Toán 8 Chương 2 Bài 3: Diện tích tam giác

Với bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiều về cách tính Diện tích tam giác, cùng với các ví dụ minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng làm chủ nội dung bài học.

Toán 8 Chương 2 Bài 3: Diện tích tam giác

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Định lý

Diện tích tam giác bằng nửa tích của một cạnh với chiều cao ứng với cạnh đó.

\({\rm{S = }}\frac{1}{2}{ah}\)
 

1.2. Hệ quả

Diện tích tam giác vuông bằng nửa tích hai cạnh góc vuông.

\({\rm{S = }}\frac{1}{2}{bc}\)

2. Bài tập minh họa

2.1. Bài tập 1

Cho tam giác ABC có đáy BC cố định và đỉnh A di động trên đường thẳng d cố định song song với BC. Chứng minh rằng tam giác ABC có diện tích không đổi.

Hướng dẫn giải

Đường thẳng d cố định song song với đường thẳng BC cố định nên khoảng cách hai đường thẳng d và BC là không đổi.

Tam giác ABC có cạnh đáy BC không đổi, chiều cao AH là khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song không đổi.

Vậy điểm A thay đổi trên đường thẳng d // AB thì diện tích tam giác ABC không đổi.

2.2. Bài tập 2

Cho tam giác \(ABC\) và đường trung tuyến \(AM\) (h.\(132\)). Chứng minh rằng:

\({S_{AMB}} = {S_{AMC}}\)

Hướng dẫn giải

Dựng \(AH\) là đường cao của \(\Delta ABC\), khi đó \(\Delta ABM,\Delta AMC\) có chung chiều cao \(AH\).

Ta có:

\({S_{AMB}} = \dfrac{1}{2}BM.AH\) (chiều cao \(AH\) và cạnh đáy \(BM\)) 

\({S_{AMC}} = \dfrac{1}{2}CM.AH\) (chiều cao \(AH\) và cạnh đáy \(CM\)) 

Mà \(BM = CM\) (vì \(AM\) là đường trung tuyến)

Vậy  \({S_{AMB}} = {S_{AMC}}.\)

2.3. Bài tập 3

Tính \(x\) sao cho diện tích hình chữ nhật \(ABCD\) gấp \(3\) lần diện tích \(∆ADE\) (h.\(134\))

Hướng dẫn giải

Ta có: \(AD = BC = 5cm\) (vì \(ABCD\) là hình chữ nhật)

Diện tích  \(∆ADE\) là: \({S_{ADE}} = \dfrac{{EH.A{\rm{D}}}}{2} = \dfrac{{2.5}}{2} = 5\;(c{m^2})\)

Diện tích hình chữ nhật \(ABCD\) là: \({S_{ABC{\rm{D}}}} = 5{\rm{x}}\left( {c{m^2}} \right)\)

Theo đề bài ta có: 

\(\begin{array}{l}
{S_{ABC{\rm{D}}}} = 3{S_{ADE}} \\\Rightarrow 5{\rm{x}} = 3.5 = 15\\
\Rightarrow x = 15:5 = 3cm.
\end{array}\) 

Vậy \(x = 3cm.\)

3. Luyện tập 

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Cho tam giác \(ABC\) có đáy \(BC\) cố định và đỉnh \(A\) di động trên một đường thẳng \(d\) cố định song song với đường thẳng \(BC.\) Chứng minh rằng tam giác \(ABC\) luôn có diện tích không đổi.

Câu 2: Tính diện tích của hình 186 theo các kích thước đã cho trên hình (\(a, b, c\) có cùng đơn vị đo).

Câu 3: Hai cạnh của một tam giác có độ dài là \(5 \,cm\) và \(6\,cm.\) Hỏi diện tích của tam giác đó có thể lấy giá trị nào trong các giá trị sau:

a) \(10\) \(c{m^2}\)

b) \(15\) \(c{m^2}\)

c) \(20\) \(c{m^2}\)

Câu 4: Cho tam giác \(ABC,\) biết \(AB = 3AC.\) Tính tỉ số hai đường cao xuất phát từ các đỉnh \(B\) và \(C.\)

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cho tam giác ABC có AB = 6cm, AC = 8cm. Hai đường cao xuất phát từ đỉnh B và C là BH và CK. Biết BH = 9cm. Tính CK

A. 12cm    

B. 15cm

C. 9cm    

D. 8cm

Câu 2: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 6cm; AC = 8 cm. Tính độ dài đường cao xuất phát từ A?

A. 4cm    

B. 4,5cm

C. 4,8cm   

D. 5cm

Câu 3: Δ ABC có đáy BC = 6cm, đường cao AH = 4cm. Diện tích Δ ABC là ?

A. 24cm2   

B. 12cm2

C. 24cm.   

D. 14cm2

Câu 4: Cho Δ ABC vuông tại A, có đáy BC = 5cm và AB = 4cm. Diện tích Δ ABC là ?

A. 12cm2   

B. 10cm

C. 6cm  

D. 3cm2

Câu 5: Cho tam giác ABC có diện tích bằng 40cm2. Gọi M là trung điểm của AC . Tính diện tích tam giác ABM?

A. 10cm   

B. 20cm2

C. 25cm2    

D. Chưa thể kết luận

4. Kết luận

Qua bài học này, các em nắm được một số nội dung chính như sau:

  • Nắm vững công thức tính diện tích tam giác.
  • Biết chứng minh định lí về diện tích tam giác một cách chặt chẽ gồm ba trường hợp và biết cách trình bày gọn ghẽ chứng minh đó.
  • Vận dụng được công thức tính diện tích tam giác trong giải toán.
  • Vẽ được hình chữ nhật hoặc hình tam giác có diện tích bằng diện tích của một tam giác cho trước.
Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM