Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh

Phần hướng dẫn giải bài tập Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Toán 7 Cơ bản và Nâng cao.

Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh

1. Giải bài 15 trang 114 SGK Toán 7

Vẽ tam giác \(MNP\), biết \(MN=2,5 cm, NP=3cm, PM= 5cm\)

Phương pháp giải:

Dựng tam giác \(ABC\) biết \(AB=c;BC=a;AC=b\)

- Vẽ đoạn \(BC= a\)

- Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ \(BC\) vẽ cung tròn tâm \(B\) bán kính \(c\) và cung tròn tâm \(C\) bán kính \(b\).

- Hai cung tròn cắt nhau tại \(A\).

- Vẽ các đoạn \(AB,AC\), ta được tam giác \(ABC\).

Hướng dẫn giải:

- Vẽ đoạn \(MN= 2,5cm\)

- Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ \(MN\) vẽ cung tròn tâm \(M\) bán kính \(5cm\) và cung tròn tâm \(N\) bán kính \(3cm\).

- Hai cung tròn cắt nhau tại \(P\).

- Vẽ các đoạn \(MP, NP\), ta được tam giác \(MNP\).

2. Giải bài 16 trang 114 SGK Toán 7

Vẽ tam giác biết độ dài mỗi cạnh là \(3\) cm. Sau đó đo góc của tam  giác.

Phương pháp giải:

Dựng tam giác \(ABC\) biết \(AB=c;BC=a;AC=b\)

- Vẽ đoạn \(BC= a\)

- Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ \(BC\) vẽ cung tròn tâm \(B\) bán kính \(c\) và cung tròn tâm \(C\) bán kính \(b\).

- Hai cung tròn cắt nhau tại \(A\).

- Vẽ các đoạn \(AB,AC\), ta được tam giác \(ABC\).

Hướng dẫn giải:

- Vẽ đoạn thẳng \(AB=3\,cm\)

- Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ \(AB\) vẽ cung tròn tâm \(A\) bán kính \(3\,cm\) và cung tròn tâm \(B\) bán kính \(3\,cm\)

- Hai cung tròn cắt nhau tại \(C\).

- Vẽ các đoạn thẳng \(AC, BC\); ta được tam giác \(ABC\) 

- Đo mỗi góc của tam giác \(ABC\) ta được:

\(\widehat{A}=\widehat{B}=\widehat{C}= 60^0\)

3. Giải bài 17 trang 114 SGK Toán 7

Trên mỗi hình sau có tam giác nào bằng nhau? Vì sao? 

Phương pháp giải:

Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì  hai tam giác đó bằng nhau.

Hướng dẫn giải:

Hình 68.

Xét \(∆ABC\) và \(∆ABD\) có:

 +) \(AB\) cạnh chung

 +) \(AC= AD\) (gt)

 +) \(BC=BD\) (gt)

\( \Rightarrow  ∆ABC= ∆ABD\) (c.c.c)

Hình 69. 

Xét \(∆MNQ\) và \(∆QPM \) có: 

+) \(MN = QP\) (gt)

+) \(NQ = PM\) (gt)

+) \(MQ\) cạnh chung

\( \Rightarrow ∆MNQ = ∆QPM \) (c.c.c)

Hình 70.

Xét \(∆EHI\) và \(∆IKE\) có: 

+) \(EH = IK\) (gt)

+) \(HI = KE\) (gt)

+) \(EI\) cạnh chung

\( \Rightarrow  ∆EHI = ∆IKE\) (c.c.c)

Xét \(∆EHK\) và \(∆IKH\) có:

+) \(EH = IK\) (gt)

+) \(EK = IH\) (gt)

+) \(HK\) cạnh chung

\( \Rightarrow ∆EHK = ∆IKH\) (c.c.c)

(Chú ý: gt là giả thiết)  

4. Giải bài 18 trang 114 SGK Toán 7

Xét bài toán: "\(\Delta AMB\) và \(\Delta ANB\) có \(MA=MB, NA=NB\) (h.71). Chứng minh rằng \(\widehat{AMN}=\widehat{BMN}\)."

1) Hãy ghi giả thiết và kết luận của bài toán.

2) Hãy sắp xếp bốn câu sau đây một cách hợp lý để giải bài toán trên :

a) Do đó  \(\Delta AMN=\Delta BMN (c.c.c)\)

b)

\(MN\) cạnh chung

\(MA=MB\) ( giả thiết)

\(NA= NB\) ( giả thiết)

c) Suy ra \(\widehat{AMN}=\widehat{BMN}\) (2 góc tương ứng)

d) \(\Delta AMN\) và \(\Delta BMN\) có: 

Hình 71

Phương pháp giải:

Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì  hai tam giác đó bằng nhau.

Hướng dẫn giải:

1) 

2) Sắp xếp theo thứ tự: d, b, a, c. 

d) \(\Delta AMN\) và \(\Delta BMN\) có: 

b)

\(MN\) cạnh chung

\(MA=MB\) ( giả thiết)

\(NA= NB\) ( giả thiết)

a) Do đó  \(\Delta AMN=\Delta BMN (c.c.c)\) 

c) Suy ra \(\widehat{AMN}=\widehat{BMN}\) (2 góc tương ứng)

5. Giải bài 19 trang 114 SGK Toán 7

Cho hình 72. Chứng minh rằng:

a) \(∆ADE = ∆BDE\).

b) \(\widehat{DAE}=\widehat{DBE}\). 

