Chính tả Nhớ - viết: Cao Bằng Tiếng Việt 5

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng viết chính tả, tránh những lỗi sai về từ. eLib đã biên soạn nội dung bài này bám sát chương trình Tiếng Việt 5. Mời các em tham khảo bài học dưới đay nhé, chúc các em học tập tốt.

Chính tả Nhớ - viết: Cao Bằng Tiếng Việt 5

1. Nội dung bài học

- Nhớ và viết lại bài Tập đọc: "Cao Bằng"

- Biết tìm tên riêng thích hợp đã cho sẵn điền vào chỗ trống.

- Biết tìm và viết tên riêng trong đoạn thơ đã cho sẵn.

2. Câu hỏi và hướng dẫn giải

2.1. Giải câu 1 trang 48 SGK Tiếng Việt 5

Câu hỏi:

Nhớ - viết: Cao Bằng (4 khổ thơ đầu)

Sau khi qua Đèo Gió

Ta lại vượt Đèo Giàng

Lại vượt đèo Cao Bắc

Thì ta tới Cao Bằng.

 

Cao Bằng, rõ thật cao!

Rồi dần bằng bằng xuống

Đầu tiên là mận ngọt

Đón môi ta dịu dàng.

 

Rồi đến chị rất thương

Rồi đến em rất thảo

Ông lành như hạt gạo

Bà hiền như suối trong.

 

Còn núi non Cao Bằng

Đo làm sao cho hết

Như lòng yêu đất nước

Sâu sắc người Cao Bằng.

Hướng dẫn giải:

- Viết đúng và đủ bốn khổ thơ bài "Cao Bằng"

- Chú ý viết hoa các tên riêng như: Cao Bằng, Cao Bắc, Đèo Giang. Đèo Gió.

2.2. Giải câu 2 trang 48 SGK Tiếng Việt 5

Câu hỏi:

Tìm tên riêng thích hợp với mỗi ô trống, biết rằng những tên riêng đó là: Điện Biên Phủ, Công Lý, Côn Đảo, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Bế Văn Đàn.

a) Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù.... là chị...

b) Người lấy thân mình làm giá súng trong chiến dịch... là anh...

c) Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đặt mình trên cầu... mưu sát Mắc Na-ma-ra là anh...

Hướng dẫn giải:

a)  Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu.

b) Người lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ là anh Phan Đình Giót

c) Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đặt mìn trên cầu Công Lý mưu sát Mắc Na-ma-ra là anh Nguyễn Văn Trỗi.

2.3. Giải câu 3 trang 48 SGK Tiếng Việt 5

Câu hỏi:

Tìm và viết lại cho đúng các tên riêng có trong đoạn thơ sau:

Cửa gió Tùng Chinh

Đường tuần tra lên chóp Hai ngàn

Gió vù vù quất ngang cành bứa

Trông xa xa nhập nhoè ánh lửa

Vật vờ đầu súng sương sa.

 

Cửa gió này người xưa gọi Ngã ba

Cắt con suối hai chiều dâng lũ

Nơi gió Tùng Chinh, Pù mo, Pù xai hội tụ

Chắn lối mòn lên đỉnh Tùng Chinh.

Theo ĐÀO NGUYÊN BẢO

Hướng dẫn giải:

3. Tổng kết

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Rèn kĩ năng viết chính tả.

- Vận dụng giải bài tập SGK một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày:24/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM