Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Cộng, trừ đa thức
Hướng dẫn Giải bài tập SGK Toán 7 Bài Cộng, trừ đa thức sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 29 trang 40 SGK Toán 7
2. Giải bài 30 trang 40 SGK Toán 7
3. Giải bài 31 trang 40 SGK Toán 7
4. Giải bài 32 trang 40 SGK Toán 7
5. Giải bài 33 trang 40 SGK Toán 7
6. Giải bài 34 trang 40 SGK Toán 7
7. Giải bài 35 trang 40 SGK Toán 7
8. Giải bài 36 trang 41 SGK Toán 7
1. Giải bài 29 trang 40 SGK Toán 7
Tính:
a) \((x + y) + (x - y)\)
b) \((x + y) - (x - y)\)
Phương pháp giải
- Bước 1: Thực hiện bỏ dấu ngoặc theo quy tắc dấu ngoặc.
- Bước 2: Nhóm các hạng tử đồng dạng với nhau.
- Bước 3: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
Hướng dẫn giải
Câu a:
\((x + y) + (x - y) \)
\(\,= x + y + x - y \)
\(\,=(x + x) + (y - y) = 2x\)
Câu b:
\((x + y) - (x - y) \)
\(\,= x + y - x + y \)
\(\,= (x - x) + (y + y) = 2y\)
2. Giải bài 30 trang 40 SGK Toán 7
Tính tổng của đa thức \(P = {x^2}y + {x^3}-x{y^2} + 3\) và \(Q = {x^3} + x{y^2} - xy - 6\).
Phương pháp giải
Để cộng (hay trừ) hai đa thức, ta làm các bước sau:
- Bước 1: Viết hai đa thức trong dấu ngoặc
- Bước 2: Thực hiện bỏ dấu ngoặc (theo quy tắc dấu ngoặc)
- Bước 3: Nhóm các hạng tử đồng dạng
- Bước 4: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
Hướng dẫn giải
\(P + Q = (x^2y + x^3 – xy^2 + 3) + (x^3 + xy^2 – xy – 6)\)
\(= x^2y + x^3 – xy^2 + 3 + x^3 + xy^2 – xy – 6\)
\(= (x^3 + x^3) + x^2y + (xy^2 – xy^2) – xy + (3 – 6)\)
\(= 2x^3 + x^2y – xy – 3\)
3. Giải bài 31 trang 40 SGK Toán 7
Cho hai đa thức:
\(M = 3xyz- 3{x^2} + 5xy - 1\);
\(N = 5{x^2} + xyz - 5xy + 3 - y\).
Tính \(M + N; M - N; N - M\).
Phương pháp giải
Để cộng (hay trừ) hai đa thức, ta làm các bước sau:
- Bước 1: Viết hai đa thức trong dấu ngoặc
- Bước 2: Thực hiện bỏ dấu ngoặc (theo quy tắc dấu ngoặc)
- Bước 3: Nhóm các hạng tử đồng dạng
- Bước 4: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
Hướng dẫn giải
\(M + N = (3xyz – 3x^2 + 5xy – 1) + (5x^2 + xyz – 5xy + 3 – y)\)
\(= 3xyz – 3x^2 + 5xy – 1 + 5x^2 + xyz – 5xy + 3 – y\)
\(= (3xyz + xyz)+( –3x^2 + 5x^2) + (5xy – 5xy) – y + ( – 1+3)\)
\(= 4xyz + 2x^2 – y + 2\)
Vậy đa thức \(2{x^2} + 4xyz - y + 2\) là tổng của hai đa thức \(M\) và \(N\).
\(M – N = (3xyz – 3x^2 + 5xy – 1) – (5x^2 + xyz – 5xy + 3 – y)\)
\(= 3xyz – 3x^2 + 5xy – 1 – 5x^2 – xyz + 5xy – 3 + y\)
\(= (– 3x^2 – 5x^2) + (3xyz – xyz) + (5xy + 5xy) + y +(– 1 – 3)\)
\(= –8x^2 + 2xyz + 10xy + y – 4.\)
Vậy đa thức \( - 8{x^2} + 2xyz + 10xy + y - 4\) là hiệu của hai đa thức \(M\) và \(N\).
\(N – M = (5x^2 + xyz – 5xy + 3 – y) – (3xyz – 3x^2 + 5xy – 1)\)
\(= 5x^2 + xyz – 5xy + 3 – y – 3xyz + 3x^2 – 5xy +1\)
\(= (5x^2 + 3x^2)+ (xyz – 3xyz)+( – 5xy – 5xy) + (3 + 1 )– y\)
\(= 8x^2 – 2xyz – 10xy – y + 4.\)
Vậy đa thức \(8{x^2} - 2xyz - 10xy - y + 4\) là hiệu của hai đa thức \(N\) và \(M\).
Chú ý: Vì M – N và N – M là hai đa thức đối nhau nên ta chỉ cần đổi dấu mỗi hạng tử của đa thức M – N (đã tìm được trước đó) là thu được đa thức N – M.
4. Giải bài 32 trang 40 SGK Toán 7
Tìm đa thức \(P\) và đa thức \(Q\), biết:
a) \(P + ({x^2} - 2{y^2}) = {x^2} - {y^2} + 3{y^2} - 1\)
b) \(Q - (5{x^2}-xyz) = xy + 2{x^2} - 3xyz + 5\).
Phương pháp giải
Coi vai trò của \(P, Q\) như \(X\), còn các đa thức khác là giá trị đã biết. Áp dụng các quy tắc để tìm \(X\):
a) \(P\) có vai trò là số hạng chưa biết. Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
b) \(Q\) có vai trò là số bị trừ. Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
Hướng dẫn giải
Câu a:
\(P + (x^2 – 2y^2) = x^2 - y^2 + 3y^2 – 1\)
⇒ \(P = (x^2 – y^2 + 3y^2 – 1) – (x^2 – 2y^2)\)
\(= x2 – y2 + 3y2 – 1 – x2 + 2y2\)
\(= (x^2 – x^2) + ( – y^2 + 3y^2+ 2y^2) – 1\)
\(= 0+ 4y^2 – 1= 4y^2 – 1.\)
Vậy \(P = 4{y^2}-1\)
Câu b:
\(Q – (5x^2 – xyz) = xy + 2x^2 – 3xyz + 5\)
⇒ \(Q = (xy + 2x^2 – 3xyz + 5) + (5x^2 – xyz)\)
\(= xy + 2x^2 – 3xyz + 5 + 5x^2 – xyz\)
\(= (2x^2+ 5x^2) + (- 3xyz – xyz) + xy + 5\)
\(= 7x^2 – 4xyz + xy + 5.\)
Vậy \(Q = 7{x^2}-4xyz + xy + 5\)
5. Giải bài 33 trang 40 SGK Toán 7
Tính tổng của hai đa thức:
a) \(M = {x^2}y + 0,5x{y^3}-7,5{x^3}{y^2} + {x^3}\) và \(N = 3x{y^3}-{x^2}y + 5,5{x^3}{y^2}\)
b) \(P = {x^5} + xy{\rm{ }} + {\rm{ }}0,3{y^2}-{\rm{ }}{x^2}{y^3}-2\) và \(Q = {x^2}{y^3} + 5 - 1,3{y^2}\)
Phương pháp giải
Để cộng (hay trừ) hai đa thức, ta làm các bước sau:
- Bước 1: Viết hai đa thức trong dấu ngoặc
- Bước 2: Thực hiện bỏ dấu ngoặc (theo quy tắc dấu ngoặc)
- Bước 3: Nhóm các hạng tử đồng dạng
- Bước 4: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
Hướng dẫn giải
Câu a:
\(M + N = (x^2y + 0,5xy^3 – 7,5x^3y^2 + x^3) + (3xy^3 – x^2y + 5,5x^3y^2)\)
\(= x^2y + 0,5xy^3 – 7,5x^3y^2 + x^3+ 3xy^3 – x^2y + 5,5x^3y^2\)
\(= (– 7,5x^3y^2 + 5,5x^3y^2) + (x^2y – x^2y ) + (0,5xy^3 + 3xy^3)+ x^3\)
\(= –2x^3y^2 + 0 + 3,5xy^3 + x^3\)
\(= –2x^3y^2 + 3,5xy^3 + x^3.\)
Vậy đa thức \( - 2{x^3}{y^{2}} + 3,5x{y^3} + {x^3}\) là tổng của hai đa thức \(M\) và \(N\)
Câu b:
\(P + Q = (x^5 + xy + 0,3y^2 – x^2y^3 – 2) + (x^2y^3 + 5 – 1,3y^2)\)
\(= x^5 + xy + 0,3y^2 – x^2y^3 – 2 + x^2y^3 + 5 – 1,3y^2\)
\(= x^5 +(– x^2y^3 + x^2y^3)+ (0,3y^2 – 1,3y^2)+ xy +(– 2 + 5)\)
\(= x^5 + 0 – y^2 + xy + 3.\)
\(= x5 – y2 + xy + 3.\)
Vậy đa thức \({x^5} - {y^{2}} + xy + 3\) là tổng của hai đa thức \(P\) và \(Q\).
6. Giải bài 34 trang 40 SGK Toán 7
Tính tổng của các đa thức:
a) \(P = {x^2}y +x{y^2}-5{x^2}{y^2} + {x^3}\) và \(Q=3x{y^2}-{x^2}y+{x^2}{y^2}\)
b) \(M = {x^3} + xy + {y^2}-{x^2}{y^{2}}-2\) và \(N = {x^2}{y^2} + 5-{y^2}\)
Phương pháp giải
Để cộng (hay trừ) hai đa thức, ta làm các bước sau:
- Bước 1: Viết hai đa thức trong dấu ngoặc
- Bước 2: Thực hiện bỏ dấu ngoặc (theo quy tắc dấu ngoặc)
- Bước 3: Nhóm các hạng tử đồng dạng
- Bước 4: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
Hướng dẫn giải
Câu a:
\(P + Q = (x^2y + xy^2 – 5x^2y^2 + x^3) + (3xy^2 – x^2y + x^2y^2)\)
\(= x^2y + xy^2 – 5x^2y^2 + x^3 + 3xy^2 – x^2y + x^2y^2\)
\(= x^3 +(– 5x^2y^2 + x^2y^2)+ (x^2y – x^2y) + (xy^2+ 3xy^2)\)
\(= x^3 – 4x^2y^2 + 0 + 4xy^2\)
\(= x^3 – 4x^2y^2 + 4xy^2\)
Vậy đa thức \({x^3}-{\rm{ }}4{x^2}{y^2} + {\rm{ }}4x{y^2}\) là tổng của hai đa thức \(P\) và \(Q\).
Câu b:
\(M + N = (x^3 + xy + y^2 – x^2y^2 – 2) + (x^2y^2 + 5 – y^2)\)
\(= x^3 + xy + y^2 – x^2y^2 – 2 + x^2y^2 + 5 – y^2\)
\(= x^3 + (– x^2y^2 + x^2y^2) + (y^2 – y^2) + xy + (– 2 + 5)\)
\(= x^3 + 0 + 0 + xy + 3\)
\(= x^3 + xy + 3.\)
Vậy đa thức \({x^3} +xy +3\) là tổng của hai đa thức \(M\) và \(N\).
7. Giải bài 35 trang 40 SGK Toán 7
Cho hai đa thức:
\(M= {x^2}-2xy + {y^2}\);
\(N = {y^2} + 2xy + {x^2} + 1\).
a) Tính \(M + N\)
b) Tính \(M - N\)
Phương pháp giải
Để cộng (hay trừ) hai đa thức, ta làm các bước sau:
- Bước 1: Viết hai đa thức trong dấu ngoặc
- Bước 2: Thực hiện bỏ dấu ngoặc (theo quy tắc dấu ngoặc)
- Bước 3: Nhóm các hạng tử đồng dạng
- Bước 4: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
Hướng dẫn giải
Câu a:
\(M + N = (x^2 – 2xy + y^2)+ (y^2 + 2xy + x^2 + 1)\)
\(= x^2 – 2xy + y^2 + y^2 + 2xy + x^2 + 1\)
\(= (x^2+ x^2) + (y^2 + y^2) + (– 2xy+ 2xy) + 1\)
\(= 2x^2 + 2y^2 + 0 + 1\)
\(= 2x2 + 2y2 +1\)
Câu b:
\(M – N = (x^2 – 2xy + y^2)– (y^2 +2xy +x^2 + 1)\)
\(= x^2 – 2xy + y^2 – y^2 – 2xy – x^2 – 1\)
\(= (x^2– x^2) + (y^2 – y^2) + (– 2xy – 2xy) – 1\)
\(= 0 + 0 – 4xy – 1\)
\(= – 4xy – 1.\)
8. Giải bài 36 trang 41 SGK Toán 7
Tính giá trị của mỗi đa thức sau:
a) \({x^{2}} + 2xy-3{x^3} + 2{y^3} + 3{x^3}-{y^3}\) tại \(x = 5\) và \(y = 4\)
b) \(xy - {x^2}{y^2} +{x^4}{y^4}-{x^6}{y^6} + {x^8}{y^8}\) tại \(x = -1\) và \(y = -1\)
Phương pháp giải
- Bước 1: Thu gọn đa thức đã cho bằng cách thu gọn các hạng tử đồng dạng.
- Bước 2: Thay giá trị của \(x\) và \(y\) vào đa thức sau khi thu gọn rồi tính giá trị.
Hướng dẫn giải
Câu a:
Đặt \(A = {x^2} + 2xy - 3{x^3} + 2{y^3} + 3{x^3} - {y^3}\)
Trước hết ta thu gọn đa thức \(A\)
\(\eqalign{
& A = {x^2} + 2xy - 3{x^3} + 2{y^3} + 3{x^3} - {y^3} \cr
& \,\,\,\,\,\, = {x^2} + 2xy + \left( { - 3{x^3} + 3{x^3}} \right) + \left( {2{y^3} - {y^3}} \right) \cr
& \,\,\,\,\, = {x^2} + 2xy + {y^3} \cr} \)
Thay \(x = 5; y = 4\) vào đa thức \(A={x^2} + 2xy + {y^3}\) ta được:
\({5^2} + 2.5.4 + {4^3} = 25 + 40 + 64 = 129\).
Vậy giá trị của đa thức \(A\) tại \(x = 5\) và \(y = 4\) là \(129\).
Câu b:
Đặt \(M=xy - {x^2}{y^2} +{x^4}{y^4}-{x^6}{y^6} + {x^8}{y^8}\)
Thay \(x = -1; y = -1\) vào đa thức \(M\) ta được:
\(\left( { - 1} \right).\left( { - 1} \right) - {\left( { - 1} \right)^2}.{\left( { - 1} \right)^2} \)\(\,+ {\left( { - 1} \right)^4}.{\left( { - 1} \right)^{4}} - {\left( { - 1} \right)^6}.{\rm{ }}{\left( { - 1} \right)^6} \)\(\,+ {\left( { - 1} \right)^8}.{\left( { - 1} \right)^8}\)
\( = 1 - 1 + 1 - 1 + 1 = 1\).
Vậy giá trị của đa thức \(M\) tại \(x = -1\) và \(y = -1\) là \(1\).
Cách khác:
\(M=xy - {x^2}{y^2} +{x^4}{y^4}-{x^6}{y^6} + {x^8}{y^8}\)
\(M=xy-(xy)^2+(xy)^4-(xy)^6+(xy)^8\)
Với \(x=-1;y=-1\) thì \(xy=(-1).(-1)=1\) nên \(M=1-1^2+1^4-1^6+1^8\)\(=1-1+1-1+1=1\)
9. Giải bài 37 trang 41 SGK Toán 7
Viết một đa thức bậc \(3\) với hai biến \(x,\, y\) có ba hạng tử.
Phương pháp giải
Áp dụng quy tắc tính bậc: Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.
Hướng dẫn giải
Có nhiều cách viết, chẳng hạn:
Đa thức bậc \(3\) có \(2\) biến \(x, y\) có \(3\) hạng tử có thể là :
\(x^3 + x^2y - xy \,;\)
\(x^3 + 5xy + 3 \,;\)
\( x + y^3 + 9\, ; ... \)
10. Giải bài 38 trang 41 SGK Toán 7
Cho các đa thức:
\(A = {x^2}-2y + xy + 1\)
\(B = {x^2} + y - {x^2}{y^2} - 1\).
Tìm đa thức \(C\) sao cho:
a) \(C = A + B\)
b) \(C + A = B\)
Phương pháp giải
Câu a:
Đa thức \(C\) là tổng của hai đa thức \(A\) và \(B\).
Câu b:
\(C\) có vai trò là số hạng chưa biết. Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
Tức là đa thức \(C\) là hiệu của hai đa thức \(B\) và \(A\).
Hướng dẫn giải
Câu a:
\(C = A + B = (x^2 – 2y + xy + 1) + (x^2 + y – x^2y^2 – 1)\)
\(C = x^2 – 2y + xy + 1 + x^2 + y – x^2y^2 – 1\)
\(C = (x^2+ x^2) + (– 2y + y) + xy – x^2y^2 + (1 – 1)\)
\(C = 2x^2 – y + xy – x^2y^2 + 0\)
\(C = 2x^2 – y + xy – x^2y^2\)
Câu b:
\(C + A = B ⟹ C = B – A\)
\(C = (x^2 + y – x^2y^2 – 1) – (x^2 – 2y + xy + 1)\)
\(C = x^2 + y – x^2y^2 – 1 – x^2 + 2y – xy – 1\)
\(C = (x^2– x^2) + (y + 2y) – x^2y^2 – xy + ( - 1 – 1)\)
\(C = 0 + 3y – x^2y^2 – xy – 2\)
\(C = 3y – x^2y^2 – xy – 2\)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 3: Đơn thức
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Đơn thức đồng dạng
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 5: Đa thức
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 7: Đa thức một biến
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 8: Cộng, trừ đa thức một biến
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 9: Nghiệm của đa thức một biến
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Ôn tập Chương 4: Biểu thức đại số