Toán 10 Chương 3 Bài 3: Phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn

Mời các em tham khảo bài giảng Bài 3: Phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn do eLib biên soạn và tổng hợp dưới đây. Sau khi đã làm quen với cách giải phương trình bậc nhất và bậc hai, thì bài này sẽ giới thiệu cho chúng ta về cách giải phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn.

Toán 10 Chương 3 Bài 3: Phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phương trình bậc nhất hai ẩn

a) Định nghĩa:

Phương trình bậc nhất hai ẩn x, y có dạng tổng quát là ax +by = c, trong đó a, b, c là các hệ số, với điều kiện a và b không đồng thời bằng 0.

b) Giải và biện luận phương trình \(ax + by = c\) (\(ab ≠ 0\))

Nếu \(a ≠ 0, b ≠ 0\) phương trình có vô số nghiệm, mỗi cặp số \((x, y)\), trong đó

\(\left\{\begin{matrix} x\in\mathbb R & \\ y=\dfrac{c-ax}{b}& \end{matrix}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{matrix} y\in\mathbb R & \\ x=\dfrac{c-by}{a}& \end{matrix}\right.\) đều là nghiệm của phương trình.

Tập nghiệm của phương trình biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ là đồ thị của hàm số \(y = \dfrac{-a}{b}x+\dfrac{c}{b}\). Ta cũng gọi đồ thị đó là đường thẳng \(ax + by = c\).

1.2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

a) Định nghĩa

Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn là hệ phương trình có dạng:

\(\left\{ \begin{array}{l}
{a_1}x + {b_1}y = {c_1}\\
{a_2}x + {b_2}y = {c_2}
\end{array} \right.\,\,(a_1^2 + b_1^2 \ne 0,\,\,a_2^2 + b_2^2 \ne 0)\)

b) Giải và biện luận hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Để giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn ta có thể dùng các cách giải đã biết như:  phương pháp thế, phương pháp cộng đại số.

1.3. Hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn

Để giải ta dùng phương pháp cộng đặc số để đưa về hệ phương trình tương đương có dạng tam giác hoặc dùng phương pháp thế để đưa về việc giải một hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Giải các hệ phương trình sau: \(\left\{ \begin{array}{l}7x - 6y = 5\\9x - 11y = 10\end{array} \right.\)

Hướng dẫn giải:

\(\begin{array}{l}
\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{7x - 6y = 5}\\
{9x - 11y = 10}
\end{array}} \right.\\
 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
63x - 54y = 45\\
63x - 77y = 70
\end{array} \right.\\
 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
7x - 6y = 5\\
\left( {63x - 54y} \right) - \left( {63x - 77y} \right) = 45 - 70
\end{array} \right.\\
 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
7x - 6y = 5\\
23y = 25
\end{array} \right.\\
 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x =  - \frac{5}{{23}}\\
y = \frac{{25}}{{23}}
\end{array} \right.
\end{array}\)

Vậy hệ phương trình có nghiệm (x;y) là \(\left( { - \frac{5}{{23}};\frac{{25}}{{23}}} \right)\).

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Giải các hệ phương trình sau:

a) \(\left\{ \begin{array}{l}4x - 3y = 2\\6x - 8y = 7\end{array} \right.\)

b) \(\left\{ \begin{array}{l}3x + 2y = 10\\6x - 5y = 9\end{array} \right.\)

Câu 2: Giải các hệ phương trình sau:

a) \(\left\{ \begin{array}{l}(2x + 1)y - 3) = 2xy\\(x - 1)(y +3) = xy\end{array} \right.\)                   

b) \(\left\{ \begin{array}{l}\left| {x - 2y} \right| = \sqrt 3 \\2x - y =  0\end{array} \right.\)                     

c) \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{{2(2x + y)}}{{2x - y}} =  - 6\\\frac{{3x - y}}{{y - 2x}} = \frac{4}{3}\end{array} \right.\)

Câu 3: Giải và biện luận hệ phương trình:\(\left\{ \begin{array}{l}x -m y = 2m-1\\mx - 2y = 2m + 3\end{array} \right.\)

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{{x + y}} + \frac{1}{{x - y}} = \frac{5}{8}\\\frac{1}{{x - y}} - \frac{1}{{x + y}} = \frac{3}{8}\end{array} \right.\) có bao nhiêu nghiệm?

A. 1 nghiệm

B. 2 nghiệm 

C. 3 nghiệm

D. Vô nghiệm

Câu 2: Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2\left| {x - 6} \right| + 3\left| {y + 1} \right| = 5\\5\left| {x - 6} \right| - 4\left| {y + 1} \right| = 1\end{array} \right.\) có bao nhiêu nghiệm?

A. 1 nghiệm

B. 2 nghiệm

C. 3 nghiệm

D. 4 nghiệm

 Câu 3: Tìm m để hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}(m + 1)x + 8y = 4m\\mx + (m + 3)y = 3m - 1\end{array} \right.\) có nghiệm duy nhất?

A. \(m \ne 1\)và \(m \ne 3\).

B. \(m \ne 3\)

C. \(m \ne 1\)

D. \(m \ne 2\)và \(m \ne 1\)

Câu 4: Tìm m để hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} - 4x + my = m + 1\\\left( {m + 6} \right)x + 2y = m + 3\end{array} \right.\) có vô số nghiệm:

A. \(m =  - 1\)

B. \(m =  - 2\)

C. \(m =  - 4\)

D. \(m =  - 3\)

Câu 5: Tùy theo giá trị của \(m\), hãy tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

\(P\left( {x;y} \right) = {\left( {mx + 2y - 2m} \right)^2} + {\left( {x + y - 3} \right)^2}\)

A. \(m \ne 2\) thì \(\min P\left( {x;y} \right) = 0.\)

B. \(m \ne 0\) thì \(\min P\left( {x;y} \right) = \frac{4}{5}\).

C. \(m \ne 3\) thì \(\min P\left( {x;y} \right) = \frac{1}{5}.\)

D. \(m \ne 4\) thì \(\min P\left( {x;y} \right) = \frac{2}{5}.\)

4. Kết luận

Thông qua bài học này, các em cần nắm được:

  • Cách giải hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn.

  • Cách giải và biện luận hệ phương trình bậc nhất chứa tham số.

Ngày:03/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM