Toán 10 Ôn tập Chương 3: Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng
Bài học Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng bao gồm kiến thức thức cần nhớ và các dạng Toán liên quan được eLib tóm tắt một cách chi tiết, dễ hiểu. Sau đây mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Phương trình tham số của đường thẳng
Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng \(\Delta\) đi qua M0(x0;y0) và có VTCP \(\overrightarrow u = \left( {{u_1};{u_2}} \right)\). Phương trình tham số của \(\Delta\):
\(\left\{ \begin{array}{l}
x = {x_0} + t{u_1}\\
y = {y_0} + t{u_2}
\end{array} \right.\)
1.2. Phương trình tổng quát của đường thẳng
Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng \(\Delta\) đi qua M0(x0;y0) và nhận làm vectơ pháp tuyến thì phương trình tổng quát của \(\Delta\) là:
\(a\left( {x - {x_0}} \right) + b\left( {y - {y_0}} \right) = 0\)
1.3. Góc giữa hai đường thẳng
\({\rm{cos}}\widehat {\left( {{\Delta _1},{\Delta _2}} \right)} = c{\rm{os}}\left( {\overrightarrow {{n_1}} ,\overrightarrow {{n_2}} } \right) = \frac{{\left| {\overrightarrow {{n_1}} .\overrightarrow {{n_2}} } \right|}}{{\left| {\overrightarrow {{n_1}} } \right|.\left| {\overrightarrow {{n_2}} } \right|}} = \frac{{\left| {{a_1}{a_2} + {b_1}{b_2}} \right|}}{{\sqrt {{a_1}^2 + {b_1}^2} .\sqrt {{a_2}^2 + {b_2}^2} }}\)
1.4. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng
\(d\left( {{M_0},\Delta } \right) = \frac{{\left| {a{x_0} + b{y_0} + c} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}\)
1.5. Phương trình đường tròn có tâm và bán kính cho trước
Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (C) tâm I(a;b) bán kính R. Phương trình chính tắc của đường tròn (C) là:
\({\left( {x - a} \right)^2} + {\left( {y - b} \right)^2} = {R^2}\)
1.6. Phương trình chính tắc của đường elip
\(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\)
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Cho tam giác ABC, biết phương trình ba cạnh của tam giác là
AB: x – 3y – 1 = 0, BC: x + 3y + 7 = 0, CA: 5x – 2y + 1 = 0
Hãy viết phương trình đường cao AH của tam giác ABC
Hướng dẫn giải
Tọa độ đỉnh A là nghiệm của hệ phương trình
\(\left\{ \begin{array}{l}
x - 3y - 1 = 0\\
5x - 2y + 1 = 0
\end{array} \right. \Rightarrow A\left( { - \frac{5}{{13}}; - \frac{6}{{13}}} \right)\)
Vì \(AH \bot BC\) nên đường thẳng AH có VTPT là \(\overrightarrow {{u_{BC}}} = \left( {3; - 1} \right)\)
Do đó phương trình đường cao AH của tam giác ABC là:
\(3\left( {x + \frac{5}{{13}}} \right) - \left( {y + \frac{6}{{13}}} \right) = 0 \Leftrightarrow 39x - 13y + 9 = 0\)
Câu 2: Cho hình chữ nhật ABCD có đỉnh A(7; 4) và phương trình hai cạnh: 7x – 3y + 5 = 0, 3x + 7y – 1 = 0.
Tính diện tích hình chữ nhật ABCD.
Hướng dẫn giải
Ta kiểm tra thấy đỉnh A(7; 4) không nằm trên các đường thẳng d1: 7x-3y+5=0, d2: 3x+7y-1=0 nên đây là các cạnh CB, CD. Ta có
\(\begin{array}{l}
{S_{ABCD}} = AB.AD = d\left( {A,BC} \right).d\left( {A,CD} \right)\\
= \frac{{\left| {7.7 - 3.4 + 5} \right|}}{{\sqrt {{7^2} + {{\left( { - 3} \right)}^2}} }}.\frac{{\left| {3.7 - 7.4 - 1} \right|}}{{\sqrt {{3^2} + {7^2}} }} = \frac{{1008}}{{29}}
\end{array}\)
Câu 3: Viết phương trình đường tròn có tâm nằm trên đường thẳng Δ: x + y – 3 =0 và đi qua hai điểm A(-1; 3), B(1; 4)
Hướng dẫn giải
Do tâm nằm trên đường thẳng ∆: x +y – 3 = 0 nên tâm I(x; 3 – x). Mà đường tròn đi qua A(-1; 3), B(1;4) nên IA2 = IB2 <=> (x+1)2+(-x)2=(x-1)2+(-1-x)2
\( \Leftrightarrow x = \frac{1}{2} \Rightarrow I\left( {\frac{1}{2};\frac{5}{2}} \right)\)
Bán kính \(R = IA = \sqrt {{{\left( {\frac{1}{2} + 1} \right)}^2} + {{\left( {\frac{5}{2} - 3} \right)}^2}} = \frac{{\sqrt {10} }}{2}\)
Vậy phương trình đường tròn là
\({\left( {x - \frac{1}{2}} \right)^2} + {\left( {y - \frac{5}{2}} \right)^2} = \frac{5}{2} \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} - x - 5y + 4 = 0\)
Câu 4: Cho elip \(\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{{25}} = 1\)
Tìm tọa độ các đỉnh, các tiêu điểm và vẽ elip đó.
Hướng dẫn giải
Ta có a2 = 25⇒ a = 5, b2 = 16 ⇒ b = 4
Vậy c2 = a2 - b2 = 25 - 16 = 9 ⇒ c = 3
Các đỉnh: \({A_1}\left( { - 5;0} \right),{A_2}\left( {5;0} \right),{B_1}\left( {0; - 4} \right),{B_2}\left( {0;4} \right)\)
Các tiêu điểm: \({F_1}\left( { - 3;0} \right),{F_2}\left( {3;0} \right)\)
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Cho đường thẳng d: 2x−3y+3 = 0 và điểm A(1;0)
a) Với điều kiện nào của x và y thì điểm M(x, y) thuộc nửa mặt phẳng có bờ d và chứa gốc tọa độ O? Chứng minh điểm A nằm trong nửa mặt phẳng đó.
b) Tìm điểm đối xứng với điểm O qua đường thẳng d.
c) Tìm điểm M trên d sao cho chu vi tam giác OMA nhỏ nhất.
Câu 2: Cho đường tròn (C): x2+y2 = 9 và điểm A(-1;4)
a) Viết phương trình của các tiếp tuyến của (C) kẻ từ A.
b) Tính các khoảng cách từ A đến tiếp điểm của hai tiếp tuyến nói ở câu a) và khoảng cách giữa hai tiếp điểm đó.
Câu 3: Cho \(\left( E \right):\frac{{{x^2}}}{25} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1\) và hypebol \(\left( H \right):\frac{{{x^2}}}{25} - \frac{{{y^2}}}{9} = 1\).
a) Tìm tọa độ các tiêu điểm của (E) và (H).
b) Vẽ phác elip (E) và hypebol (H) trong cùng một hệ trục tọa độ.
c) Tìm tọa độ các giao điểm của (E) và (H).
Câu 4: Cho đường thẳng Δ: x−2y−2m = 0 và elip \(\left( E \right):\frac{{{x^2}}}{25} + \frac{{{y^2}}}{16} = 1\).
a) Với giá trị nào của m thì Δ cắt (E) tại hai điểm phân biệt?
b) Với giá trị nào của m thì Δ cắt (E) tại một điểm duy nhất?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Phương trình tổng quát của đường thẳng ∆ đi qua điểm M(1;3) và có vectơ pháp truyến \(\overrightarrow n = \left( {5; - 2} \right)\) là:
A. 5(x+1) – 2(y+3) = 0
B. 5(x – 1) – 2(y – 3) = 0
C. (x – 5) + 3(y+2) = 0
D. (x+5) + 3(y – 2) = 0
Câu 2: Cho các điểm M(1; 1), N(3; -2), P(-1; 6). Phương trình các đường thẳng qua M cách đều N, P là
A. x – 2y + 1 = 0 và y = 1
B. 2x – y – 1 = 0 và x – y = 0
C. 2x + y – 3 = 0 và x = 1
D. 2x – 3y + 1 = 0 và 2x + y – 3 = 0
Câu 3: Cho đường tròn tiếp xúc với cả đường thẳng d1: x+2y-4=0, d2: x+2y+6=0. Khi đó diện tích hình tròn là
A. 5π
B. 10π
C. 20π
D. 40π
Câu 4: Cho đường tròn (C) có đường kính là AB với A(5; 1), B(1; -3). Khi đó phương trình của (C) là:
A. x2+y2+2x+2y+9=0
B. x2+y2-6x+2y+2=0
C. x2+y2-2x-2y-7=0
D. x2+y2-6x+2y+15=0
Câu 5: Phương trình chính tắc của elip có độ dài trục nhỏ bằng 12, độ dài tiêu cự bằng 8 là
A. \(\frac{{{x^2}}}{{36}} + \frac{{{y^2}}}{{20}} = 1\)
B. \(\frac{{{x^2}}}{{52}} + \frac{{{y^2}}}{{36}} = 1\)
C. \(\frac{{{x^2}}}{{208}} + \frac{{{y^2}}}{{144}} = 1\)
D. \(\frac{{{x^2}}}{{144}} + \frac{{{y^2}}}{{80}} = 1\)
Câu 6: Cho elip có phương trình: \(\frac{{{x^2}}}{{16}} + \frac{{{y^2}}}{7} = 1\). Đường thẳng x = 1 cắt elip theo dây cung có độ dài là:
A. \(\frac{{\sqrt {105} }}{2}\)
B. \(\frac{{\sqrt {53} }}{2}\)
C. \(\frac{{\sqrt {87} }}{2}\)
D. \(\frac{{\sqrt {19} }}{2}\)
3.3. Trắc nghiệm Online
4. Kết luận
Qua bài học này, các em đạt được những mục tiêu sau:
- Nắm được kiến thức về Phương pháp tọa độ trong không gian.
- Ôn lại phương pháp giải toán liên quan.