Bài 3: Nhà quản trị

Nội dung bài giảng Bài 3: Nhà quản trị chủ yếu gồm có: Khái niệm, các cấp bậc quản trị trong một tố chức, chi phí và xác định kết quả, nhóm các vai trò quan hệ với con người và Những phẩm chất cần thiết để trở thành một nhà quản trị thành công. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

 

Bài 3: Nhà quản trị

1. Khái niệm

Các thành viên trong một tổ chức thường được chia làm hai loại: Những người thừa hành và các nhà quản trị.

Nhà quản trị bao gồm những người có nhiệm vụ thực hiện các chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, họ điều khiển, giám sát công việc của những người thừa hành và những nhà quản trị dưới quyền để đảm bảo cho tổ chức thực hiện được mục tiêu.

Chính các nhà quản trị là những người vạch ra mục tiêu, chiến lược, chính sách, đề ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh và tổ chức thực hiện các quyết định, họ chỉ huy, hướng dẫn và phối hợp hoạt động của những người thừa hành, đồng thời giám sát mọi hoạt động để đưa tố chức đến mục tiêu đã định.

Mỗi Nhà quản trị - Nhà quản trị được bổ trí ở một vị trí nhất định trong hệ thống của tổ chức, có một chức vụ nhất định và phụ trách một khâu hay một mảng hoạt động theo sự phân công. Bất kỳ một nhà quản trị nào cũng ở trong một phạm vi giới hạn về quyền hành, trách nhiệm.

Người thừa hành: là những người trực tiếp làm các công việc, các nhiệm vụ cụ thể theo sự phân công và chỉ huy của nhà quàn trị.

2. Các cấp bậc quản trị trong một tố chức

2.1 Nhà quản trị cấp cao

Hoạt động ở cấp cao nhất và phạm vi là bao trùm toàn bộ mọi hoạt động của tổ chức. Nhà quản trị cấp cao chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng của tổ chức.

Nhiệm vụ của nhà quản trị cấp cao là đưa ra các chiến lược hành động và phát triển lâu dài của tổ chức, tổ chức thực hiện chiến lược để duy trì và phát triển tổ chức.

Chức danh của nhà quản trị cấp cao có thể là: Chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc. phó tổng giám đốc hoặc giám đốc. phó giám đốc ...

2.2 Nhà quản trị cấp trung (Cấp giữa)

Các nhà quản trị cấp trung là những người hoạt động ở dưới các nhà quản trị cấp cao, nhưng ở trên nhà quản trị cấp cơ sở.

Các nhà quản trị cấp trung có nhiệm vụ đưa ra các quyết định chiến thuật để thực hiện các kế hoạch, các chính sách của tổ chức. Thực hiện phối hợp các hoạt động của các bộ phận để hoàn thành mục tiêu chung.

Chức danh của các nhà quản trị cấp trung có thế là trưởng phòng, trưởng ban. quản đốc phân xưởng. trưởng trạm, cửa hàng trưởng ...

2.3 Nhà quản trị cấp cơ sở

Là những người trực tiếp quản trị những người thừa hành ở câp bậc cuối cùng trong hệ thống quản trị.

Nhiệm vụ của họ là đưa ra các quyết định tác nghiệp là nhường quyết định hành động cụ thể để hướne dẫn, đôn đốc điều khiến những người thừa hành thực hiện các công việc, các nhiệm vụ đã được phân công để thực hiện mục tiêu chung.

Chức danh của Nhà quản trị cấp cơ sở có thể là: Tổ trưởng, trưởng ca, đốc công, trưởng tiểu ban ...

3. Các vai trò của nhà quản trị

Các vai trò của nhà quản trị được phân chia thành 3 nhóm như sau:

3.1 Nhóm các vai trò quan hệ với con người: Nhóm này gồm các vai trò

Vai trò đại diện: Nhà quản trị đại diện cho tổ chức là biểu tượng cho một tập thể khi quan hệ với bên ngoài.

Vai trò lãnh đạo: Chỉ huy, điều khiển nhân viên dưới quyền, kích thích động viên họ hăng hái làm việc để hoàn thành mục tiêu của tổ chức.

Vai trò liên kết: Nhà quản trị là cầu nối liên kết các thành viên để thông nhất chỉ huy và điều khiển mọi hoạt động hướng tới việc thực hiện mục tiêu.

Vai trò nguôi hòa giải: Nhà quản trị như một trọng tài có trách nhiệm hòa giải, đoàn kết mọi người.

3.2 Nhóm các vai trò thông tin

Nhóm này gồm:

Vai trò thu nhập và tiếp nhận các thông tin có liên quan đến hoạt động của tổ chức và xử lý các thông tin đó đê dánh giá đúng về tình hình làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định quản trị.

Vai trò phát ngôn và cung cấp thông tin cho các bên có quan hệ với tổ chức.

Vai trò phổ biến và truyền đạt thông tin cho các cá nhân bộ phận bên trong tổ chức.

Nhà quản trị có quan hệ thông tin với hệ thông các vếu tố của môi trường bên ngoài và bên trong đe hoàn thành chức năng nhiệm vụ cùa mình

3.3 Nhóm các vai trò ra quyết định

Nhóm các vai trò này bao gồm:

Vai trò nhà kinh doanh - người hoạch định sáng tạo: hoạt động sản xuất kinh doanh cùa tổ chức tiến hành theo các phương án nào do nhà quản trị lựa chọn. Nhà quản trị phải tiến hành các hoạt động như nghiên cứu thị trường, khách hàng, nghiên cứu các yếu tố của môi trường để đưa ra các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo cho doanh nghiệp làm ăn có lãi.

Vai trò người giải quyết các xáo trộn, thay đổi và điều khiển, điều chỉnh các hoạt động của các bộ phận các thành viên. Đây là vai trò nham thực hiện chức năng tổ chức, đảm bảo tạo được môi trường nội bộ thuận lợi để doanh nghiệp ổn định và phát triển.

Vai trò người quản lý, phân phối, sử dụng các nguồn lực. Nhà quản trị nắm mọi nguồn lực của tổ chức. Phân phối, sử dụng và quản lý như thế nào đế khai thác tốt nhất các nguồn lực của tổ chức là những vấn đề mà nhà quản trị phải giải quyết thường xuyên.

Vai trò nhà thương lượng: Nhà quản trị phải thương lượng đàm phán với đổi tác để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có lợi nhất cho tổ chức và các thành viên.

NHÓM VAI TRÒ

VAI TRÒ CỤ THÊ

BAN CHÁT

 

 

Quan hệ

với con người

 

1. Người đại diện.

2. Naười lãnh đạo.

3. Người liên kết.

4. Người hòa giải

- Thể hiện quyền lực về mặt pháp lý.

- Chỉ huy động viên cấp dưới.

- Khen thưởng, kỷ luật...

- Là cầu nối liên kẽt các thành viên, các bộ phận trong tổ chức và tổ chức với bên ngoài

- Giải quyết mâu thuẫn, xung đột...

 

Người phát ngôn

Phổ biến truyền đạt thông tin

Thu nhận và xử lý  thông tin

- Cung cấp thông tin cho các đối tượng

Thông tin liên lạc

Phổ biến, truyền đạt thông tin trong nội bộ.

Thiết lập hệ thống thông tin quản trị hữu hiệu để phục vụ cho hoạt động của tổ chức.

 

1. Người hoạch định, sáng tạo.

2. Người điều khiên, điều chinh.

- Vạch phương hướng, cách thức hoạt động.

Ra quyết dinh

- Khởi xướng các ý tưởng, các hoạt động.

 

- Đưa ra các giải pháp, biện pháp điều chinh.

