Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 3: Đại lượng tỉ lệ nghịch
Mời các em cùng tham khảo phần hướng dẫn giải bài tập Đại lượng tỉ lệ nghịch. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 12 trang 58 SGK Toán 7
Cho biết hai đại lượng \(x\) và \(y\) tỉ lệ nghịch với nhau và khi \(x = 8\) thì \(y = 15\)
a) Tìm hệ số tỉ lệ
b) Hãy biểu diễn \(y\) theo \(x\);
c) Tính giá trị của \(y\) khi \(x =6; x = 10\).
Phương pháp giải
Nếu đại lượng \(y\) liên hệ với đại lượng \(x\) theo công thức \(y = \dfrac{a}{x}\) hay \(xy=a\) (\(a\) là một hằng số khác \(0\)) thì ta nói \(y\) tỉ lệ nghịch với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(a.\)
Hướng dẫn giải
Câu a: \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên công thức tổng quát \(y = \dfrac{a}{x}\) \((a\ne0)\)
Theo đề bài \(x = 8\) thì \(y = 15\), thay vào công thức \(y = \dfrac{a}{x}\) ta được:
\(15 = \dfrac{a}{8}\) hay \(a = 15.8 = 120\)
Vậy hệ số tỉ lệ là \(120.\)
Câu b: Công thức biểu diễn \(y\) theo \(x\) là: \(y = \dfrac{120}{x}\)
Câu c: Khi \(x = 6\) thì \(y = \dfrac{120}{6} = 20\).
Khi \(x = 10\) thì \(y = \dfrac{120}{10} = 12\).
2. Giải bài 13 trang 58 SGK Toán 7
Cho biết \(x \) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:
Phương pháp giải
Nếu đại lượng \(y\) liên hệ với đại lượng \(x\) theo công thức \(y = \dfrac{a}{x}\) hay \(xy=a\) (\(a\) là một hằng số khác \(0\)) thì ta nói \(y\) tỉ lệ nghịch với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(a.\)
Hướng dẫn giải
\(x \) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên \(x,y\) liên hệ với nhau theo công thức: \(y = \dfrac{a}{x}\) \((a\ne 0)\) hay \(x.y=a\)
Từ cột thứ 6 ta có \(x=4,y=1,5\) nên hệ số \(a = x.y=4.1,5 = 6\).
Vậy đại lượng \(x,y\) liên hệ với nhau theo công thức: \(y = \dfrac{6}{x}\)
Cột thứ hai ta có \(x=0,5\) suy ra \(y = \dfrac{6}{{0,5}} = 12\)
Cột thứ ba ta có: \(x=-1,2\) suy ra \(y = \dfrac{6}{{ - 1,2}} = - 5\)
Cột thứ tư ta có: \(y=3\) suy ra \(x = \dfrac{6}{y}= \dfrac{6}{3} = 2\)
Cột thứ năm ta có: \(y=-2\) suy ra \(x = \dfrac{6}{y}= \dfrac{6}{{ - 2}} = - 3\)
Cột thứ bảy ta có: \(x=6\) suy ra \(y = \dfrac{6}{6} = 1\)
Ta được bảng sau:
3. Giải bài 14 trang 58 SGK Toán 7
Cho biết \(35\) công nhân xây một ngôi nhà hết \(168\) ngày. Hỏi \(28\) công nhân xây ngôi nhà đó hết bao nhiêu ngày? ( Giả sử năng suất của mỗi công nhân là như nhau)
Phương pháp giải
Tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch:
Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng nghịch đảo của tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
\( \dfrac{x_{1}}{x_{2}}= \dfrac{y_{2}}{y_{1}}; \dfrac{x_{1}}{x_{3}}= \dfrac{y_{3}}{y_{1}}\); ...
Hướng dẫn giải
Gọi số ngày do \(28\) công nhân xây xong ngôi nhà là \(x\) (ngày) \((x>0)\)
Vì năng suất làm việc của mỗi người là như nhau nên số công nhân và số ngày xây xong ngôi nhà là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
Theo tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch ta có:
\( \dfrac{35}{28}= \dfrac{x}{168}\)
\(\Rightarrow x = \dfrac{35.168}{28}= 210\) (thỏa mãn).
Vậy \(28\) công nhân xây ngôi nhà đó trong \(210\) ngày.
4. Giải bài 15 trang 58 SGK Toán 7
a) Cho biết đội \(A\) dùng \(x\) máy cày (có cùng năng suất) để cày xong một cánh đồng hết \(y\) giờ. Hai đại lượng \(x\) và \(y\) có tỉ lệ nghịch với nhau không?
b) Cho biết \(x\) là số trang đã đọc xong và \(y\) là số trang còn lại chưa đọc của một quyển sách. Hỏi \(x\) và \(y\) có phải là hai đại lượng tỉ lệ nghịch không?
c) Cho biết \(a\,(m)\) là chu vi của bánh xe, \(b\) là số vòng quay được của bánh xe trên đoạn đường xe lăn từ \(A\) đến \(B.\) Hỏi \(a\) và \(b\) có phải là hai đại lượng tỉ lệ nghịch không?
Phương pháp giải
Nếu đại lượng \(y\) liên hệ với đại lượng \(x\) theo công thức \(y = \dfrac{a}{x}\) hay \(xy=a\) (\(a\) là một hằng số khác \(0\)) thì ta nói \(y\) tỉ lệ nghịch với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(a.\)
Hướng dẫn giải
Câu a: Tích \(xy\) là hằng số (diện tích cánh đồng) nên \(x\) và \(y\) tỉ lệ nghịch với nhau.
Câu b: Tổng \(x+ y\) là hằng số (tổng số trang của quyển sách) nên \(x\) và \(y\) không tỉ lệ nghịch với nhau
Câu c: Tích \(ab\) là hằng số (chiều dài đoạn đường từ \(A\) đến \(B\)) nên \(a\) và \(b\) tỉ lệ nghịch với nhau.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 1: Đại lượng tỉ lệ thuận
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 5: Hàm số
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Mặt phẳng tọa độ
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 7: Đồ thị hàm số y = ax (a # 0)
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Ôn tập chương 2: Hàm số và đồ thị