Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh Tiếng Việt 5
Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm được cách lập dàn ý một bài văn tả cảnh. Đồng thời rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả hay. eLib mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt.
Mục lục nội dung
1. Nội dung bài học
- Nắm được cách làm một bài văn tả cảnh.
- Rèn luyện kĩ năng viết bài văn tả cảnh hay.
- Trau dồi vốn từ để viết văn.
2. Câu hỏi và hướng dẫn giải
2.1. Đề số 1
Đề: Lập dàn ý: Một ngày mới bắt đầu ở quê em.
Hướng dẫn giải:
a. Mở bài: giới thiệu buổi sáng ở quê em, nơi em ở
b. Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Không khí buổi sang mát lành, dịu nhẹ vẫn còn sương
+ Mùi lúa chín thơm
+ Những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá
- Tả chi tiết
+ Khi trời còn tối
-
Trời mát mẻ, dễ chịu
-
Bầu trời tôi tối
-
Gà bắt đầu gáy, báo hiệu một buổi sáng lại đến
-
Những chú gà rời khỏi chuồng đi kiếm ăn
-
Có vài nhà bật đèn
-
Một vài nhà còn chìm trong giấc ngủ
-
Có một vài người qua lại trên đường tập thể dục
- Khi trời bắt đầu sáng
+ Bầu trời bắt đầu sáng tỏ và xanh hẳn
+ Hầu như mọi người đều đã dậy
+ Mặt trời dần dần xuất hiện sau rặng tre
+ Trên đường người qua lại bắt đầu nhiều
+ Những chú chim kêu rả rích
- Khi trời sáng hẳn
+ Mặt trời lên, trời trong xanh
+ Nắng bắt đầu gắt
+ Bọn trẻ nô đùa trên đường đến trường
+ Những cô chú nông dân vác cuốc ra đồng
+ Tiếng máy cày, máy gặt rôm rả
+ Gió thổi những cơn nhẹ nhàng
+ Còn vài giọt sương còn đọng trên lá.
c. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về buổi sáng ở quê em, nơi em ở
- Nêu tình cảm với quê hương.
2.2. Đề số 2
Đề: Lập dàn ý: Một đêm trăng đẹp.
Hướng dẫn giải:
a. Mở bài:
- Giới thiệu về đêm trăng đẹp mà em được nhìn thấy.
- Đêm trăng ở đâu cũng có nhưng với em đêm trăng ở quê có vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, chỉ có ở quê đêm trăng mới thực sự tỏa sáng rực rỡ.
b. Thân bài
- Tả bao quát
+ Trăng xuất hiện, cảnh vật hiện ra lung linh dưới ánh trăng. Bóng cây mờ mờ từ đằng xa rồi khuất hẳn.
+ Trăng lên gió của thổi man mát, dễ chịu.
+ Nhiều hoạt động diễn ra khi có trăng: trẻ con tụ tập chơi trốn tìm, người lớn tụ họp nói chuyện,…dưới ánh trăng con người và mọi vật trở nên hư ảo.
- Tả chi tiết
+ Trời càng về khuya thì trăng càng lên cao, trăng sáng rực tỏa sáng lung linh khắp mọi ngõ ngách.
+ Bầu trời trong xanh, lấp lánh nhiều ngôi sao.
+ Ánh trăng soi rọi khắp nơi khiến ta có thể nhìn thấy mọi cảnh vật thật rõ ràng và chi tiết.
+ Gió thổi mát rượi và dễ chịu nữa chứ.
+ Tiếng côn trùng tạo thành bản đồng quê dưới ánh trăng.
c. Kết bài
- Nhận xét về đêm trăng mà em vừa nhìn thấy.
- Thể hiện tình cảm của em với đêm trăng.
2.3. Đề số 3
Đề: Lập dàn ý: Trường em trước buổi học.
Hướng dẫn giải:
a. Mở bài: Giới thiệu cảnh sân trường trước buổi học.
b. Thân bài:
- Tả cảnh bao quát:
+ Cổng trường đã mở nhưng sân trường yên ắng. Những dãy phòng học nằm im lìm chờ đợi học sinh.
- Tả cảnh chi tiết:
+Học sinh lác đác đến trường. Bác lao công mở cửa văn phòng và dọn dẹp.
+ Học sinh trực nhật làm vệ sinh lớp học.
+ Sân trường đông dần học sinh. Các thầy cô giáo đã đến trường. Tà áo dài nhiều màu sắc của các cô giáo điểm xuyết lên nền áo trắng đồng phục của học sinh như những đóa hoa rơi trên nền tuyết trắng.
+ Nắng bắt đầu chiếu sáng các vòm cây. Chim chuyền cành lích rích. Bầy chim sẻ vụt bay lên rồi đáp xuống các bồn hoa. Chúng trò chuyện với nhau líu lo.
+ Một số bạn quây quần chơi đùa, ôn bài râm ran một góc sân.
+ Học sinh Sao đỏ kiểm tra nền nếp các lớp.
+ Trống vào lớp vang lên ba tiếng đanh gọn.
+ Học sinh xếp hàng vào lớp. Các thầy cô giáo đến lớp học mà mình chủ nhiệm.
+ Sân trường trở nên yên lặng, chỉ có tiếng lá reo, tiếng gió rì rào trò chuyện với bác bàng già và cô phượng vĩ.
+ Toàn trường bước vào một ngày học tập hăng say, sôi nổi.
c. Kết bài:
- Nêu cảm xúc của em về quang cảnh sân trường trước buổi học: gắn bó với sinh hoạt trực nhật, vui vẻ được gặp gỡ, vui đùa với các bạn, hân hoan với nề nếp kỉ luật của trường, hăng hái học tập để tiến bộ.
2.4. Đề số 4
Đề: Lập dàn ý: Một khu vui chơi, giải trí mà em thích.
Hướng dẫn giải:
a. Mở bài: Giới thiệu tên công viên mà em định tả: Ở đâu? Em đến đó vào dịp nào hay thường xuyên đến?
b. Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Cảnh quan của công viên (không khí, diện tích, cây, hoa, màu sắc...)
- Tả chi tiết:
+ Từng khu có những loại hoa gì? Màu sắc, vẻ đẹp của các loài hoa?
+ Cây cối trong công viên (cây cổ thụ hay cây mới trồng, sự biến đổi của các loài cây theo thời gian như thế nào? Các cây kiểng được tỉa, xén thành hình các con vật có gì ấn tượng và đẹp?)
+ Những khu đồi nhân tạo hay tự nhiên sẵn có đẹp như thế nào? Cảnh vật có liên quan đến công viên vào buổi sáng (chim chóc, ong bướm, lúc mưa, lúc nắng).
+ Những hoạt động cùa con người vào buổi sáng nơi công viên có gì nhộn nhịp, vui vẻ?
+ Lợi ích của công viên, ý thức bảo vệ chăm sóc công viên.
c. Kết bài: Cảm nghĩ của em khi đến thăm công viên (Tinh thần thoải mái sau những giờ học tập mệt nhọc, gần gũi thiên nhiên...)
3. Tổng kết
Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Cách làm bài văn tả cảnh hay.
- Vận dụng giải câu hỏi SGK.
Tham khảo thêm
- doc Tập đọc: Công việc đầu tiên Tiếng Việt 5
- doc Chính tả Nghe - viết: Tà áo dài Tiếng Việt 5
- doc Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nam nữ Tiếng Việt 5
- doc Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia Tiếng Việt 5
- doc Tập đọc: Bầm ơi Tiếng Việt lớp 5
- doc Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh Tiếng Việt 5
- doc Luyện từ và câu: Ôn luỵện về dấu câu Tiếng Việt 5