 

4. Các kỹ năng của nhà quản trị

Đe hoàn thành tốt các vai trò và chức năng của mình đòi hỏi nhà quản trị phải có các kỹ năng sau:

4.1 Kỹ năng kỹ thuật

Là trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kiên thức hiểu biết về một ngành nghề, một lĩnh vực hoạt động cụ thẻ. Kỹ năng kỹ thuật giúp nhà quản trị có thể hướng dần về mặt kỹ thuật cho nhân viên của mình, biết cách giám sát. kiêm tra, đánh giá đúng kết quả, năng suất, chất lượng của nhân viên của mình khiến họ nể phục.

4.2 Kỹ năng nhân sự

Là trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kiên thức hiểu biết về một ngành nghề, một lĩnh vực hoạt động cụ thể. Kỹ năng kỹ thuật giúp nhà quản trị có thể hướng dẫn về mặt kỹ thuật cho nhân viên của mình, biết cách giám sát kiểm tra đánh giá đúng kết quả, năng suất, chất lượng của nhân viên của mình khiến họ nể phục.

4.3 Kỹ năng tư duy

Đây là kỹ năng quan trọng đối với nhà quản trị, đặc biệt là nhà quan trị cấp cao. Bởi vì mọi hoạt động của tố chức đều liên quan đến trình độ nhận thức, kỹ nãns tư duy của nhà quản trị. Từ việc hoạch định mục tiêu, đưa ra các chiến lược đến việc thiết kế cơ cấu tổ chức, đưa ra các quyêt định có liên quan đến chức năng điểu khiển, kiêm tra... đều đòi hỏi nhà quản trị phải nhận thức được bản chất mẫu chốt của vấn đề thì mới đưa ra được quyết định kịp thời hợp lý.

5. Những phẩm chất cần thiết để trở thành một nhà quản trị thành công

Những nhà quản trị thành công tlurờng hội đủ cả ba yếu tổ là năng lực, động cơ và thời cơ.

5.1 Năng lực (A - Ability)

Năng lực quản trị là khá năng điều hành đê thực hiện các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả.

Năng lực của một nhà quản trị thế hiện ờ các phẩm chất cá nhân như:

  • Có nghị lực.

  • Có khá năng nhận thức tốt, có tầm nhìn xa. trông rộns.

  • Có khả năng tư duy sáng tạo đặc biệt là tư duy chiến lược.

  • Có tham vọng, ham muốn chinh phục khó khăn, thách thức.

  • Có khả năng giao tiếp truyền thông giỏi, có tài thuyết phục mọi người.

  • Có đẩu óc tổ chức và làm việc khoa học

  • Có khả năng lãnh đạo tố chức thích nghi với môi trường.

  • Có hiêu biết sâu rộng về kinh tế. chính trị. xà hội. có kiên thức vê pháp luật.

  • Hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ

Để có những phẩm chất, năna lực trên nhà quản trị cần phải nỗ lực học tập không ngừng học ở nhà trường và học ở ngoài xã hội, kiến thức và kinh nghiệm đối với nhà quản trị là không thể thiếu và phải được bồ sung thường xuyên.

5.2 Động cơ (M - Motivation)

Các động cơ thúc đẩy một nhà quản trị vươn lên đê đạt thành công bao gồm:

  • Có ham muốn đật được một địa vị quyền lực nào đó.

  • Sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh và ham muốn chiến thắng

  • Mong muốn được tự khẳng định bản thân và dám chịu trách nhiệm

Các động cơ trên là độne lực từ bên trona thúc đẩy các nhà quản trị hành động để đạt mục đích của họ.

5.3 Thời cơ (O - Opportunities)

Có năng lực và động cơ chưa đủ đảm bảo cho thành công của nhà quản trị, mà còn cần phải có thời cơ. Tính thời cơ đổi với nhà quản trị gồm ba yếu tố:

  • Được giao công việc quản trị thích hợp.

  • Được sự ung hộ của những người xung quanh

  • Biết chớp thời cơ tận dụng mọi cơ hội

Như vậy, một nhà quản trị muốn thành công phái hội đủ ba yếu tố: Năng lực, động cơ và thời cơ.

Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.

Ngày:12/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM