Toán 8 Chương 1 Bài 11: Chia đa thức cho đơn thức

Elib đã biên soạn và tổng hợp để giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Chia đa thức cho đơn thức. Bài giảng giúp các em nắm vững lý thuyết bài học, kèm theo đó là những bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em hiểu bài hơn. Mời các em cùng theo dõi.

Toán 8 Chương 1 Bài 11: Chia đa thức cho đơn thức

1. Tóm tắt lý thuyết

Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp các hạng tử của đa thức A đều chia hết cho đơn thức B), ta chia mỗi hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Chia đa thức cho đơn thức

a. \(\left( { - 5{x^6} + 25{x^3} + 15{x^2}} \right):5{x^2}\)

b. \(\left( {8{x^4} + 5{x^3} + 4{x^2}} \right):\left( {\frac{1}{5}x} \right)\)

Hướng dẫn giải

Câu a:

\(\begin{array}{l} \left( { - 5{x^6} + 25{x^3} + 15{x^2}} \right):5{x^2}\\ = \left( { - 5{x^6}:5{x^2}} \right) + \left( {25{x^3}:5{x^2}} \right) + \left( {15{x^2}:5{x^2}} \right)\\ = - {x^4} + 3x + 3 \end{array}\)

Câu b:

\(\begin{array}{l} \left( {8{x^4} + 5{x^3} + 4{x^2}} \right):\left( {\frac{1}{5}x} \right)\\ = \left( {8{x^4}:\frac{1}{5}x} \right) + \left( {5{x^3}:\frac{1}{5}x} \right) + \left( {4{x^2}:\frac{1}{5}x} \right)\\ = \frac{8}{5}{x^3} + {x^2} + \frac{4}{5}x \end{array}\)

Câu 2: Chia đa thức cho đơn thức

a. \(\left( {6{x^3}{y^2} - 4{x^2}{y^2} + 20x{y^2}} \right):2xy\)

b. \(\left( {29{x^5}{y^4} + 6{x^4}{y^5} + 17{x^3}{y^3} + {x^4}{y^3}} \right):5{x^3}{y^2}\)

Hướng dẫn giải

Câu a:

\(\begin{array}{l} \left( {6{x^3}{y^2} - 4{x^2}{y^2} + 20x{y^2}} \right):2xy\\ = \left( {6{x^3}{y^2}:2xy} \right) - \left( {4{x^2}{y^2}:2xy} \right) + \left( {20x{y^2}:2xy} \right)\\ = 3{x^2}y - 2xy + 10y \end{array}\)

Câu b:

\(\begin{array}{l} \left( {29{x^5}{y^4} + 6{x^4}{y^5} + 17{x^3}{y^3} + {x^4}{y^3}} \right):5{x^3}{y^2}\\ = \left( {29{x^5}{y^4}:5{x^3}{y^2}} \right) + \left( {6{x^4}{y^5}:5{x^3}{y^2}} \right) + \left( {17{x^3}{y^3}:5{x^3}{y^2}} \right) + \left( {{x^4}{y^3}:5{x^3}{y^2}} \right)\\ = \frac{{29}}{5}{x^2}{y^2} + \frac{6}{5}x{y^3} + \frac{{17}}{5}y + \frac{1}{5}xy \end{array}\)

Câu 3: Tính

\(\left[ {16{{\left( {y - z} \right)}^6} - 12{{\left( {y - z} \right)}^5} - 8{{\left( {y - z} \right)}^3}} \right]:2{\left( {z - y} \right)^2}\)

Hướng dẫn giải

Đặt \(y - z = t\) và ta có: \({\left( {z - y} \right)^2} = {\left( {y - z} \right)^2}\)

Ta được:

\(\begin{array}{l} \left( {16{t^6} - 12{t^5} - 8{t^3}} \right):2{t^2}\\ = 8{t^4} - 6{t^3} - 4t\\ = 8{\left( {y - z} \right)^4} - 6{\left( {y - z} \right)^3} - 4\left( {y - z} \right) \end{array}\)

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Chia đa thức cho đơn thức

a. \(\left( -4{{x}^{5}}+24{{x}^{2}}+16x \right):4x\)

b. \(\left( 7{{x}^{5}}+4{{x}^{4}}+3{{x}^{3}} \right):\left( \frac{1}{4}{{x}^{2}} \right)\)

Câu 2: Chia đa thức cho đơn thức

a. \(\left( 4{{x}^{4}}{{y}^{5}}-2{{x}^{3}}y+10{{x}^{2}}{{y}^{2}} \right):2{{x}^{2}}y\)

b. \(\left( 10{{x}^{6}}{{y}^{5}}+9{{x}^{5}}{{y}^{4}}+7{{x}^{3}}{{y}^{3}}+5{{x}^{2}}{{y}^{3}} \right):5{{x}^{2}}{{y}^{2}}\)

Câu 3: Tính

\(\left[ 14{{\left( y-z \right)}^{7}}-10{{\left( y-z \right)}^{5}}-4{{\left( y-z \right)}^{3}} \right]:2{{\left( z-y \right)}^{2}}\)

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Thực hiện phép chia đa thức \({x^{32}} + {x^{30}} + {x^{15}}\) cho đơn thức \(x^4\) ta được kết quả nào sau đậy?

A. \({x^{28}} + {x^{16}} + {x^{11}}\)

B. \({x^{28}} + {x^{26}} + {x^{11}}\)

C. \({x^{18}} + {x^{26}} + {x^{11}}\)

D. \({x^{18}} + {x^{16}} + {x^{11}}\)

Câu 2: Thực hiện phép chia \(\left( {{x^4}{y^4} + {x^3}{y^3} + {x^2}{y^2}} \right):xy\) ta được kết quả nào sau đây?

A. \({x^3}{y^3} + {x^2}{y^2} + xy + 1\)

B. \({x^2}{y^2} + xy + 1\)

C. \({x^3}{y^3} + {x^2}{y^2} + xy\)

D. \({x^2}{y^2} + xy\)

Câu 3: Tìm A, biết: \(\left( {6{{\rm{x}}^4}y + 5{{\rm{x}}^3}{y^2}} \right) = A.2{\rm{x}}y\)

A. \(A = 3{{\rm{x}}^2} + \frac{5}{2}{x^2}y\)

B. \(A = 2{{\rm{x}}^2} + \frac{5}{2}xy\)

C. \(A = 2{{\rm{x}}^2} + \frac{5}{3}xy\)

D. \(A = 3{{\rm{x}}^3} + \frac{5}{2}{x^2}y\)

Câu 4: Cho \(A=\left( {6{x^3}{y^2}z + 4xyz} \right):xy\). Giá trị của A khi x=3; y=5 và z=7 là bao nhiêu?

A. A=1918

B. A=48

C. A=84

D. A=110

Câu 5:  Với giá trị nào của a thì phép chia sau đây là phép chia hết \(\left( {5{x^3} + 2{x^2} - 7x + a} \right):\left( {x - 3} \right)\)

A. a = -132

B. a = -123

C. a = 122

D. a = 133

4. Kết luận 

Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Nắm được thế nào đơn thức, đa thức.
  • Thực hiện được phép chia đa thức cho đơn thức.
  • Vận dụng được chia đa thức để giải các bài toán liên quan.
Ngày:15/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM