Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc Tiếng Việt 5
eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về những danh nhân, anh hùng của dân tộc. Đồng thời, bài học này còn giúp các em có kĩ năng thực hành tốt một bài kể chuyện. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Mục lục nội dung
1. Nội dung kể chuyện
Bài "Kể chuyện đã nghe, đã đọc" sẽ giúp các em tìm hiểu về những anh hùng, danh nhân, những nhười có công dựng xây nên đất nước từ đó hướng dẫn cho các em trình tự để kể một câu chuyện thế nào cho hay, cho hấp dẫn, thu hút người nghe. Đồng thời qua đó khơi gợi niềm tự hào dân tộc trong lòng mỗi người.
2. Câu hỏi và hướng dẫn giải
a. Câu hỏi: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta.
b. Gợi ý:
- Các anh hùng dân tộc (những người có công lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Ngô quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Quang Trung, Hồ Chí Minh,...).
- Các anh hùng, liệt sĩ tiêu biểu trong lịch sử: Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Lê Lai, Lê Lợi, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học....
- Các nhà chính trị, nhà hoạt động văn hóa khoa học nổi tiếng: Tô Hiến Thành, Chu Văn An, Lê Qúy Đôn,Cao Bá Quát,...
- Chú ý: Các em sắp xếp trình tự câu chuyện hợp lí theo trình tự thời gian. Những câu chuyện mà các em nghe kể có từ người thân hoặc trên sách báo các em có thể tham khảo đọc để kể chuyện tốt hơn.
c. Bài kể chuyện tham khảo:
Cầu ông Chính
Ngày nào đi học, chúng em cũng đi qua chiếc cầu gỗ bắc qua ngòi Thia. Ngòi Thia chỉ rộng độ 15 mét, sâu hơn 2 mét, nhưng về mùa lũ nước cuồn cuộn đục ngầu.
Tháng 9 năm 2000, mưa to, lũ lụt lớn. Chiếc cầu gỗ bắc qua ngòi Thia, chỉ một đêm bị lũ cuốn gần như hết sạch các mảnh ván gỗ và lan can trên cầu.
Sáng thứ hai hôm ấy, mưa đã tạnh, nước ngòi dâng đầy cuốn băng băng. Cầu đã bị trôi hết ván. Hàng mấy chục học sinh tiểu học thôn Hạ và xóm Chùa đứng ngơ ngác nhìn ngòi, nhìn cầu. Bước vào năm học mới được hai tuần, thế là bọn chúng em phải quay trở về nhà.
Bác Chính sĩ quan công binh về hưu, là Hội trưởng Hội cựu chiến binh xã Hồng Phong đã ra tay làm sống lại cây cầu. Bác đã vận động thanh niên và các cán bộ về hưu toàn xã đốn mấy chục cây bạch đàn to, dài trong vườn bác tập kết tại chân cầu. Mấy tay thợ mộc xóm Chùa được điều động đến giúp bác một tay. Mọi thứ vật liệu khác như đinh, móc sắt, dây thép và dây cáp chằng cầu bác đều tự bỏ tiền ra mua sắm. Là kĩ sư công binh thời chiến tranh, nên mọi khâu kĩ thuật. bác đảm đương hết. Các cô giáo trường tiểu học xã phục vụ nước uống và cơm trưa. Đến nửa đêm, cây cầu bắc qua ngòi Thia đã hoàn thành. Năm đó, em là học sinh lớp Một.
Đến nay, chiếc cầu đã trải qua năm năm trời sương gió nắng mưa, được thử thách qua ba cơn lũ lớn. Xe kéo công nông vẫn qua lại bình thường. Ủy ban xã trả bác Chính 5 triệu đồng gọi là tiền gỗ bạch đàn, nhưng bác Chính nói là chiếc cầu tình nghĩa có là bao!
Từ đấy đến nay, chiếc cầu bắc qua ngòi Thia từ làng Hạ, xóm Chùa đi sang làng Thượng, làng Trung của quê em, bà con gọi một cách thân mật là cầu Ông Chính.
3. Tổng kết
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Biết cách tìm ý cho một bài kể chuyện về đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành một bài kể chuyện hay và đặc sắc.
Tham khảo thêm
- doc Tập đọc: Nghìn năm văn hiến Tiếng Việt 5
- doc Chính tả Nghe - viết: Lương Ngọc Quyến Tiếng Việt 5
- doc Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc Tiếng Việt 5
- doc Tập đọc: Sắc màu em yêu Tiếng Việt 5
- doc Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (tuần 2) Tiếng Việt 5
- doc Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa (tuần 2) Tiếng Việt 5
- doc Tập làm văn: Luyện tập làm báo cáo thống kê (tuần 2) Tiếng Việt 5