Giải bài tập SGK Toán 9 Bài: Luyện tập

Nội dung giải SGK môn Toán lớp 9 trang 119, 120 được eLib biên soạn và tổng hợp bên dưới đây sẽ giúp các em học sinh học vừa ôn tập kiến thức vừa củng cố kĩ năng làm bài. Thông qua hệ thống 7 bài tập có hướng dẫn giải chi tiết để các em có thể đối chiếu với bài làm của mình từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Toán 9 Bài: Luyện tập

Giải bài tập SGK Toán 9 Bài: Luyện tập

1. Giải bài 23 trang 119 SGK Toán 9 tập 2

Viết công thức tính nửa góc ở đỉnh của một hình nón (góc α của tam giác vuông OAS – hình 99) sao cho diện tích mặt khai triển của mặt nón bằng một một phần tư diện tích của hình tròn (bán kính SA).

Phương pháp giải

+) Diện tích hình quạt có số đo n0 của đường tròn bán kính R là: S=πR2n360

+) Diện tích xung quanh của hình nón bán kính đáy R và đường sinh l là: Sxq=πRl.

Hướng dẫn giải

Diện tích hình quạt : 

Squt=πr2no360o=π.l2.90360=π.l24.

Diện tích xung quanh của hình nón: Sxq=πrl

Theo đầu bài ta có: Sxq=Squtπrl=π.l24.

Vậy l = 4r.

Suy ra sinα=OASA=rl=14 (vì l = 4r)

 Vậy α=14028.

2. Giải bài 24 trang 119 SGK Toán 9 tập 2

Hình khai triển của mặt xung quanh của một hình nón là một hình quạt, bán kính hình quạt đó là 16cm, số đo cung là 120o. Tang của nửa góc ở đỉnh của hình nón là:

(A) 24                           

(B) 22                         

(C) 2                        

(D) 22

Hãy chọn kết quả đúng.

Phương pháp giải

+) Ta có: h2=l2r2.

+) Gọi góc cần tính là α. Khi đó: tanα=rh.

Hướng dẫn giải

Độ dài cung tròn hình quạt là:

l=πrn180=π.16.120180=32π3cm

Suy ra chu vi đáy hình nón là 32π3 cm.

Do vậy 

2πr=32π3r=163cm

Đường cao hình nón là. 1621629=3232cm

Tang góc nửa đường tròn là:

tanα=rh=163:3232=24

3. Giải bài 25 trang 119 SGK Toán 9 tập 2

Hãy tính diện tích xung quanh của hình nón cụt biết hai bán kính đáy là a,b (a<b) và độ dài đường sinh là l (a,b,l có cùng đơn vị đo).

Phương pháp giải

Hình nón cụt có r1, r2 là các bán kính đáy, l là độ dài đường sinh có diện tích xung quanh là: Sxq=π(r1+r2)l

Hướng dẫn giải

Theo công thức tính diện tích xung quanh của hình nón cụt, ta có:

Sxq=π(r1+r2)l=π(a+b)l

4. Giải bài 26 trang 119 SGK Toán 9 tập 2

Hãy điền đầy đủ vào các ô trống cho ở bảng sau (đơn vị độ dài: cm):

Phương pháp giải

Cho hình nón có chiều cao h, bán kính đáy r và đường sinh l. Khi đó:

+) Đường kính đáy: d = 2r.

+) Thể tích hình nón: V=13πr2h.

+) Mối quan hệ l2=h2+r2.

Hướng dẫn giải

Lấy π=3,14

+ Dòng thứ nhất: Khi r = 5cm; h = 12cm ta có

- Đường kính d = 2r = 2.5 = 10cm

- Đường sinh l=r2+h2=52+122=13cm

- Thể tích V=13πr2h=13π.52.12=100π=314(cm3)

+ Dòng thứ hai:  Khi d = 16cm; h = 15cm ta có

- Bán kính r=d2=162=8cm

- Đường sinh l=r2+h2=82+152=17cm

- Thể tích V=13πr2h=13π.82.15=320π=1004,8(cm3)

+ Dòng thứ ba: Khi r = 7cm; l = 25cm ta có

- Đường kính d = 2r = 2.7 = 14cm

- Vì l2=h2+r2h=l2r2=25272=24cm

- Thể tích V=13πr2h=13π.72.24=392π1230,9(cm3)

+ Dòng thứ tư: Khi d = 40cm; l = 29cm ta có

- Đường kính r=d2=402=20cm

- Vì l2=h2+r2h=l2r2=292202=21cm

- Thể tích V=13πr2h=13π.202.21=2800π=8792(cm3)

Ta được bảng sau:

5. Giải bài 27 trang 119 SGK Toán 9 tập 2

Một dụng cụ gồm một phần có dạng hình trụ, phần còn lại có dạng hình nón. Các kích thước cho trên hình 100. Hãy tính:

a) Thể tích của dụng cụ này.

b) Diện tích mặt ngoài của dụng cụ (không tính nắp đậy).

Phương pháp giải

Công thức tính:

- Hình trụ có chiều cao h và bán kính đáy r có: V=πr2.h;Sxq=2πrh

- Hình nón có chiều cao h và bán kính đáy r là: V=13πr2.h;Sxq=πrl=πrh2+r2

- Diện tích xung quanh hình trụ: Sxqtr=2πrh.

- Diện tích xung quanh hình nón: Sxqnón=πrl.

Hướng dẫn giải

a) Thể tích của dụng cụ bằng tổng thể tích của một hình trụ có chiều cao là 70cm=0,7m, bán kính đáy 0,7 m và hình nón có chiều cao 0,9 m và bán kính đáy 0,7 m.

- Thể tích hình trụ là:

V1=πr2h=π.0,72.0,71,08m3

- Thể tích hình nón là:

V2=13πr2.h=13.π.0,72.0,90,46m3

Vậy thể tích của dụng cụ là:

V=V1+V21,08+0,46=1,54m3

b) Diện tích mặt ngoài của dụng cụ bằng tổng diện tích xung quanh của một hình trụ có chiều cao là 70cm=0,7m, bán kính đáy 0,7 m và hình nón có chiều cao 0,9 m và bán kính đáy 0,7 m.

- Diện tích xung quanh hình trụ là: 

S1=2πrh=2π.0,7.0,73,08m2

- Diện tích xung quanh của hình nón là:

S2=πrl=π.r.h2+r2=π.0,7.0,92+0,722,51m2

Diện tích xung quanh của dụng cụ là:

S=S1+S23,08+2,51=5,59m2

6. Giải bài 28 trang 120 SGK Toán 9 tập 2

Một cái xô bằng inox có dạng hình nón cụt đựng hóa chất, có các kích thước cho ở hình 101 (đơn vị: cm).

a) Hãy tính diện tích xung quanh của xô.

b) Khi xô chứa đầy hóa chất thì dung tích của nó là bao nhiêu?

Phương pháp giải

+) Sxqxô=Sxqhìnhnónct=SxqhìnhnónlnSxqhìnhnónnh.

+) Sxqnón=πrl.

+) Vnón=13πr2h.

Hướng dẫn giải

a) Diện tích xung quanh của xô là:

Sxq=π(r1+r2)l=π(21+9).36=1080πcm2

b)Dung tích của xô bằng thể tích của hình nón cụt có đáy nhỏ là 9, đáy lớn là 21 và độ dài đường sinh là 36.

Chiều cao của hình nón cụt là: 362(219)2=242

Thể tích hình nón là: 13πh(r21+r22+r1r2)=13π242(92+212+9.21)25258,31cm3

7. Giải bài 29 trang 120 SGK Toán 9 tập 2

Cối xay gió của Đôn-ki-hô-tê (từ tác phẩm của Xéc-van-téc (Cervantès).

Phần trên của cối xay gió có dạng một hình nón (h.102). Chiều cao của hình nón là 42cm và thể tích của nó là 17 600 cm3.

Em hãy giúp chàng Đôn-ki-hô-tê tính bán kính đáy của hình nón (làm tròn kết quả đên chữ số thập phân thứ hai).

Phương pháp giải

Thể tích hình nón: V=13πr2hr=3Vπh.

Hướng dẫn giải

Ta có:

13πr2h=1760013πr242=17600r2400r=20cm

Bán kính đáy của hình nón là 20 cm

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM