Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc

eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh nội dung giải bài tập bài Cung chứa góc Toán 9. Tài liệu gồm 4 bài tập trang 86 có phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài sẽ giúp các em ôn tập thật tốt kiến thức, cũng cố kỹ năng làm bài tập hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc

Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc

1. Giải bài 44 trang 86 SGK Toán 9 tập 2

Cho tam giác ABC vuông ở A, có cạnh BC cố định. Gọi I là giao điểm của ba đường phân giác trong. Tìm quỹ tích điểm I khi A thay đổi.

Phương pháp giải

Xét tam giác IBC

Ta có: ^IBC+^BIC+^BCI=180oˆIBC+ˆBIC+ˆBCI=180o

Từ đó ta tính được ^BICˆBIC

Chứng minh I luôn nhìn BC dưới một góc không đổi.

Hướng dẫn giải

Xét tam giác ABC vuông tại A ta có:

^BAC=90oˆBAC=90o

ˆB+ˆC=90oˆB+ˆC=90o

Có IB và IC lần lượt là tia phân giác của góc B và góc C nên 

^B1=^B2=12.ˆB;^C1=^C2=12.ˆC^B2+^C2=12ˆB+12ˆC=12(ˆB+ˆC)=12.90o=45o

Trong tam giác IBC có:

^IBC+^BIC+^BCI=180o^B2+^C2+^BIC=180o45o+^BIC=180o^BIC=135o

Như vậy, điểm I nhìn đoạn BC cố định góc 135o không đổi.

Vậy quỹ tích của I là cung chứa góc 135o dựng trên đoạn thẳng BC.

2. Giải bài 45 trang 86 SGK Toán 9 tập 2

Cho các hình thoi ABCD có cạnh AB cố định. Tìm quỹ tích giao điểm O của hai đường chéo của các hình thoi đó.

Phương pháp giải

- Thông thường, bài toán quỹ tích ta làm theo các bước:

Bước 1: Dự đoán quỹ tích

Bước 2: Chứng minh quỹ tích: gồm Phần thuận và Phần đảo

Bước 3: Kết luận.

- Quỹ tích các điểm nhìn đoạn thẳng AB cho trước dưới một góc vuông là đường tròn đường kính AB.

Hướng dẫn giải

Dự đoán: Quỹ tích cần tìm là nửa đường tròn đường kính AB.

Chứng minh: 

Phần thuận:

Ta đã biết rằng hai đường chéo hình thoi vuông góc với nhau hay ACBD tại O.

Vậy điểm O nhìn AB cố định dưới góc 900.

Suy ra: Quỹ tích điểm O là nửa đường tròn đường kính AB.

Phần đảo: 

Chứng minh với mọi điểm O thuộc nửa đường tròn đường kính AB ta đều có hình thoi ABCD thỏa mãn đề bài.

+ Lấy điểm O thuộc nửa đường tròn đường kính AB

+ Lấy C đối xứng với A qua O

+ Lấy D đối xứng với B qua O.

Tứ giác ABCD có AC cắt BD tại O là trung điểm mỗi đường

⇒ ABCD là hình bình hành.

Mà O thuộc nửa đường tròn đường kính AB 

^AOB=900

⇒ AC ⊥ DB

⇒ Hình bình hành ABCD là hình thoi.

Kết luận: Quỹ tích điểm O là nửa đường tròn đường kính AB (khác A và B)

3. Giải bài 46 trang 86 SGK Toán 9 tập 2

Dựng một cung chứa góc 55o trên đoạn thẳng AB=3cm.

Phương pháp giải

Cách vẽ cung chứa góc α dựng trên đoạn AB

+ Vẽ tia Ax tạo với AB một góc α

+ Vẽ đường thẳng AyAx

+ Vẽ đường trung trực d của đoạn thẳng AB. Gọi O là giao của Ay với d.

+ Vẽ cung AmB, tâm O, bán kính OA sao cho cung này nằm ở nửa mặt phẳng bờ AB không chứa tia Ax.

Cung AmB là một cung chứa góc α

Hướng dẫn giải

Dựng hình:

- Kẻ đoạn thẳng AB=3cm.

- Dựng góc BAx=55o.

- Qua A kẻ đường thẳng Ay vuông góc với Ax.

- Dựng đường thẳng d là trung trực của AB.

- Ay và d cắt nhau tại O.

- Dựng đường tròn tâm O bán kính OA. 

Cung lớn AB là cung cần dựng.

4. Giải bài 47 trang 86 SGK Toán 9 tập 2

Gọi cung chứa góc 55o ở bài tập 46 là cung AmB. Lấy điểm M1 nằm bên trong và điểm M2 nằm bên ngoài đường tròn chứa cung này sao cho M1,M2 và cung AmB nằm cùng một phía đối với đường thẳng AB. Chứng minh rằng:

a) ^AM1B>55o

b) ^AM2B<55o

Phương pháp giải

a) Số đo của góc có đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn

Nên ta có: ^AM1B=12(AB+AB)

b) Số đo của góc có đỉnh nằm bên ngoài đường tròn bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn

Nên ta có: ^AM2B=12(AB-sđAB)

Hướng dẫn giải

a) Với M1 nằm bên trong đường tròn.

Gọi A’, B’ là theo thứ tự là giao điểm của M1A và M1B với cung tròn  AmB

Vì ^AM1B  là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn nên:

^AM1B=12(AB+AB)=AB2+AB2=55o+AB2>55o

Vậy ^AM1B>55o

b) Với M2 nằm ngoài đường tròn:

Gọi A,B là theo thứ tự là giao điểm của M2A và M2B với cung tròn AmB

Vì ^AM2B  là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn nên:

^AM2B=12(AB-sđAB)=AB2AB2=55oAB2<55o

Vậy ^AM2B<55o

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM