Quản trị học

Nhằm giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho quá trình học tập và ôn thi môn Quản trị học, eLib chia sẻ đến bạn các câu hỏi tự luận, trắc nghiệm để bạn ôn tập, hệ thống kiến thức thức chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Hi vọng với những tài liệu này, giúp các bạn sinh viên hệ thống lại kiến thức nhanh chóng và đạt kết quả cao trong kì thi, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Quản trị học là gì?

Quản trị học có thể hiểu là một môn học trong trường đại học, môn quản trị học thường được giảng dạy cho các sinh viên ngành kinh tế, ngành quản trị kinh doanh.

Cũng có một định nghĩa phổ biến khác về quản trị học đó chính là quản trị là hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức để nhằm đạt đến các mục tiêu lớn, các mục tiêu chung. Nói tóm lại một cách đơn giản thì quản trị học là:

Một hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết.

Tổ chức nào cũng cần làm những hoạt động quản trị

Luôn bằng và thông qua người khác

Hướng đến sự hiệu quả cao của mục tiêu chung

2. Chức năng quản trị 

Chức năng quản trị là những hoạt động riêng biệt của quản trị thể hiện những phương thức tác động của quản trị viên đến các lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp.

Hoạt động quản trị của con người đã ra đời từ rất lâu nhưng khi con người đã tổ chức các nhà máy, xí nghiệp khổng lồ và đạt được các tiến bộ to lớn về kỹ thuật nhưng khoa học quản trị vẫn chưa được quan tâm đến.

Đến đầu thế kỷ 20, những nghiên cứu khoa học về quản trị mới được đưa ra một cách có hệ thống và phân loại các chức năng quản trị. Bản thân các cách phân loại của các nhà khoa học hàng đầu theo thời gian cũng khác nhau và chúng ta có thể tìm hiểu ở mục dưới đây.

3. Yếu tố trở thành một nhà quản trị giỏi

Nhà quản trị là người làm việc trong các tổ chức, thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi phụ trách, có nhiệm vụ điều khiển công việc của của nhân viên làm việc và chịu trách nhiệm chính trước kết quả hoạt động của những người liên quan đó. Đồng thời, nhà quản trị cũng là người lập kế hoạch, là người tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, cũng như tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức hiệu quả giúp tổ chức đạt được mục tiêu.

Để trở thành nhà quản trị giỏi cần hội tụ đủ những yếu tố quan trọng sau:

Luôn điềm tĩnh xử lý vấn đề

Người quản trị giỏi luôn là người điềm tĩnh, không vội vàng, nóng vội trước khi đưa ra một quyết định bất kỳ việc gì. Nhằm tránh xảy ra sai sót ảnh hưởng đến tổ chức, công ty. 

Nắm bắt và tận dụng cơ hội

Là người quản trị giỏi phải biết nắm bắt cơ hội, tận dụng cơ hội khi thời cơ đến. Luôn suy nghĩ tích cực về mọi thứ và nhìn vào cơ hội kể cả khi có trở ngại hay khó khăn.

Có tinh thần trách nhiệm cao

Người quản trị giỏi là người chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình đến cùng và xử lý nó nhanh gọn nhất. Sẽ không đổ lỗi cho bất kỳ ai mà sẽ cùng với cấp dưới suy xét mọi vấn đề và đưa ra cách giải quyết hiệu quả nhất.

Khả năng điều hành, lãnh đạo

Bí quyết cuối cùng để trở thành một nhà quản trị giỏi là có khả năng điều hành hiệu quả các cuộc họp. Và khi đã đạt được mục đích cụ thể cho vấn đề sẽ chấm dứt ngay cuộc họp mà không phải kéo dài qua ngày khác.

4. Cấp bậc nhà quản trị

4.1  Nhà quản trị viên cao cấp 

Là nhà quản trị hoạt động ở bậc cao nhất trong tổ chức, là người chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng của tổ chức.

Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược để duy trì và phát triển tổ chức.

Chức danh: chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, ủy viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc...

4.2  Nhà quản trị viên cấp trung gian

Là nhà quản trị hoạt động ở dưới các quản trị viên lãnh đạo (quản trị viên cao cấp) nhưng ở trên các quản trị viên cấp cơ sở.

Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định chiến thuật, thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp, phối hợp các hoạt động, các công việc để hoàn thành mục tiêu chung.

Chức danh: trưởng phòng, phó phòng, chánh quản đốc, phó quản đốc...

4.3  Nhà quản trị viên cấp cơ sở

Là nhà quản trị hoạt động ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức.

Nhiệm vụ: Đưa ra các quyết định tác nghiệp nhằm đốc thúc, hướng dẫn, đièu khiển các công nhân viên trong các công việc sản xuất kinh doanh cụ thể hàng ngày, nhằm thực hiện mục tiêu chung.

Chức danh: tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng các tổ bán hàng, đốc công, trưởng ca...

5. Tư liệu ôn tập Quản trị học

5.1 Trắc nghiệm Quản trị học

Câu 1: Quản trị được thực hiện trong 1 tổ chức nhằm
○ Tối đa hóa lợi nhuận
○ Đạt mục tiêu của tổ chức
○ Sử dụng có hiểu quả cao nhất các nguồn lực
● Đạt được mục tiêu của tổ chức với hiệu suất cao

Câu 2: Điền vào chỗ trống: quản trị là những hoạt động cần thiết khi có nhiều người kết hợp với nhau trong 1 tổ chức nhằm thực hiện ___________ chung”
● Mục tiêu
○ Lợi nhuận
○ Kế hoạch
○ Lợi ích

Câu 3: Điền vào chỗ trống “Hoạt động quản trị chịu sự tác động của __________ đang biến động không ngừng”
○ Kỹ thuật
○ Công nghệ
○ Kinh tế
● Môi truờng

Câu 4: Quản trị cần thiết cho
● Các tổ chức vì lợi nhuận và tổ chức phi lợi nhuận
○ Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh
○ Các đơn vị hành chính sự nghiệp
○ Các công ty lớn

Câu 5: Điền vào chỗ trống “quản trị hướng tổ chức đạt mục tiêu với __________ cao nhất và chi phí thấp nhất”
○ Sự thỏa mãn
○ Lợi ích
● Kết quả
○ Lợi nhuận

Câu 6: Để tăng hiệu suất quản trị, các nhà quản trị có thể thực hiện bằng cách
○ Giảm chi phí ở đầu vào và doanh thu ở đàu ra không thay đổi
○ Chi phí ở đầu vào không thay đổi và tăng doanh thu ở đầu ra
○ Vừa giảm chi phí ở đầu vào và vừa tăng doanh thu ở đầu ra
● Tất cả những cách trên

Câu 7: Quản trịviên trung cấp trường tập trung vào việc ra các loại quyết định
○ Chiến lược
○ Tác nghiệp
● Chiến thuật
○ Tất cả các loại quyết định trên

Câu 8: Càng xuống cấp thấp hơn thời gian dành cho chức năng quản trị nào sẽ càng quan trọng
○ Hoạch định
○ Tổ chức và kiểm tra
● Điều khiển
○ Tất cả các chức năng trên

Câu 9: Càng lên cấp cao hơn, thời gian dành cho chức năng quản trị nào sẽ càng quan trọng
● Hoạch định
○ Tổ chức
○ Điều khiển
○ Kiểm tra

Câu 10: Nhà quản trị phân bố thời gian nhiều nhất cho việc thực hiện chức năng
○ Hoạch định
○ Điểu khiển và kiểm tra
○ Tỏ chức
● Tất cả phương án trên đều không chính xác

Câu 11: Nhà quản trị cấp cao cần thiết nhất kỹ năng
○ Nhân sự
○ Tư duy
○ Kỹ thuật
● Kỹ năng tư duy + nhân sự

Câu 12: Mối quan hệ giữa các cấp bậc quản trị và các kỹ năng của nhà quản trị là
○ Ở bậc quản trị càng cao kỹ năng kỹ thuật càng có tầm quan trọng
○ Ở bậc quản trị càng cao kỹ năng nhân sự càng có tầm quan trọng
● Kỹ năng nhân sự có tầm quan trọng như nhau đối với các cấp bậc quản trị
○ Tất cả các phương án trên điều sai

Câu 13: Hoạt động quản trị thị trường được thực hiện thông qua 4 chức năng
● Hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra
○ Hoạch định, nhân sự, chỉ huy, phối hợp
○ Hoạch định, tổ chức, phối hợp, báo cáo
○ Kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra

Câu 14: Trong 1 tổ chức, các cấp bậc quản trị thừơng được chia thành
○ 2 cấp quản trị
● 3 cấp quản trị
○ 4 cấp quản trị
○ 5 cấp quản trị

Câu 15: Cố vấn cho ban giám đốc của 1 doanh nghiệp thuộc cấp quản trị
○ Cấp cao
○ Cấp giữa
○ Cấp thấp (cơ sở)
● Tất cả đều sai

Câu 16: Điền vào chỗ trống “chức năng hoạch định nhằm xác định mục tiêu cần đạt được và đề ra ___________ hành động để đạt mục tiêu trong từng khoảng thời gian nhất định”

○ Quan điểm
● Chương trình
○ Giới hạn
○ Cách thức

Câu 17: Quan hệ giữa cấp bậc quản trị và các kỹ năng
○ Chức vụ càng thấp thì kĩ năng về kỹ thuật càng quan trọng
○ Chức vụ càng cao thì kỹ năng về tu duy càng quan trọng
● Nhà quản trị cần tất cả các kỹ năng, tuy nhiên chức vụ càng cao thì kỹ năng tư duy càng quan trọng
○ Tất cả những tuyên bố nêu trên đều sai

Câu ​18: Kỹ năng nào cần thiết ở mức độ như nhau đối với các nhà quản trị
○ Tư duy
○ Kỹ thuật
● Nhân sự
○ Tất cả đều sai

Câu ​19: Vai trò nào đã được thực hiện khi nhà quản trị đưa ra 1 quyết định để phát triển kinh doanh
○ Vai trò người lãnh đạo
○ Vai trò người đại diện
○ Vai trò người phân bố tài nguyên
● Vai trò người doanh nhân

Câu 20: Điền vào chỗ trống “Nhà quản trị cấp thấp thì kỹ năng ____________ càng quan trọng”
○ Nhân sự
● Chuyên môn
○ Tư duy
○ Giao tiếp

5.2 Bài tập tự luận Quản trị học

Câu 1: Khái niệm quản trị? Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Lấy một ví dụ thực tiễn để làm rõ.

Câu 2: Nhà quản trị phân tích môi trường kinh doanh và đưa ra các quyết định. Hãy lấy một ví dụ thành công và một ví dụ thất bại trong việc phân tích môi trường kinh doanh và ra quyết định của nhà quản trị. Hãy nêu 5 sai lầm trong phân tích môi trường kinh doanh.

Câu 3: Chọn một công ty thành công mà em biết rõ nhất, tóm tắt về công ty đó và phân tích để làm rõ cách quản lý lãnh đạo của công ty đó.

Câu 4: Chọn một công ty thất bại và phân tích để làm rõ những sai lầm trong quản lý và lãnh đạo

Câu 5: Một vài so sánh giữa người lãnh đạo và nhà quản lý

Câu 6: Phân biệt giữa quản lý và lãnh đạo? Doanh nghiệp Việt Nam thường có những sai lầm trong quản lý và lãnh đạo trong doanh nghiệp

Câu 7: Nếu là trưởng phòng/phó phòng, anh (chị) làm gì để khuyến khích và động viên cấp dưới?

Câu 8: Khái niệm ra quyết định? Những sai lầm mà các nhà quản trị của doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải trong việc ra quyết định. Nêu ví dụ thực tiễn minh họa.

Câu 9: Những lỗi thường gặp trong công tác hoạch định của các doanh nghiệp Việt Nam. Nêu ví dụ minh họa.

Câu 10: Hãy Nêu và phân tích các khái niệm khác nhau về quản trị. Anh chị thích nhất là định nghĩa nào? Giải thích.

Trên đây là một số nội dung tổng quan về môn học Quản trị học như: Khái niệm, chức năng, yếu tố,... mà eLib chia sẻ đến các bạn. Ngoài ra, eLib còn đưa ra các dạng bài tập khác nhau như bài tập tự luận, trắc nghiệm nhằm hỗ trợ cho quá trình học tập và ôn thi của bạn trở nên dễ dàng hơn, mời các bạn cùng tham khảo.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM