Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 6: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

Để giúp các em học sinh lớp 9 học tập thật tốt môn Toán, eLib xin giới thiệu nội dung giải bài tập bài Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau SGK trang 115, 116 bên dưới đây. Tài liệu gồm tất cả các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, sẽ giúp các em ôn tập lại kiến thức, cũng cố kĩ năng làm bài hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 6: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 6: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

1. Giải bài 26 trang 115 SGK Toán 9 tập 1

Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm).

a) Chứng minh rằng OA vuông góc với BC.

b) Vẽ đường kính CD. Chứng minh rằng BD song song với AO.

c) Tính độ dài các cạnh của tam giác ABC; biết OB=2cm,OA=4cmOB=2cm,OA=4cm.

Phương pháp giải

a) Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau: cho (O;R) với hai tiếp tuyến AB, AC. Khi đó:

+) AB = AC

+) AO là phân giác của góc BAC

b) Sử dụng tính chất: nếu một tam giác có một cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác thì tam giác đó là tam giác vuông

c) +) Dùng định nghĩa tỉ số lượng giác trong tam giác vuông: sinα=cnh đicnh huyn để tính số đo góc.

+) Tam giác cân có một góc bằng 60o thì là tam giác đều.

+) Dùng định lí Pytago: ΔABC vuông tại A thì BC2=AC2+AB2

Hướng dẫn giải

a) Ta có: AB=AC (tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau)

Suy ra ΔABC cân tại A.

Lại có ^BAO=^CAO (tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau)

Suy ra AOBC

b) Gọi I là giao điểm của AO và BC. 

Suy ra BI=IC (định lí đường kính và dây cung).

Xét ΔCBD có :

CI=IB

CO=OD (cùng bằng bán kính)

BD//IO (IO là đường trung bình của ΔBCD

BD//AO.

c) Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông OAC:

OA2=AB2+OB2AB=OA2OB2=4222 =23 (cm)

Trong tam giác vuông OAB có

sin^OAB=OBOA=24=12^OAB=30o^BAC=2^OAB=2.30o=60o

Tam giác ABC cân tại A có ˆA=60o nên là tam giác đều.

Do đó AB=BC=AC=23(cm).

2. Giải bài 27 trang 115 SGK Toán 9 tập 1

Từ một điểm A nằm bên ngoài đường tròn (O), kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm). Qua điểm M thuộc cung nhỏ BC, kẻ tiếp tuyến với đường tròn (O), nó cắt các tiếp tuyến AB và AC theo thứ tự ở D và E. Chứng minh rằng chu vi tam giác ADE bằng 2AB.

Phương pháp giải

+) Sử dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau: cho (O;R) với hai tiếp tuyến AB, AC tại B, C của (O) khi đó AB=AC.

+) Chu vi tam giác ABC là: CΔABC=AB+BC+AC

Hướng dẫn giải

Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau ta có:
 DM=DB,EM=EC,AB=AC
Chu vi tam giác ADE bằng:
AD+DE+AE=AD+DM+ME+AE=AD+DB+EC+AE=AB+AC=2AB

3. Giải bài 28 trang 116 SGK Toán 9 tập 1

Cho góc xAy khác góc bẹt. Tâm của các đường tròn tiếp xúc với hai cạnh của góc xAy nằm trên đường nào?

Phương pháp giải

Vẽ đường tròn tiếp xúc với hai cạnh của góc xAy và dự đoán tâm nằm trên đường đặc biệt nào của góc xAy.

Hướng dẫn giải

Gọi O là tâm của một đường tròn bất kì tiếp xúc với hai cạnh của góc xAy. 

Suy ra Ax, Ay là các tiếp tuyến của đường tròn (O).

Suy ra ^xAO=^yAO (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Hay AO là tia phân giác của góc xAy.

Vậy tâm các đường tròn tiếp xúc với hai cạnh của góc xAy nằm trên tia phân giác của góc xAy.

4. Giải bài 29 trang 116 SGK Toán 9 tập 1

Cho góc xAy khác góc bẹt, điểm B thuộc tia Ax. Hãy dựng đường tròn (O) tiếp xúc với Ax tại B và tiếp xúc với Ay.

Phương pháp giải

Bài toán dựng hình chia làm 4 bước:

Bước 1. Phân tích: giả sử hình cần dựng đã được vẽ. Lập luận để tìm cách dựng được hình.

Bước 2. Dựng hình: Dựa vào bước phân tích trên liệt kê thứ tự các phép dựng hình cơ bản.

Bước 3. Chứng minh: Bằng lí luận, chứng minh hình vừa dựng thỏa mãn tất cả các giả thiết của bài toán.

Bước 4. Biện luận: thiết lập điều kiện giải được của bài toán. Tức là xét xem bài toán giải được trong trường hợp nào và có bao nhiêu nghiệm. 

Hướng dẫn giải

Phân tích: Giả sử đã dựng được hình thỏa mãn đề bài. Khi đó:

Đường tròn (O) tiếp xúc với hai cạnh của góc xAy nên tâm O nằm trên tia phân giác Am của góc xAy

Đường tròn (O) tiếp xúc với Ax tại B nên tâm O nằm trên đường thẳng dAx tại B

Vậy O là giao điểm của tia Am với đường thẳng d.

Cách dựng

- Dựng tia phân giác Am của góc xAy.

- Qua B dựng đường thẳng dAx, cắt tia Am tại O.

- Dựng đường tròn (O;OB), đó là đường tròn phải dựng.

Chứng minh

Vì OBAx tại B nên đường tròn (O;OB) tiếp xúc với Ax tại B

O nằm trên tia phân giác của góc xAy nên O cách đều hai cạnh của góc xAy. Do đó đường tròn (O;OB) tiếp xúc với Ay.

Biện luận. Bài toán luôn có một nghiệm hình. 

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM