Luyện từ và câu: Luyện tập về từ trái nghĩa Tiếng Việt 5
Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện những kĩ năng về nhận diện và phân tích từ trái nghĩa trong văn nói và văn viết một cách chính xác. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Nội dung luyện tập
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau.
- Ví dụ: sống - chết, khóc - cười,...
2. Câu hỏi và hướng dẫn giải
2.1. Giải câu 1 trang 43 SGK Tiếng Việt 5
a. Câu hỏi: Tìm những từ trái nghĩa nhau trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
(1) Ăn ít ngon nhiều.
(2) Ba chìm bảy nổi.
(3) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
(4) Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
b. Hướng dẫn giải: Những từ trái nghĩa nhau trong các thành ngữ, tục ngữ trên là:
(1) ít - nhiều.
(2) chìm - nổi.
(3) nắng - mưa.
(4) trẻ - già.
2.2. Giải câu 2 trang 44 SGK Tiếng Việt 5
a. Câu hỏi: Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm.
(1) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí …
(2) Trẻ … cùng đi đánh giặc.
(3) … trên đoàn kết một lòng.
(4) Xa-da-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn … mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa của chiến tranh hủy diệt.
b. Hướng dẫn giải:
(1) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn.
(2) Trẻ già cùng đi đánh giặc.
(3) Dưới trên đoàn kết một lòng.
(4) Xa-đa-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa của chiến tranh hủy diệt.
2.3. Giải câu 3 trang 44 SGK Tiếng Việt 5
a. Câu hỏi: Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống:
(1) Việc … nghĩa lớn.
(2) Áo rách khéo vá, hơn lành … may.
(3) Thức … dậy sớm.
b. Hướng dẫn giải:
(1) Việc nhỏ nghĩa lớn.
(2) Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
(3) Thức khuya dậy sớm.
2.4. Giải câu 4 trang 44 SGK Tiếng Việt 5
a. Câu hỏi: Tìm những từ trái nghĩa nhau:
(1) Tả hình dáng.
M: cao - thấp.
(2) Tả hành động.
M: khóc - cười.
(3) Tả trạng thái.
M: buồn - vui.
(4) Tả phẩm chất
M: tốt – xấu
b. Hướng dẫn giải: Những cặp từ trái nghĩa như:
(1) Tả hình dáng: béo - gầy, cao - lùn, béo múp míp - gầy tong teo, to tướng - bé tẹo, mập - gầy.
(2) Tả hành động: khóc - cười, đứng - ngồi, lên - xuống.
(3) Tả trạng thái: buồn - vui, lạc quan - bi quan, sướng - khổ, hạnh phúc - bất hạnh.
(4) Tả phẩm chất: tốt - xấu, hiền lành - độc ác, khiêm tốn - kiêu căng, khéo léo - vụng về, ngoan - hư, cao thượng - hèn hạ.
2.5. Giải câu 5 trang 44 SGK Tiếng Việt 5
a. Câu hỏi: Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở bài tập trên.
b. Hướng dẫn giải:
- Anh ấy cao thượng bao nhiêu thì cô ta càng hèn hạ bấy nhiêu.
- Chị hai tôi rất sướng nhưng anh ba tôi lại rất khổ.
3. Tổng kết
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Nhận diện được từ trái nghĩa.
- Phân tích được từ trái nghĩa.
Tham khảo thêm
- doc Tập đọc: Những con sếu bằng giấy Tiếng Việt 5
- doc Chính tả Nghe - viết: Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ Tiếng Việt 5
- doc Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa Tiếng Việt 5
- doc Kể chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai Tiếng Việt 5
- doc Tập đọc: Bài ca về trái đất Tiếng Việt 5
- doc Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (tuần 4) Tiếng Việt 5
- doc Tập làm văn: Tả cảnh Tiếng Việt 5