Hình 72

Phương pháp giải:

Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Hướng dẫn giải:

Xem hình vẽ: 

Câu a: Xét \(∆ADE\) và \(∆BDE\) có:

+) \(DE\) cạnh chung

+) \(AD=BD\) (giả thiết)

+) \(AE=BE\) (giả thiết)

Vậy \( ∆ADE=∆BDE\) (c.c.c)

Câu b: Từ \(∆ADE=∆BDE\) (chứng minh trên)

Suy ra \(\widehat{DAE}=\widehat{DBE}\) (hai góc tương ứng). 

6. Giải bài 20 trang 11 SGK Toán 7

Cho góc \(xOy\) (h.73), Vẽ cung tròn tâm \(O\), cung tròn này cắt \(Ox, Oy\)  theo thứ tự ở \(A,B\) (1). Vẽ các cung tròn tâm \(A\) và tâm \(B\) có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau ở điểm \(C\) nằm trong góc \(xOy\) ((2) (3)). Nối \(O\) với \(C\) (4). Chứng minh \(OC\) là tia phân giác của góc \(xOy\).

Phương pháp giải:

Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì  hai tam giác đó bằng nhau.

Hướng dẫn giải:

Vì \(A,B\) cùng thuộc cung tròn tâm \(O\) nên \(OA=OB\) (cùng bằng bán kính của cung tròn)

Vì \(C\) thuộc cung tròn tâm \(A\) và thuộc cung tròn tâm \(B\) mà 2 cung tròn này cùng bán kính nên \(AC=BC\) 

Nối \(BC, AC\).

Xét \(∆OBC\) và \(∆OAC\) có:

+) \(OB=OA\) (chứng minh trên)

+) \(BC=AC\) (chứng minh trên)

+) \(OC\)  cạnh chung

\( \Rightarrow ∆OBC = ∆OAC(c.c.c)\)

\( \Rightarrow \widehat{BOC}=\widehat{AOC}\) (hai góc tương ứng)

Vậy \(OC\) là tia phân giác của góc \(xOy\).

7. Giải bài 21 trang 115 SGK Toán 7

Cho tam giác \(ABC\). Dùng thước và compa, vẽ các tia phân giác của các góc \(A,B,C.\)

Phương pháp giải:

Áp dụng kết quả của bài 20 trang 115 SGK Toán 7 Tập 1.

Hướng dẫn giải:

Cách vẽ phân giác của góc A (Dựa trên kết quả bài 20).

Vẽ cung tròn tâm A cung này cắt tia AB ,AC theo thứ tự ở M,N

Vẽ các cung tròn tâm M và tâm N có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau ở điểm I.

Nối AI, ta được AI là tia phân giác của góc A.

- Tương tự cho cách vẽ tia phân giác của góc B, C

8. Giải bài 22 trang 115 SGK Toán 7

Cho góc \(xOy\) và tia \(Am\) (h.74a)

Vẽ cung trong tâm \(O\) bán kính \(r\), cung tròn này cắt \(Ox,Oy\) theo thứ tự ở \(B,C\)

Vẽ cung tròn tâm \(A\) bán kính \(r\), cung này cắt kia \(Am\) ở \(D\) (h.74b).

Vẽ cung tròn tâm \(D\) có bán kính bằng \(BC\), cung tròn này cắt cung tròn tâm \(A\) bán kính \(r\) ở \(E\) (h. 74c). 

Chứng minh rằng: \(\widehat{DAE}=\widehat{xOy}.\) 

Phương pháp giải:

Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì  hai tam giác đó bằng nhau.

Hướng dẫn giải:

Kí hiệu \((O;r)\) là đường tròn tâm \(O\) bán kính \(r\). 

Vì \(B, C\) thuộc \((O; r)\) nên \(OB = OC = r.\)

\(D\) thuộc \((A;r)\) nên \(AD = r.\)

\(E\) thuộc \((D; BC)\) và \((A;r)\) nên \(AE = r, DE = BC.\)

Xét \(\Delta DAE\) và \(\Delta BOC\) có: 

\(AD=OB(=r)\)

\(DE=BC\) (chứng minh trên)

\(AE=OC(=r)\)

Suy ra \(∆ DAE= ∆ BOC\;(c.c.c)\)

Suy ra  \(\widehat{DAE}=\widehat{BOC}\) (hai góc tương ứng)

Mà \(\widehat{BOC}=\widehat{xOy}.\)

 Do đó: \(\widehat{DAE}=\widehat{xOy}\) (điều phải chứng minh).

9. Giải bài 23 trang 115 SGK Toán 7

Cho đoạn thẳng \(AB\) dài \(4cm\) Vẽ đường tròn tâm \(A\) bán kính \(2cm\) và đường tròn tâm \(B\) bán kính \(3cm\), chúng cắt nhau ở \(C\) và \(D\), chứng minh rằng \(AB\) là tia phân giác của góc \(CAD\)

Phương pháp giải:

Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Hướng dẫn giải:

Vì \(C\) là giao của đường tròn tâm \(A\) và đường tròn tâm \(B\) nên \(AC=2cm,BC=3cm\) 

Vì \(D\) là giao của đường tròn tâm \(A\) và đường tròn tâm \(B\) nên \(AD=2cm,BD=3cm\)

Do đó \(AC=AD,BC=BD\) 

Xét \(∆BAC\) và \(∆ BAD\) có:

\(AC=AD\) (chứng minh trên)

\(BC=BD\) (chứng minh trên)

\(AB\) cạnh chung.

Suy ra \(∆ BAC= ∆ BAD(c.c.c)\)

Suy ra \(\widehat{BAC}\) = \(\widehat{BAD}\) (hai góc tương ứng)

Vậy \(AB\) là tia phân giác của góc \(CAD\).

Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM