Bài học Toán 8
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu bài học Toán học 8
2. Bí quyết học hiệu quả Toán học 8
2.1. Cần xác định rõ các kiến thức quan trọng
2.2. Học cả phần lý thuyết và bài tập
2.3. Lắng nghe và ghi chép bài giảng
2.4. Hãy tập tóm tắt đề bài trước khi giải
2.5. Học từ dạng bài dễ đến dạng bài khó
1. Giới thiệu bài học Toán học 8
Toán học 8 các em cần phải nắm thật vững chắc tất cả các kiến thức môn toán năm lớp 8 để khi lên lớp 9 thì mới có thể học tốt được và đồng thời giải quyết được các dạng bài toán có thể cho trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 và ở cả ở những năm học tiếp theo. Vậy hệ thống bài học Toán học 8 được eLib biên soạn nhằm giúp các em hệ thống hóa kiến thức cơ bản theo chương trình SGK môn Toán học 8
Môn Toán lớp 8 phân chia ra hai phần. Bao gồm phần Đại số và phần Hình học:
- Trọng tâm kiến thức phần Đại số môn Toán lớp 8 gồm: Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ. Phân tích đa thức thành nhân tử, phân chia phân thức. Các kiến thức mới là bài Toán về phương trình, bất phương trình.
- Về Hình học, các con sẽ được tiếp cận với các bài học về định lý TaLet đảo, tam giác đồng dạng cùng các định nghĩa. Tính chất của hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình lăng trụ đứng cùng các đa giác…
Mỗi bài học gồm có bốn phần: Tóm tắt lý thuyết, Bài tập minh hoạ, Luyện tập, Kết luận.
Nội dung bài học được phân tích bao gồm các vấn đề cơ bản, đồng thời có mở rộng ở mức độ phù hợp để học sinh vừa có điều kiện ôn tập vừa liên hệ củng cố và nâng cao kiến thức.
Các bài tập minh họa được trình bày dưới dạng câu hỏi và hướng dẫn trả lời nhằm giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng làm bài tập.
Các câu hỏi luyện tập có hai dạng: một số câu hỏi cơ bản và các câu hỏi nâng cao ở mức phù hợp để các học sinh khá, giỏi mở rộng kiến thức.
Mời các em tham khảo nội dung từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile
2. Bí quyết học hiệu quả Toán học 8
Toán là một môn học có lợi lợi ích rất lớn trong việc kích thích tư duy của con người, chúng ta sẽ phải vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã được học để giải được những vấn đề hóc búa.
Tuy nhiên đây cũng chính là một trong số những môn học khiến cho nhiều học sinh cảm thấy lo sợ. Vậy phải làm thế nào để học giỏi môn Toán 8? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các cách học sau đây
2.1. Cần xác định rõ các kiến thức quan trọng
Đối với Toán học khối trung học cơ sở thì kể từ năm học lớp 6 đã phân chia ra làm hai phần học rõ rệt là phần Đại số và phần Hình học.
Phần số học (Đại số)
Trong năm học lớp 8 phần số học có các kiến thức trọng tâm cốt lõi nhất như: Các hằng đẳng thức đáng nhớ, phân tích đa thức thành nhân tử theo các cách khác nhau, các bài toán về phương trình, bất phương trình 1 ẩn số. Đây là những kiến thức hết sức quan trọng, là kiến thức nền tảng để làm tiền đề cho các dạng bài tập áp dụng sau này kể cả sau khi lên năm học cấp 3.
Phần Hình học
Cũng như phần số học, phần hình học cũng có các kiến thức trọng tâm riêng như: Định lý Ta-lét, 3 trường hợp của tam giác dồng dạng, tính chất của các loại hình như hình chữ nhật, hình vuông, tâm giác, tứ giác, đa giác, hình lăng trụ đứn, đường trung bình,… Tất cả những kiến thức này đều được vận dụng thường xuyên trong chương trình năm học lớp 9.
2.2. Học toán là học cả phần lý thuyết và bài tập
Hiện nay rất nhiều em đang có một suy nghĩ là khi học toán phần lý thuyết không mấy là quan trọng nên khi học chỉ dành thời gian tập trung vào giải quyết các bài tập mà lướt qua những phần kiến thức nền tảng cơ bản nhất của lý thuyết mang lại. Do đó, khi các em không nắm vững các phần lý thuyết như: các định nghĩa, phần định lý hay tính chất thì các bạn chỉ có thể làm những phần bài tập ở mức độ đơn giản.
Với Đại số, việc học thuộc lòng các hằng đẳng thức đáng nhớ rất quan trọng và đây là yêu cầu tối thiểu bắt buộc phải biết bởi nó ảnh hưởng đến kiến thức khác như phân tích đa thức thành nhân tử. Khi không thuộc các hằng đẳng thức thì các bạn không thể áp dụng vào phần bài tập dạng này.
Với phần hình học thì yêu cầu các bạn phải nắm thật kĩ các kiến thức lý thuyết được đề cập trong mỗi bài. Tất cả các định lý, định nghĩa, tính chất, hệ quả đều có mối tương thông với nhau. Do đó khi không nắm được nội dụng của một phần kiến thức thì các nội dung sau các em rất khó có thể theo kịp. Đồng thời nếu không nắm vững được lý thuyết hình thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phần vẽ hình. Và nếu không có hình thì điều tất nhiên là các em không thể giải được bài tập hình học. Học là một chuyện, nếu không biết vận dụng, áp dụng kiến thức có được để làm bài thì phần kiến thức đó khó có thể nhớ được lâu. Vì vậy với phần hình học thì các em nên học và hành nên được thực hiện trau dồi thường xuyên.
2.3. Lắng nghe thầy cô giảng bài và nắm bắt các thông tin quan trọng để ghi chép
Thông thường hiện nay một tiết học tại lớp kéo dài khoảng 45 phút, và trong khoảng thời gian này các em chỉ nên ghi chép vào vỡ những gì được nêu trên bảng và những ý thầy cô lặp đi lặp lại. Một điều thực tế là có tới 80% lượng kiến thức các thầy cô yêu cầu các em nghi chép đều nằm trong sách giáo khoa. Tuy nhiên nếu có thầy cô giảng bài thì các em khó tiếp cận nhanh được kiến thức mới. Những gì thầy cô giảng trên lớp là để giúp các em hiểu bài nhanh hơn, giúp các em tư duy nhanh để tìm ra được cách giải phù hợp. Chính vì lẽ đó mà những giờ học trên lớp các em hãy chú tâm để ý những gì thầy cô giảng bài để rút ra kinh nghiệm làm bài cho bản thân.
2.4. Hãy tập tóm tắt đề bài trước khi giải
Khi đọc đề xong các bạn hãy tập tóm tắt đề bài bởi khi làm như thế sẽ giúp các em dễ dàng nhận biết được dữ liệu đề cho là gì và cần phải làm những gì để giải nó, việc nữa là nó còn tiết kiệm được thời gian và tránh bỏ sót các dữ liệu cần thiết cho việc giải bài. Khi làm bài ngoài việc giải bài theo yêu cầu thì việc trình bày cẩn thận, rõ ràng sẽ giúp các em có những điểm số trọn vẹn từ giám khảo chấm bài.
2.5. Học từ dạng bài dễ đến dạng bài khó
Khi đã quen với dạng bài tập cơ bản thì các em sẽ có được động lực để làm những bài tập có mức độ khó hơn. Các em đã tìm được niềm đam mê khi tiếp cận với những dạng bài khó thì sẽ quên đi được nỗi sợ hãi đối với môn học khó nhằn này.
Có thể dễ dàng giải được những bài tập từ đơn giản cho đến hóc búa sẽ làm cho các em cảm thấy hứng thú đối với môn học này và lúc nào cũng muốn dành thời gian cho việc học và làm bài tập. Điều này sẽ khiến cho kết quả môn toán của các em được cải thiện một cách đáng kể.
2.6. Thực hành liên tục
Toán học là một môn học đặc thù bởi nếu muốn học toán tốt thì cần phải thường xuyên rèn luyện để rành rõi với các phương pháp giải riêng của mỗi bài. Khi tập làm nhiều lần thì các em sẽ tạo được cho bản thân một khả năng phản xạ, tích lũy được nhiều kinh nghiệm giải bài để có thể làm được các dạng bài toán khác nhau.
2.7. Lên kế hoạch học tập môn Toán 8 ngay từ đầu.
Do thời gian học tại lớp ngắn và lượng kiến thức liên tục được cập nhật nếu các bạn không lên cho mình một kế hoạch ngay từ đầu thì chắc chắn rằng các bạn sẽ cảm thấy áp lực, lo lắng và sau đó là đạt được kết quả học tập không tốt. Vì vậy ngoài việc học ở trường các em cần đầu tư thời gian nhiều hơn để có thể học tại nhà. Điều này sẽ rất có lợi cho kết quả học tập của các em sau này.
2.8. Tự rút ra bài học của riêng mình
Mỗi khi các em hoàn thành một bài tập nào đó, các em hãy dành thời gian để xem xét lại những bài tập mà mình đã làm để tìm ra những phương pháp giải thích hợp và dấu hiệu nhận biết các dạng bài.
Các em có thể ghi chú những điều đó ở bên cạnh hoặc bất kỳ nơi nào mà các em dễ nhớ nhất. Để không bị dồn lại quá nhiều kiến thức, các em hãy ôn tập lại ngay khi kết thúc mỗi chương học. Đó là phương pháp khoa học và mang lại hiệu quả cao nhất cho những người có đam mê với môn Toán.
2.9. Học tốt môn Toán từ những sai lầm
Không chỉ với môn Toán mà bất kỳ một môn học nào đều có thể gặp phải những sai sót trong quá trình làm bài tập. Chính vì thế, mỗi khi gặp một lỗi sai nào đó các em nên có ghi chú riêng và đọc lại khi có thời gian để biết được những lỗi đó là gì và tìm cách khắc phục.
Các em hãy cố gắng tự mình trả lời những vấn đề đó, chỉ khi không thể tự trả lời được mới nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè hoặc thầy cô. Họ chính là những trợ thủ đắc lực nhất có thể giúp cho các em giải quyết được những tình huống này.
Tham khảo thêm
- doc
Bài 12: Chia đa thức một biến đã sắp xếp
- doc
Bài 12: Hình vuông
- doc
Bài 11: Chia đa thức cho đơn thức
- doc
Bài 11: Hình thoi
- doc
Bài 10: Chia đơn thức cho đơn thức
- doc
Bài 10: Đường thẳng song song với đường thẳng
- doc
Ôn tập chương 2: Phân thức đại số
- doc
Ôn tập chương 3: Tam giác đồng dạng
- doc
Ôn tập chương 4: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều
- doc
Bài 9: Phối hợp nhiều phương pháp