụt tháo quá mức do sử dụng thuốc nhuận tràng;
  • Tiêu chảy ;
  • Sau phẫu thuật cắt bỏ ruột non.

Ảnh hưởng của thuốc:

  • Thuốc lợi tiểu ;
  • Thuốc trị bệnh hen suyễn hoặc bệnh khí thũng (thuốc gắn kết các thụ thể beta-adrenergic như thuốc giãn phế quản, steroid, hoặc theophylline) ;
  • Aminoglycosides (một loại kháng sinh).

Vận chuyển kali vào và ra khỏi tế bào có thể làm giảm nồng độ kali trong máu:

Sử dụng insulin Một số tình trạng trao đổi chất (như nhiễm kiềm)

Giảm lượng thức ăn hoặc suy dinh dưỡng

  • Biếng ăn ;
  • Chứng cuồng ăn vô độ;
  • Phẫu thuật giảm béo ;
  • Nghiện rượu.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị hạ kali máu?

Phụ nữ và người Mỹ gốc Phi có nguy cơ cao bị hạ kali máu. Vui lòng tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin về các yếu tố nguy cơ của kali thấp.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hạ kali máu?

Đôi khi nguyên nhân hạ ka-li máu không rõ ràng. Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm nhất định để loại trừ các tình trạng như nhiễm toan ống thận, hội chứng Cushing và hạ canxi máu.

Nếu nghi ngờ mất cân bằng điện giải, bác sĩ sẽ cho tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ kali, chức năng thận (BUN và creatinine), glucose, magiê, canxi, phốt pho. Kali thấp ảnh hưởng đến nhịp tim (loạn nhịp tim), do đó bác sĩ có thể yêu cầu đo nồng độ digoxin (Lanoxin)  nếu bệnh nhân đang uống một chế phẩm digitalis. Điện tâm đồ ECG hoặc đồ hình tim được thực hiện để phát hiện những thay đổi điện thế ở tim và một số loại rối loạn nhịp tim gây ra bởi kali thấp.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hạ kali máu?

Liệu pháp thay thế kali sẽ được tiến hành tuỳ theo phân loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Việc điều trị hạ kali máu bắt đầu ngay khi các xét nghiệm xác định chẩn đoán.

Người bị nghi ngờ hạ kali máu nghiêm trọng cần phải được theo dõi tim mạch và truyền dịch.

Thông thường, những người có nồng độ kali thấp nhẹ hoặc vừa phải  (2,5-3,5 mEq/l), những người không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ chỉ cần uống kali dưới dạng viên hoặc dạng lỏng. Cách này dễ quản lý, an toàn, không tốn kém và dễ dàng hấp thu qua đường tiêu hóa. Một số chế phẩm với liều quá cao có thể gây kích ứng dạ dày và gây nôn.

Nếu có loạn nhịp tim hoặc các triệu chứng quan trọng hay nếu mức kali thấp dưới 2,5 mEq /l, bệnh nhân cần được truyền kali tĩnh mạch. Trong tình huống này, bạn cần được nhập viện hoặc theo dõi tại khoa cấp cứu được chỉ định. Kali được truyền rất chậm vào tĩnh mạch và theo dõi kĩ lưỡng trong nhiều giờ để tránh các vấn đề nghiêm trọng về tim và tránh kích ứng mạch máu chỗ đặt kim truyền.

Đối với những người hạ kali máu nghiêm trọng và biểu hiện các triệu chứng,  phải sử dụng cả kali để truyền tĩnh mạch và uống.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hạ kali máu?

Tự chăm sóc tại nhà với kali thấp

Nếu bạn đang trong thời gian được theo dõi do nồng độ kali trong máu thấp, tránh các hoạt động thể chất nặng và kéo dài vì mất kali đi kèm với đổ mồ hôi. Nếu bổ sung chế độ ăn uống, thảo dược, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc nhuận tràng gây ra các triệu chứng kali thấp, bạn tránh dùng các sản phẩm này và tham khảo ý kiến bác sĩ. Không bao giờ ngừng dùng thuốc kê toa mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh hạ kali máu, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM