Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Đơn thức đồng dạng
Hướng dẫn Giải bài tập SGK Toán 7 Bài Đơn thức đồng dạng sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 15 trang 34 SGK Toán 7
Xếp các đơn thức sau thành từng nhóm các đơn thức đồng dạng:
\(\dfrac{5}{3}{x^2}y;\,\,\,x{y^2};\,\,\, - \dfrac{1}{2}{x^2}y;\,\, - 2x{y^2};\,\,\,{x^2}y;\)
\(\dfrac{1}{4}x{y^2};\,\,\,\,\, - \dfrac{2}{5}{x^2}y;\,\,\,\,\,xy\).
Phương pháp giải
Áp dụng định nghĩa: Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác không và có cùng phần biến.
Chú ý: Mọi số khác \(0\) được coi là đơn thức đồng dạng với nhau.
Hướng dẫn giải
Các nhóm đơn thức đồng dạng là:
Nhóm 1: \(\dfrac{5}{3}{x^2}y;\,\, - \dfrac{1}{2}{x^2}y;\,\,\,{x^2}y;\,\,\, - \dfrac{2}{5}{x^2}y\)
Nhóm 2: \(x{y^2};\,\,\, - 2x{y^2};\,\,\,\dfrac{1}{4}x{y^2}\)
Còn lại đơn thức \(xy\) không đồng dạng với các đơn thức đã cho.
(Nhóm 1: có cùng phần biến là \(x^2y\), nhóm 2 có cùng phần biến là \(xy^2\))
2. Giải bài 16 trang 34 SGK Toán 7
Tìm tổng của ba đơn thức: \(25x{y^2};{\text{ }}55x{y^2}\) và \(75x{y^2}\)
Phương pháp giải
Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
Hướng dẫn giải
Tổng của \(3\) đơn thức đã cho là:
\(25x{y^2} + 55x{y^{2}} + 75x{y^2} \)
\(\,= \left( {25 + 55 + 75} \right).x{y^2} = 155x{y^2}\)
3. Giải bài 17 trang 35 SGK Toán 7
Tính giá trị của biểu thức sau tại \(x = 1\) và \(y = -1\):
\(\dfrac{1}{2}{x^5}y - \dfrac{3}{4}{x^5}y + {x^5}y\).
Phương pháp giải
Bước 1: Thu gọn biểu thức đã cho.
Bước 2: Thay giá trị của \(x=1\) và \(y=-1\) vào đơn thức thu gọn rồi tính giá trị của biểu thức.
Hướng dẫn giải
Đặt \(A=\dfrac{1}{2}{x^5}y - \dfrac{3}{4}{x^5}y + {x^5}y\)
Ta có:
\(\eqalign{
& A = {1 \over 2}{x^5}y - {3 \over 4}{x^5}y + 1.{x^5}y \cr
& A = \left( {{1 \over 2} - {3 \over 4} + 1} \right){x^5}y \cr & A = \left( {{2 \over 4} - {3 \over 4} +{4 \over 4} } \right){x^5}y\cr
& A = {3 \over 4}{x^5}y \cr} \)
Thay \(x = 1; y = -1\) vào biểu thức \(\displaystyle A={3 \over 4}{x^5}y,\) ta được :
\(A=\dfrac{3}{4}.1^5.(-1) =\dfrac{3}{4}.1.(-1) = \dfrac{-3}{4}\).
Vậy giá trị của biểu thức đã cho tại \(x = 1\) và \(y = -1\) là \(\dfrac{-3}{4}\).
4. Giải bài 18 trang 35 SGK Toán 7
Đố:
Tên của tác giả cuốn Đại Việt sử kí dưới thời vua Trần Nhân Tông được đặt cho một đường phố của Thủ đô Hà Nội. Em sẽ biết tên tác giả đó bằng cách tính tổng và hiệu dưới đây rồi viết chữ tương ứng vào ô dưới kết quả được cho trong bảng sau:
V: \(2{x^2} + 3{x^2} - \dfrac{1}{2}{x^2}\);
N: \( - \dfrac{1}{2}{x^2} + {x^2}\);
H: \( xy - 3xy + 5xy\);
Ă: \(7{y^2}{z^3} + ( - 7{y^2}{z^3})\);
Ư: \(5xy -\dfrac{1}{3} xy + xy\);
U: \( - 6{x^2}y-6{x^2}y\);
Ê: \(3x{y^2} - ( - 3x{y^2})\);
L: \(- \dfrac{1}{5}{x^2} + \left( { - \dfrac{1}{5}{x^2}} \right)\);
Phương pháp giải
Bước 1: Ta thu gọn các đơn thức đồng dạng
Bước 2: Xác định mỗi chữ cái tương ứng với kết quả trong ô trống của bảng.
Hướng dẫn giải
Trước hết ta thu gọn các đơn thức đồng dạng để xác định mỗi chữ cái tương ứng với kết quả nào trong ô trống của bảng.
V: \(2{x^2} + 3{x^2} - \dfrac{1}{2}{x^2} = \left( {2 + 3 - \dfrac{1}{2}} \right){x^2} \)
\(\,= \left( {\dfrac{4}{2} + \dfrac{6}{2} - \dfrac{1}{2}} \right){x^2} = \dfrac{9}{2}{x^2}\)
N: \( - \dfrac{1}{2}{x^2} + {x^2} = \left( { - \dfrac{1}{2} + 1} \right){x^2} \)
\(\,= \left( { - \dfrac{1}{2} + \dfrac{2}{2}} \right){x^2} = \dfrac{1}{2}{x^2}\)
H: \(xy - 3xy + 5xy = \left( {1 - 3 + 5} \right)xy\)\(\, = 3xy\);
Ă: \(7{y^2}{z^3} + ( - 7{y^2}{z^3}) = \left[ {7 + \left( { - 7} \right)} \right]{y^2}{z^3} \)
\(\,= 0\);
Ư: \(5xy - \dfrac{1}{3}xy + xy = \left( {5 - \dfrac{1}{3} + 1} \right)xy\)
\(\, = \left( {\dfrac{{15}}{3} - \dfrac{1}{3} + \dfrac{3}{3}} \right)xy = \dfrac{{17}}{3}xy\)
U: \( - 6{x^2}y - 6{x^2}y = \left[ {\left( { - 6} \right) - 6} \right]{x^2}y \)
\(\,= - 12{x^2}y\)
Ê: \(3x{y^2} - ( - 3x{y^2}) = 3x{y^2} + 3x{y^2} \)
\(\,= \left( {3 + 3} \right)x{y^2} = 6x{y^2}\)
L: \( - \dfrac{1}{5}{x^2} + \left( { - \dfrac{1}{5}{x^2}} \right) \)
\(\,= \left[ {\left( { - \dfrac{1}{5}} \right) + \left( { - \dfrac{1}{5}} \right)} \right]{x^2}\)
\(\, = \dfrac{{ - 2}}{5}{x^2}\)
Ta có bảng kết quả sau:
Vậy tên của tác giả cuốn Đại Việt sử kí là Lê Văn Hưu.
5. Giải bài 19 trang 36 SGK Toán 7
Tính giá trị của biểu thức \(16{x^2}{y^5} - 2{x^3}{y^2}\) tại \(x = 0,5\) và \(y = -1\).
Phương pháp giải
Thay \(x = 0,5\) và \(y = -1\) vào biểu thức đã cho rồi tính giá trị biểu thức đó.
Hướng dẫn giải
Thay \(x = 0,5=\dfrac{1}{2}\) và \(y = -1\) vào biểu thức \(16{x^2}{y^5} - 2{x^3}{y^2}\) ta có:
\(\eqalign{
& 16.{\left( {{1 \over 2}} \right)^2}.{\left( { - 1} \right)^5} - 2.{\left( {{1 \over 2}} \right)^3}.{\left( { - 1} \right)^2} \cr
& = 16.{1 \over 4}.\left( { - 1} \right) - 2.{1 \over 8}.1 \cr
& = - 4 - {2 \over 8} = - 4 - {1 \over 4} \cr
& = {{ - 16} \over 4} - {1 \over 4} = {{ - 17} \over 4} \cr} \)
Vậy giá trị của biểu thức \(16{x^2}{y^5} - 2{x^3}{y^2}\) tại \(x = 0,5\) và \(y = -1\) là \(\dfrac{-17}{4}\).
6. Giải bài 20 trang 36 SGK Toán 7
Viết ba đơn thức đồng dạng với đơn thức \(- 2{x^2}y\) rồi tính tổng của cả bốn đơn thức đó.
Phương pháp giải
- Tìm đơn thức đồng dạng dựa vào định nghĩa: Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác không và có cùng phần biến.
- Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
Hướng dẫn giải
Có vô số các đơn thức đồng dạng với đơn thức \( - 2{x^2}y\) có dạng: \(k.x^2y\) (với \(k\) tùy ý khác \(0)\)
Chọn ba đơn thức đồng dạng với \( - 2{x^2}y\) là:
\(5{x^2}y;\,\,\,\dfrac{2}{3}{x^2}y;\,\, - \dfrac{1}{3}{x^2}y\)
Tổng cả bốn đơn thức đó là :
\(\eqalign{
& - 2{x^2}y + 5{x^2}y + \,\,{2 \over 3}{x^2}y + \,\left( {\, - {1 \over 3}{x^2}y} \right) \cr
& = \left[ { - 2 + 5 + {2 \over 3} + \left( { - {1 \over 3}} \right)} \right]{x^2}y \cr
& = \left[ {{{ - 6} \over 3} + {{15} \over 3} + {2 \over 3} + \left( { - {1 \over 3}} \right)} \right]{x^2}y \cr
& = {{10} \over 3}{x^2}y \cr} \)
7. Giải bài 21 trang 36 SGK Toán 7
Tính tổng của các đơn thức:
\(\dfrac{3}{4}xy{z^2};\,\,\,\dfrac{1}{2}xy{z^2};\,\,\, - \dfrac{1}{4}xy{z^2}\)
Phương pháp giải
Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
Hướng dẫn giải
Tổng của các đơn thức: \(\dfrac{3}{4}xy{z^2};\,\,\,\dfrac{1}{2}xy{z^2};\,\,\, - \dfrac{1}{4}xy{z^2}\) là:
\(\eqalign{
& {3 \over 4}xy{z^2} + \,{1 \over 2}xy{z^2} + \,\left( { - {1 \over 4}xy{z^2}} \right) \cr
& = \left( {{3 \over 4} + {1 \over 2} - {1 \over 4}} \right)xy{z^2} \cr
& = \left( {{3 \over 4} + {2 \over 4} - {1 \over 4}} \right)xy{z^2} \cr
& = {4 \over 4}xy{z^2} = xy{z^2} \cr} \)
8. Giải bài 22 trang 36 SGK Toán 7
Tính tích các đơn thức sau rồi tìm bậc của đơn thức nhận được:
a) \(\dfrac{{12}}{{15}}{x^4}{y^2}\) và \(\dfrac{5}{9} xy\)
b) \( - \dfrac{1}{7}{x^2}y\) và \( - \dfrac{2}{5}x{y^4}\)
Phương pháp giải
- Để nhân hai đơn thức, ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau.
- Bậc của đơn thức có hệ số khác không là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó.
Hướng dẫn giải
Câu a:
Tích của hai đơn thức \(\dfrac{{12}}{{15}}{x^4}{y^2}\) và \(\dfrac{5}{9} xy\) là
\(\eqalign{
& {{12} \over {15}}{x^4}{y^2}.{5 \over 9}xy \cr
& = \left( {{{12} \over {15}}.{5 \over 9}} \right).\left( {{x^4}.x} \right).\left( {{y^2}.y} \right) \cr
& = {{60} \over {135}}{x^5}{y^3} = {4 \over 9}{x^5}{y^3} \cr} \)
Phần biến \(x\) có số mũ là \(5\), biến \(y\) có số mũ là \(3\).
Ta có: \(5+3=8\)
Vậy đơn thức thu được có bậc \(8\).
Câu b:
Tích của hai đơn thức \( - \dfrac{1}{7}{x^2}y\) và \( - \dfrac{2}{5}x{y^4}\) là:
\(\eqalign{
& \left( { - {1 \over 7}{x^2}y} \right).\left( { - {2 \over 5}x{y^4}} \right) \cr
& = \left( { - {1 \over 7}} \right).\left( { - {2 \over 5}} \right).\left( {{x^2}.x} \right).\left( {y.{y^4}} \right) \cr
& = {2 \over {35}}{x^3}{y^5} \cr} \)
Phần biến \(x\) có số mũ là \(3\), biến \(y\) có số mũ là \(5\).
Ta có: \(3+5=8\)
Vậy đơn thức thu được có bậc \(8\).
9. Giải bài 23 trang 36 SGK Toán 7
Điền các đơn thức thích hợp vào ô trống:
a) \(3{x^2}y\) + \(\square\) \( = {\rm{ }}5{x^2}y\)
b) \(\square\) \( - {\rm{ }}2{x^2}\) \( =- 7{x^2}\)
c) \(\square\) + \(\square\) + \(\square\) \( = {x^5}\)
Phương pháp giải
a) Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
b) Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
c) Cách 1:Tách \(x^5\) thành tổng 3 đơn thức đồng dạng với \(x^5\).
Cách 2: Điền 1 ô là \(x^5\), thì 2 ô còn lại là \(2\) đơn thức đồng dạng có hệ đối nhau.
Hướng dẫn giải
Câu a:
\(3{x^2}y\) + \(\square\) \( = {\rm{ }}5{x^2}y\)
\(\square\) có vai trò là số hạng chưa biết
\( \Rightarrow \) \(\square\) là \(5{x^2}y - 3{x^2}y = \left( {5 - 3} \right){x^2}y = 2{x^2}y\)
Câu b:
\(\square\) \( - {\rm{ }}2{x^2}\) \( =- 7{x^2}\)
\(\square\) có vai trò là số bị trừ
\( \Rightarrow \) \(\square\) là \( - 7{x^2} + 2{x^2} = \left( { - 7 + 2} \right){x^2} = - 5{x^2}\)
Câu c:
\(\square\) + \(\square\) + \(\square\) \( = {x^5}\) có nhiều cách điền khác nhau.
Cách 1: Ba ô trống là ba đơn thức đồng dạng với \( {x^5}\) và tổng \(3\) hệ số bằng \(1\) chẳng hạn \(15{x^5}; - 12{x^5}; - 2{x^5}\).
Thử lại: \(15{x^5} + \left( { - 12{x^5}} \right) + \left( { - 2{x^5}} \right) \)
\(\,= \left( {15 - 12 - 2} \right){x^5} = {x^5}\)
Như vậy ta có thể điền vào ba ô trống các đơn thức: \(15{x^5}; - 12{x^5}; - 2{x^5}\)
Cách 2: Một ô là \(x^5\), thì 2 ô còn lại là \(2\) đơn thức đồng dạng có hệ đối nhau chẳng hạn: \({x^5};2{x^2}; - 2{x^2}\)
Thử lại: \({x^5} + 2{x^2} + \left( { - 2{x^2}} \right) = {x^5} + \left( {2 - 2} \right){x^2} \)
\(\,= {x^5}\)
Như vậy ta có thể điền vào ba ô trống các đơn thức: \({x^5};2{x^2}; - 2{x^2}\)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 3: Đơn thức
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 5: Đa thức
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Cộng, trừ đa thức
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 7: Đa thức một biến
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 8: Cộng, trừ đa thức một biến
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 9: Nghiệm của đa thức một biến
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Ôn tập Chương 4: Biểu thức đại số