Toán 10 Ôn tập Chương 1: Mệnh đề Tập hợp

Elib đã biên soạn và tổng hợp để giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Ôn tập Chương 1: Mệnh đề Tập hợp. Bài giảng giúp các em nắm vững lý thuyết bài học, kèm theo đó là những bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em hiểu bài hơn. Mời các em cùng theo dõi.

Toán 10 Ôn tập Chương 1: Mệnh đề Tập hợp

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mệnh đề

- Mệnh đề là một câu thỏa mãn đồng thời hai yêu câu:

  • Câu ấy hoặc là đúng, hoặc là sai.
  • Câu ấy không thể vừa đúng và vừa sai.

- Mệnh đề kéo theo: Là mệnh đề có dạng \(P \Rightarrow Q.\)

Mệnh đề phủ định: Cho mệnh đề A. Mệnh đề bác bỏ mệnh đề A được gọi là mệnh đề phủ định của mệnh đề A. Ký hiệu \(\overline A .\)

- Định lý: Những mệnh đề đúng và có dạng \(P \Rightarrow Q\) được gọi là định lý.

P là giải thiết, Q là kết luận của định lý.

- Mệnh đề đảo: Mệnh đề \(P \Rightarrow Q\) được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề \(Q \Rightarrow P.\)

1.2. Tập hợp

1.2.1. Các phép toán về tập hợp

a) Giao của hai tập hợp A và B là một tập hợp C mà các phần tử thuộc tập A và tập B.

Ký hiệu: \(C = A \cap B.\)

Vậy \(x \in A \cap B \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \in A\\x \in B\end{array} \right..\)

Mô tả:

 

b) Hợp của hai tập hợp A và B là một tập hợp C mà các phần tử thuộc tập A hoặc thuộc tập B.

Ký hiệu: \(C = A \cup B.\)

Vậy \(x \in A \cup B \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x \in A\\x \in B\end{array} \right..\)

Mô tả:

c) Hiệu của hai tập hợp A và B là một tập hợp C mà các phần tử thuộc tập A và không thuộc tập B.

Ký hiệu: \(C = A\backslash B.\)

Vậy \(x \in A\backslash B \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \in A\\x \notin B\end{array} \right..\)

Mô tả:

Đặc biệt: \(B \subset A \Rightarrow A\backslash B\) được gọi là phần bù của B trong A.

Ký hiệu: \({C_A}B = A\backslash B.\)

1.2.2. Các tập hợp thường gặp

a) Đoạn: \(\left[ {a;b} \right] = \left\{ {x \in \mathbb{R}|a \le x \le b} \right\}.\)

b) Khoảng: \(\left( {a;b} \right) = \left\{ {x \in \mathbb{R}|a < x < b} \right\}.\)

c) Nửa khoảng:

\(\left[ {a;b} \right) = \left\{ {x \in \mathbb{R}|a \le x < b} \right\}\)

\(\left( {a;b} \right] = \left\{ {x \in \mathbb{R}|a < x \le b} \right\}.\)

\(\left( { - \infty ;b} \right] = \left\{ {x \in \mathbb{R}|x \le b} \right\}.\)

\(\left[ {a; + \infty } \right) = \left\{ {c \in \mathbb{R}|x \ge a} \right\}.\)

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Lập mệnh đề đảo của các định lí sau và cho biết mệnh đề này đúng hay sai. Viết mệnh đề tương đương (nếu được):

a) “Nếu a và b cùng chia hết cho c thì a + b chia hết cho c (a, b, c là những số nguyên)”.

b) “Nếu một số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3”.

c) “Nếu tứ giác là hình vuông thì tứ giác có bốn cạnh bằng nhau”.

d) “Nếu \(\Delta ABC\) cân thì  \(\Delta ABC\) có hai đường trung tuyến bằng nhau”.          

Hướng dẫn giải

a)  Mệnh đề đảo: “Nếu a + b chia hết cho c thì a và b cùng chia hết cho c(a,b,c là các số nguyên)” là mệnh đề sai.

b) Mệnh đề đảo: “Nếu một số chia hết cho 3 thì số đó có tổng các chữ số chia hết cho 3”  \( \to \) mệnh đề đúng.

Mệnh đề tương đương: “ Một số chia hết cho 3 khi và chỉ khi số đó có tổng các chữ số chia hết cho 3”.

c) Mệnh đề đảo: “ Nếu tứ giác có 4 cạnh bằng nhau thì tư giác đó là hình vuông” \( \to \) mệnh đề sai.

d) Mệnh đề đảo:” Nếu \(\Delta ABC\) có hai đường trung tuyến bằng nhau thì \(\Delta ABC\) là tam giác cân” \( \to \) mệnh đề đúng.

Mệnh đề tương đương: “\(\Delta ABC\) có hai đường trung tuyến bằng nhau khi và chỉ khi \(\Delta ABC\) là tam giác cân”.

Câu 2: Cho các tập hợp \(A = \left[ { - 3;2} \right),\;B = \left( { - 2;4} \right],\;C = \left( { - \infty ;3} \right),\;D = \left[ {1; + \infty } \right).\)

Hãy xác định các tập hợp sau:

a) \(A \cap B\)                               

b) \(A \cup B\)                   

c) \(\mathbb{R}\backslash C\)                       

d) \(D\backslash \left( {A \cup B} \right)\)

Hướng dẫn giải

a) \(A \cap B = ( - 2;\,2)\).

b) \(A \cup B = \left[ { - 3;\,4} \right]\).

c) \(\mathbb{R}\backslash C = \left[ {3;\, + \infty } \right)\).

d) \(D\backslash (A \cup B) = \left[ {1;\, + \infty } \right)\backslash \left[ { - 3;\,4} \right] = \left( {4;\, + \infty } \right)\).

Câu 3: Cho tập hợp \(A = \left\{ {x \in \mathbb{R}|\,{x^2} - 2x + m - 1 = 0\,\,,\,m\, \in \mathbb{N}} \right\}\)

Tìm tất cả các giá trị của \(m\)để \(A \ne \emptyset \).

Hướng dẫn giải

\(A \ne \emptyset \,\)khi phương trình \({x^2} - 2x + m - 1 = 0\) có nghiệm thực.

Điều nảy xảy ra khi \(\Delta '\, \ge \,0,\,m \in \mathbb{N}\)\( \Leftrightarrow 1 - (m - 1) \ge 0,\,m \in \mathbb{N}\)

\( \Leftrightarrow m \le 2,\,m \in \mathbb{N} \Leftrightarrow \,m = \left\{ {0\,;\,1\,;2} \right\}.\)

Vậy với \(m = \left\{ {0;\,1;2} \right\}\) thì \(A \ne \emptyset .\)

Câu 4: 

a) Cho \(\sqrt 7  = 2,6457513...\) với độ chính xác là \(d = 0,003\). Hãy viết số quy tròn của số \(\sqrt 7 \)

b) Tìm hai số thực a và b để có \(\left\{ {x \in R|{x^3} - a{x^2} + bx + 12 = 0} \right.{\rm{\} }}\)=\(\left\{ { - 3;2} \right\}.\)

Hướng dẫn giải:

a) Do độ chính xác đến hàng phần nghìn nên ta quy tròn số hàng phần trăm nên Số quy tròn của\(\sqrt 7 \) là: 2,65.

b) Phương trình \({x^3} - a{x^2} + bx + 12 = 0\) có hai nghiệm là -3 và 2 nên ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l} - 4a + 2b =  - 20\\ - 9a - 3b = 15\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b =  - 8\end{array} \right..\)

Thử lại, giá trị a và b nhận được thỏa yêu cầu bài toán.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Lập mệnh đề đảo của các định lí sau và cho biết mệnh đề này đúng hay sai. Viết mệnh đề tương đương (nếu được):

a) “Nếu a và b là hia số nguyên tố thừ (a; b) = 1.”

b) “Nếu một số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9”.

c) “Nếu tứ giác là chữ nhật thì tứ giác có bốn góc vuông”.

d) “Nếu tam giác ABC đều thì  tam giác ABC có ba góc bằng nhau”.          

Câu 2: Cho các tập hợp \(A = \left[ { - 2;3} \right),\;B = \left( { - 1;5} \right],\;C = \left( { - \infty ;4} \right),\;D = \left[ {2; + \infty } \right).\)

Hãy xác định các tập hợp sau: 

a) \(A \cap B\)                    

b) \(A \cup B\)                              

c) R\C          

d) \(D\backslash \left( {A \cup B} \right)\)

Câu 3: Cho tập hợp \(A = \left\{ {x \in N|{\mkern 1mu} {x^2} - 4x + 2m - 1 = 0{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} ,{\mkern 1mu} \,\,m{\mkern 1mu} \in N} \right\}\). Tìm tất cả các giá trị của để .

Câu 4: Cho \(\sqrt 5 {\rm{\;}} = 2,23606798...\) với độ chính xác là  d=0,003. Hãy viết số quy tròn của số \(\sqrt 5\)

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cho  A = {0; 1; 2; 3; 4}, B = {2; 3; 4; 5; 6}. Tập hợp (A \ B) \( \cup \) (B \ A) bằng:

A. {0; 1; 5; 6}

B. {1; 2}

C. {2; 3; 4}

D. {5; 6}

Câu 2: Cho các tập hợp\(A = (4;14)\),\(B = (m - 3;m)\). Tìm m để tập A\( \cap \)B là tập rỗng.

A. \(\left[ \begin{array}{l}m < 4\\m > 17\end{array} \right.\)

B. \(4 < m < 17\)

C. \(\left[ \begin{array}{l}m \le 4\\m \ge 17\end{array} \right.\)

D. \(4 \le m \le 17\)

Câu 3: Mỗi học sinh của lớp 10A1 đều biết chơi đá cầu hoặc cầu lông, biết rằng có 25 em biết chơi đá cầu, 30 em biết chơi cầu lông , 15 em biết chơi cả hai. Hỏi lớp 10A1 có bao nhiêu học sinh? 

A. 10

B. 40

C. 15

D. 45

Câu 4: Cách viết nào sau đây là đúng:

A. \(a \subset \left[ {a;b} \right]\)

B. \(\left\{ a \right\} \subset \left[ {a;b} \right]\)

C. \(\left\{ a \right\} \in \left[ {a;b} \right]\)

D. \(a \in \left( {a;b} \right]\)

Câu 5: Cho hai tập hợp \(A = \left\{ {2,4,6,9} \right\}\) và \(B = \left\{ {1,2,3,4} \right\}\).Tập hợp A\ B bằng tập nào sau đây?

A. \(A = \left\{ {1,2,3,5} \right\}\)

B. {1;3;6;9}      

C. {6;9}  

D. Ø

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Ôn tập Chương 1: Mệnh đề Tập hợp Toán 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Nắm được các nội dung trong Chương 1: Mệnh đề, Tập hợp đã được học.
  • Áp dụng làm được các bài toán liên quan.
Ngày:14/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM