Toán 10 Chương 6 Bài 1: Cung và góc lượng giác
Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Cung và góc lượng giác do eLib biên soạn và tổng hợp dưới đây. Bài giảng giúp các em nắm vững lý thuyết bài học, thêm vào đó là những bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng làm được các dạng bài tập ở phần này.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm cung và góc lượng giác
1.1.1. Đường tròn định hướng và cung lượng giác
- Đường tròn định hướng là đường tròn có chiều di động đã được quy ước: chiều dương là ngược chiều kim đồng hồ, chiều âm là cùng chiều đồng hồ.
Chú ý: Ta chỉ xét các khái niệm góc lượng giác, cung lượng giác trên đường tròn định hướng.
1.1.2. Góc lượng giác
Trên đường tròn định hướng cho một cung lượng giác CD. Điểm M chuyển động từ C tới D tạo nên cung lượng giác CD nói trên. Khi đó tia OM quay quanh gốc O từ vị trí OC tới vị trí OD. Ta nói tia OM tạo ra một góc lượng giác. có tia đầu là OC, tia cuối là OB. Kí hiệu góc lượng giác đó là (OC, OD).
1.1.3. Đường tròn lượng giác
Đường tròn được xác định như hình vẽ trên là đường tròn lượng giác gốc A.
1.2. Số đo của cung và góc lượng giác
1.2.1. Độ và rađian
a) Đơn vị rađian
Trên đường tròn tùy ý, cung có độ dài bằng bán kính được gọi là cung có số đo 1 rad
b) Quan hệ giữa độ và rađian
\({1^o} = \frac{\pi }{{180}}rad\,;\,1\,ra{\rm{d}} = {\left( {\frac{{180}}{\pi }} \right)^o}\)
Bảng chuyển đổi thông dụng:
c) Độ dài của một cung tròn
Cung có số đo alpha (rad) của đường tròn bán kính R có độ dài
\(l = R\alpha \)
1.2.2. Số đo của một cung lượng giác
Số đo của các cung lượng giác có cùng điểm đầu và điểm cuối sai khác nhau một bội của \(2\pi\). Ta viết
Người ta cũng viết số đo bằng độ, công thức tổng quát đó là:
1.2.3. Số đo của một góc lượng giác
Số đo của một góc lượng giác (OA, OC) là số đo của cung lượng giác tương ứng.
1.2.4. Biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác
Điểm M biểu diễn các cung lượng giác có số đo là \(\frac{{\pi }}{4} + k2\pi \)
Điểm N biểu diễn các cung lượng giác có số đo là \(\frac{{\pi }}{4} + k2\pi \)
2. Bài tập minh hoạ
Câu 1: Sử dụng máy tính bỏ túi để đổi từ độ sang radian và ngược lại.
a) Đổi 35o47’25’’ sang radian
b) Đổi 3 rad ra độ.
Hướng dẫn giải
Máy tính Fx570ES
Bấm SHIFT MODE 4 đề màn hình hiện chữ R (Rad)
Nhập vào màn hình \( {35^0}{47^0}{25^0}\) rồi bấm SHIFT DRG, chọn 1 và ấn = sẽ ra kết quả.
b) Đổi 3 rad ra độ
Máy tính Fx570ES
Bấm SHIFT MODE 3 để hiện chữ D (Deg).
Nhập vào màn hình số 3 rồi ấn SHIFT DRG chọn 2 và ấn = sẽ ra kết quả \(171,8873385...\)
Ấn tiếp phím \(o,,,\) sẽ ra \(171^053'14''\)
Câu 2: Cung lượng giác AD (h.45) có số đo là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Cung lượng giác AD có số đo là
\(2\pi + {\pi \over 2} + {\pi \over 4} = {{11\pi } \over 4}\)
Câu 3: Tìm số đo của các góc lượng giác (OA, OE) và (OA, OP) trên hình 46 (điểm E là điểm chính giữa của cung(A'B'), sđ cung AP = 1/3 sđ cung AB). Viết số đo này theo đơn vị radian và theo đơn vị độ.
Hướng dẫn giải
Ta có: \(sd\left( {OA,OE} \right) = sdAE\) \( = 2\pi + \pi + \dfrac{\pi }{4} = \dfrac{{13\pi }}{4}\)
Đổi ra độ: \(\dfrac{{13\pi }}{4}\left( {rad} \right) = \dfrac{{13\pi }}{4}.\dfrac{{{{180}^0}}}{\pi } = {585^0}\)
\(sd\left( {OA,OP} \right)\)\( = sdAP = sdAA' + sdA'B + sdBP\) \( = - \pi - \dfrac{\pi }{2} - \dfrac{\pi }{3} = - \dfrac{{11\pi }}{6}\)
Đổi ra độ: \( - \dfrac{{11\pi }}{6}\left( {rad} \right) = - \dfrac{{11\pi }}{6}.\dfrac{{{{180}^0}}}{\pi } = - {330^0}\)
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Đổi số đo của các góc sau ra độ, phút, giây.
a) \(-3π\); b) \(\frac{\pi }{{12}}\); c) \(\frac{{5\pi }}{8}\).
Câu 2: Đổi số đo của các cung sau ra rađian (chính xác đến 0,001).
a) 148ο b) -89ο37' c) 37ο
Câu 3: Một đường tròn có bán kính 30 cm. Tìm độ dài của các cung trên đường tròn có số đo
a) \(\frac{{2\pi }}{7}\); b) 50ο; c) \(\frac{{5\pi }}{4}\).
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Trên đường tròn lượng giác gốc cho các cung có số đo:
\(\begin{array}{*{20}{l}}
{{\rm{I}}.\frac{\pi }{4}}\\
{{\rm{II}}. - \frac{{7\pi }}{4}}\\
{{\rm{III}}.\frac{{13\pi }}{4}}
\end{array}\)
Hỏi các cung nào có điểm cuối trùng nhau?
A. Chỉ I và II
B. Chỉ I
C. Chỉ II, III
D. I,II, III
Câu 2: Một đường tròn có bán kính 15 cm. Tìm độ dài cung tròn có góc ở tâm bằng 30o là:
A. \(\frac{{5\pi }}{2}\)
B. \(\frac{{5\pi }}{3}\)
C. \(\frac{{2\pi }}{5}\)
D. \(\frac{{\pi }}{3}\)
Câu 3: Cho đường tròn có bán kính 6 cm. Tìm số đo (rad) của cung có độ dài là 3cm
A. 0,5
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 4: Số đo radian của góc là 30o :
A. \(\frac{\pi }{6}\)
B. \(\frac{\pi }{4}\)
C. \(\frac{\pi }{3}\)
D. \(\frac{\pi }{2}\)
Câu 5: Số đo độ của góc \(\frac{\pi }{4}\) là :
A. 60o
B. 90o
C. 30o
D. 45o
Câu 6: Góc có số đo \( - \frac{{3\pi }}{{16}}\) được đổi sang số đo độ là:
A. 33o45'
B. -29o30'
C. -33o45'
D. -32o55'
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Cung và góc lượng giác Toán 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:
- Biết được khái niệm cung và cách tính số đo góc lượng giác.
- Phương pháp giải một số dạng toán cơ bản liên quan đến cung và góc lượng giác.