Bài 4: Các loại kiểm tra

Nội dung chính của Bài 4: Các loại kiểm tra bao gồm: Thời gian kiểm tra, căn cứ vào lĩnh vực kiểm tra...Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 4: Các loại kiểm tra

Kiểm tra không phải là công việc chỉ thực hiện sau khi đã tiến hành các hoạt động, nếu như vậy kiểm tra chi mang tính thụ động và hiệu quả không cao, không có ý nghĩa thiết thực.

Kiểm tra vừa là quá trình xem xét việc thực hiện các công viêc để đạt mục tiêu của tố chức vừa là việc theo dõi ứng xử của các thành viên trong tố chức cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai để cho tố chức đi đúng hướng đến mục tiêu.

Công tác kiểm tra cần được tiến hành toàn diện, thường xuyên. Căn cứ vào thời gian tiên hành kiểm tra.

căn cứ vào mục đích và lĩnh vực kiểm tra, người ta phan loại kiểm tra như sau:

1. Theo thời gian kiểm tra

Gồm có ba loại kiểm tra:

1.1 Kiểm tra trước khi thực hiện

Sau khi hoạch định, lên các kế hoạch, trước khi triển khai thực hiện các nhà quản trị thực hiện công tác kiểm tra. Ở giai đoạn này việc kiểm tra nhăm phát hiện những chỉ tiêu, những kế hoạch, những quyết định không còn phù hợp với thực tiễn để kịp thời điều chình nhằm đảm bảo cho mọi kế hoạch sát với thực tiễn và có tính khả thi.

Mục đích kiểm tra trước là nhằm tránh sai lầm từ khâu đầu. Cơ sở của kiểm tra trước là những thông tin mới nhất về môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của doanh nghiệp cũng như những dự báo, dự đoán về các biến động của môi trường trong tương lai.

1.2 Kiểm tra trong khi thực hiện (Kiểm tra chỉ đạo)

Kiểm tra ở giai đoạn này kiểm tra nhằm theo dõi sát những diễn biến trong quá trình thực hiện các kế hoạch, các biện pháp.

Mục đích của kiểm tra trong khi thực hiện là nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch, phát hiện kịp thời những lệch lạc, sai sót có thể làm chệch hướng mục tiêu để diều chỉnh kịp thời, đảm báo cho mọi hoạt động diền ra theo đúng tiên độ, đạt dược hiệu quả cao với chi phí thấp nhất.

1.3 Kiểm tra sau khi thực hiện (Kiểm tra kết quả)

Đo lường kết quả thực tế và đối chiếu với dự kiến ban đầu. Mục đích kiểm tra sau khi thực hiện là nhằm rút ra những kinh nghiệm về sự thành công hay thất bại trong quá trình thực hiện kế hoạch đã đề ra.

Kiểm tra kết quả là rất cần thiết để đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu đồng thời viêc hậu kiểm còn có ý nghĩa cho công tác hoạch định cho những kỳ sau.

2. Căn cứ vào lĩnh vực kiểm tra

Có thể phân kiếm tra thành các loại sau:

  • Kiểm tra hoạt động sản xuất.

  • Kiểm tra tài chính.

  • Kiểm tra nguồn nhân lực.

  • Kiểm tra tống quát.

  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Có 2 loại:

Kiểm tra phòng ngừa

Muc đích: Làm ngừa các bất trắc rủi ro có thế xảy ra, ngăn chặn các sai phạm cố ý nhờ đó giảm các nhu cầu đổi với hoạt động điều chỉnh.

Các hoạt động kiểm tra phòng ngừa bao gồm: Việc ban hành và kiểm tra việc thực hiện các quy định, nguyên tắc, các tiêu chuẩn, các thủ tục về tuyển dụng lao động, về chấp hành nội quy của đơn vị, về quyên hành trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân ...

Các hoạt động kiểm tra phòng ngừa có tác dụng định hướng và giới hạn các hành vi của mọi người.

Kiểm tra hiệu chỉnh

Mục đích: Phát hiện kịp thời những sai sót, lệch lạc trong quá trình thực hiện công việc của cá cá nhân, các bộ phận để uốn nấn, điều chỉnh kịp thời sao cho mục tiêu của tổ chức được thực hiện với hiệu quả cao nhất, chi phí tiết kiệm nhất.

Kiểm tra hiệu chỉnh bao gồm hoạt động của tất cả các nhà quản trị nhằm giám sát, theo dõi các thành viên trong phạm vi được phân công và cả việc tự kiểm tra của các cá nhân đế đảm bảo mọi quy định, nguyên tắc, tiêu chuẩn đã đề ra được chấp hành nghiêưi chỉnh.

Kiểm tra hiệu chỉnh có tác dụng hạn chế, ngăn chặn những hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến kết quá thực hiện mục tiêu đã hoạch định.

Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công!

Ngày:14/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM