Bài 2: Phân loại và phân cấp hoạch định

Nội dung bài giảng Bài 2: Phân loại và phân cấp hoạch định gồm có: phân loại hoạch định, phân cấp hoạch định, và cơ sở hoạch định. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

 

Bài 2: Phân loại và phân cấp hoạch định

1. Phân loại hoạch định

Người ta thường phân loại hoạch định như sau:

Hoạch định chiến lược: Là hoạch định cỏ tính chất tổng thể lâu dài. Hoạch định chiến lược xác dịnh nhiệm vụ tổng quát mục tiêu lâu dài và các chiến lược dè phát triển tổ chức trong thời gian dài 5 nãm, 10 năm ...
Hoạch định chiến thuật: Là hoạch định có tính chốt cụ thể hóa các nội dung của hoạch định chiến lược trong từng khoảng thời gian. Hoạch định chiến thuật xác định các bước đi. các chặng đường đê dạt tới mục tiêu làu dài. Hoạch định chiến lược thường tiến hành theo hàng năm. hàng quý.

Hoạch định tác nghiệp: Là những hoạch đinh cụ thể trong từng lĩnh vực hoạt động và cụ thể tới từng thành viên. Hoạch định tác nghiệp nhàm đám báo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để đạt mục tiêu của tổ chức.

2. Phân cấp hoạch định

Các nhà quản trị ở tất cả các cấp đều phải thực hiện chức năng hoạch định, tuy nhiên tính chất và phạm vi hoạch định của mỗi cấp quản trị có sự khác nhau.

Mồi nhà quản trị, ở cấp bậc quán trị khác nhau có vai trò nhất định trong hệ thống quản trị và vai trò tham gia trong quá trình hoạch định của họ cũng khác nhau.

Vai trò của các cấp bậc quản trị tham gia trong quá trình hoạch định của tố chức có thể tóm tất như sau:

Cấp quản trị

Tính chất hoạch định

Nội dung hoạch định

Cấp cao

Chiến lược

  • Mục đích, mục tiêu, phương hướng lâu dài.

  • Các biện pháp tổng thể để đạt mục tiêu.

  • Huy động, phân bổ các nguôn lực. nhiệm vụ.

  • Phối hợp kế hoạch hành động theo chương trình, chính sách thống nhất.

  • Các thú tục. quy tắc chung

Cấp

trung

cấp cơ sở

 

Chiến

thuật

  • Các giái pháp đề thực hiện mục tiêu trong từng giai đoạn.

  • Huy động các nguôn lực vào các mục tiêu cụ thể như thế nào cho có hiệu quá.

  • Tiến trình thực hiện các mục tiêu.

  • Phổi hợp hành động.

  • Chịu trách nhiệm vê những mục tiêu cụ thể

  • (Kiểm soát tiến trinh).

Tác nghiệp

  • Giao việc cụ thê cho từng cá nhân.

  • Đảm bảo các phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật đê thực hiện mục tiêu.

  • Huấn luyện, động viên nhân viên.

  • Theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện nhiệm vụ cua từng người và báo cáo tiến độ công việc.

3. Cơ sở hoạch định

Khi hoạch định cho tương lai cua tổ chức, các nhà quản trị phải dựa trên những cơ sở sau đây:

3.1 Sứ mạng của tổ chức

Sứ mạng cùa tổ chức là lý do tồn tại cua tổ chức. Sức mạnh của một tổ chức thường trả lời rõ những câu hỏi như:

  • Tại sao tổ chức tồn tại?

  • Tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nào?

  • Tổ chức sẽ đi đến đâu?

Sứ mạng của một tồ chức chỉ rõ những nhiệm vụ tổng quát mà một tổ chức phải làm đế đàm hao cho sự tôn tại cua nó. Sứ mạng là nền tảng, là cơ sở được xác dinh mục tiêu chiến lược hoạt dộng lâu dài của tổ chức.

3.2 Môi trường hoạt động của tổ chức

Hoạt động của tổ chức chịu sự tác động, ảnh hưởng thường xuyên cứa môi trường. Môi trường lại thường xuyên biến động, do đó để hoạch định đúng phương hướng, đường lối chính sách lâu dài cho một tổ chức cần phải phân tích môi trường hoạt động của tổ chức thật khoa học.

Nghiên cứu và phân tích môi trường hoạt động sẽ giúp cho nhà quan trị dự báo, dự đoán dược tương lai của tổ chức tốt hơn., sát với thực tế hơn. Việc nghiên cứu phàn tích môi trường giúp nhà quản trị tận dụng được những điểm mạnh, hạn chế được những điểm yếu để khai thác tốt các cơ hội và chu động phòng ngừa rủi ro.

3.3 Tiềm lực của tồ chức

Hoạch định nhằm mục đích khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong của tổ chức. Hoạch định là chuẩn bị cho sự phát triển của tổ chức trong thời gian dài. Do đó hoạch định tất yếu phải dựa trên tiềm lực thực có của tổ chức và khả năng phát triển trong tương lai. Nhà quản trị khi hoạch định cần phải dựa vào tiềm lực vốn có của tổ chức để tránh ảo tưởng, đưa ra những mục tiêu quá cao hoặc quá thấp không kích thích được sự vươn lên của mọi thành viên trong tổ chức.

Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo, eLib đã tổng hợp nội dung bài giảng Bài 2: Phân loại và phân cấp hoạch định và chia sẽ đến các bạn trên đây. Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.

Ngày:13/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM