Thời gian đông máu hoạt hóa - Những thông tin cần biết

Xét nghiệm thời gian đông máu hoạt hoá (ACT) chủ yếu được sử dụng để đo lường tác dụng chống đông máu của một số loại thuốc ví dụ như là heparin hoặc chất ức chế thrombin trực tiếp khác, các thuốc này thường được sử dụng trong phẫu thuật nong mạch tim, chạy thận nhân tạo, và phẫu thuật bắc cầu tim phổi (CPB). Để hiểu rõ hơn về thủ thuật này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Thời gian đông máu hoạt hóa - Những thông tin cần biết

1. Tìm hiểu chung

Xét nghiệm thời gian đông máu hoạt hoá (ACT) chủ yếu được sử dụng để đo lường tác dụng chống đông máu của một số loại thuốc ví dụ như là heparin hoặc chất ức chế thrombin trực tiếp khác, các thuốc này thường được sử dụng trong phẫu thuật nong mạch tim, chạy thận nhân tạo, và phẫu thuật bắc cầu tim phổi (CPB).

Xét nghiệm này đo thời gian để cho máu đông sau khi bổ sung một số chất kích thích. Bằng cách kiểm tra tình trạng đông máu với ACT, bác sĩ có thể theo dõi tình trạng của bạn khi đang điều trị với thuốc chống đông máu ví dụ như là heparin.

Cả APTT (xét nghiệm thời gian thromboplastin từng phần hoạt hoá) và ACT (thời gian đông máu hoạt hoá) có thể được sử dụng để theo dõi điều trị heparin cho bệnh nhân trong quá trình CPB (phẫu thuật bắc cầu tim phổi). Tuy nhiên, ACT có nhiều ưu điểm hơn APTT.

Đầu tiên, ACT là chính xác hơn APTT khi heparin liều cao được sử dụng cho mục đích chống đông má Điều này đặc biệt hữu ích trong các tình huống lâm sàng đòi hỏi liều cao heparin, chẳng hạn như trong CPB, khi thuốc chống đông máu liều cao là cần thiết ở mức 10 lần so với sử dụng cho huyết khối tĩnh mạch. APTT không thể đo lường tại các liều cao như vậy. Mục tiêu nhắm đến là ACT đạt 400-480 giây trong CPB (phẫu thuật bắc cầu tim phổi). Thứ hai, ACT ít tốn kém và dễ dàng thực hiện hơn, thậm chí ngay tại giường bệnh. Điều này cho phép khả năng tiếp cận ngay lập tức và giảm thời gian phải thực hiện qua các khoa.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm thời gian đông máu hoạt hoá?

Vì ACT rất ít tốn kém và có thể dễ dàng thực hiện ngay tại giường nên nó đặc biệt hữu ích cho bệnh nhân mắc bệnh:

Can thiệp mạch vành qua da; Chạy thận nhân tạo; Phẫu thuật bắc cầu tim phổi (CPB).

2. Điều cần thận trọng

Kết quả xét nghiệm này sẽ bị ảnh hưởng do những yếu tố sau:

Các điều kiện sinh học như là hạ thân nhiệt, độ loãng của máu, số lượng và chức năng tiểu cầu. Các yếu tố ảnh hưởng đến dược động học của heparin (ví dụ, bệnh thận hoặc bệnh gan) và kháng heparin có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm ACT. Một mẫu vón cục có thể làm tăng kết quả ACT cao hơn mức bình thường. Từ đó làm sai lệch kết quả.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

3. Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm thời gian đông máu hoạt hoá?

Trước khi xét nghiệm, bạn không cần chuẩn bị đặc biệt nào. Bạn không cần phải nhịn ăn hay uống trước khi lấy máu làm xét nghiệm. Tuy nhiên, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm sẽ có lưu ý riêng cho tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn có thể hỏi bác sĩ xem bạn có cần chuẩn bị gì cụ thể hay không.

Ngày đi làm xét nghiệm, bạn nên mặc áo ngắn tay để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu từ cánh tay của bạn.

Quy trình thực hiện xét nghiệm thời gian đông máu hoạt hoá như thế nào?

Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:

Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông; Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn; Tiêm kim vào tĩnh mạch; Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết; Gắn một cái ống để máu chảy ra; Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu; Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm; Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiê

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm thời gian đông máu hoạt hoá?

Bạn có thể không cảm thấy đau khi bị kim đâm vào, ở một số người có thể có cảm giác đau như bị kim chích khi kim đâm qua da. Nhưng khi kim đã nằm trong tĩnh mạch và bắt đầu hút máu thì đa số mọi người không cảm thấy đau nữa. Nói chung, mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.

Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

4. Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Có thể có các kết quả khác nhau giữa những phòng xét nghiệm và bệnh viện khác nhau. Thông thường, khoảng bình thường của kết quả xét nghiệm sẽ được ghi trên giấy thông báo kết quả xét nghiệm. Bạn có thể tham vấn chuyên viên xét nghiệm hoặc bác sĩ chỉ định xét nghiệm cho bạn để biết được cụ thể.

Kết qu bình thường

Máu đông trong 70-120 giây; Nếu bạn được điều trị chống đông thì giá trị bình thường là: 150-600 giâ

Kết qu bt thường

Thời gian đông máu lâu hơn bình thường có thể do:

Sử dụng Heparin; Thiếu hụt yếu tố đông máu; Bệnh xơ gan; Chất ức chế Lupus; Sử dụng Warfarin.

Thời gian đông máu nhanh hơn bình thường có thể do huyết khối, tức là máu đông bất thường trong mạch.

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Thời gian đông máu hoạt hóa, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:10/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM