Toán 8 Chương 4 Bài 7: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều
eLib xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 8 lý thuyết bài Hình chóp đều và hình chóp cụt đều. Bài giảng này bao gồm chi tiết các dạng Toán, bên cạnh đó sử dụng các bài tập minh hoạ kèm theo lời giải chi tiết cho các em tham khảo, rèn luyện kỹ năng giải Toán 8. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hình chóp
– Đáy là một đa giác, các mặt bên là những tam giác có chung một đỉnh.
– Đường thẳng đi qua đỉnh và vuông góc với mặt phẳng đáy gọi là đường cao.
1.2. Hình chóp đều
Hình chóp đều là hình chóp có đáy là một đa giác đều, các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
+ Chân đường cao của hình chóp đều trùng với tâm của đường tròn đi qua các đỉnh của mặt đáy.
+ Đường cao vẽ từ đỉnh của mỗi mặt bên của hình chóp đều được gọi là trung đoạn của hình chóp đó.
1.3. Hình chóp cụt đều
Hình chóp cụt đều là phần hình chóp đều nằm giữa mặt phẳng đáy của hình chóp và mặt phẳng song song với đáy và cắt hình chóp.
Mỗi mặt bên của hình chóp cụt đều là một hình thang cân.
Hình trên có hình chop cụt đều là A'B'C'D'.ABCD
Mỗi mặt bên của hình chóp cụt đều là hình thang cân.
2. Bài tập minh họa
2.1. Bài tập 1
Xét sự đúng sai trong các phát biểu sau?
a) Hình chóp đều có đáy là hình thoi và chân đường cao trùng với giao điểm hai đường chéo của đáy.
b) Hình chóp đều có đáy là hình chữ nhật và chân đường cao trùng với giao điểm hai đường chéo của đáy.
Hướng dẫn giải
a) Sai, vì hình thoi không phải là tứ giác đều (các góc không bằng nhau).
b) Sai, vì hình chữ nhật không phải là tứ giác đều (các cạnh không bằng nhau).
2.2. Bài tập 2
Quan sát các hình dưới đây và điền cụm từ và số thích hợp và ô trống, biết các hình dưới đây là hình chóp đều
Hướng dẫn giải
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có các mặt bên là những tam giác đều AB =8cm, O là trung điểm của AC.Độ dài đoạn SO là?
Câu 2: Hình chóp lục giác đều S.ABCDEH có AB = 6cm, cạnh bên SA = 10 cm. Chiều cao hình chóp là?
Câu 3: Tính diện tích toàn phần của hình chóp tam giác đều theo các kích thước trên hình vẽ.
Câu 4: Một hình chóp tứ giác đều có độ dài cạnh đáy là = 6cm, chiều cao là 4cm thì diện tích xung quanh là ?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Một hình chóp đều S.ABCD có đáy là hình vuông ABCD. Cho biết AB=30cm, chiều cao của tam giác mặt bên SH=25m. Chiều cao SO của hình chóp là:(m)
A. \(\sqrt{850}\)
B. \(15\)
C. \(20\)
D. \(\sqrt{675}\)
Câu 2: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD. Đáp án nào đúng?
A. \(SO^{2}=SA^{2}+\frac{AB^{2}}{2}\)
B. \(SO^{2}=SA^{2}+2AB^{2}\)
C. \(SA^{2}=SO^{2}+\frac{AB^{2}}{2}\)
D. \(SA^{2}=SO^{2}+2AB^{2}\)
Câu 3: Hình chóp lục giác đều S.ABCDEH có AB=3m, cạnh bên SA=5m. Độ dài chiều cao hình chóp là:
A. 4m
B. \(\sqrt{8}\)m
C. 2m
D. 8m
Câu 4: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A. Nếu hình chóp có đáy là hình thoi, chân đường cao trùng với tâm hình thoi thì nó là hình chóp đều
B. Nếu hình chóp cáu đáy là hình chữ nhật, chân đường cao trùng với giao điểm của hai đường chéo đáy thì nó là hình chóp đều
C. Nếu hình chóp có đáy là hình vuông thì nó là hình chóp đều
D. Nếu hình chóp có đáy là tam giác đều, chân đường cao trùng với tâm của tam giác thì nó là hình chóp đều
Câu 5: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A. Nếu hình chóp có đáy là tứ giác đều, có hai mặt bên là hai tam giác cân thì nó là hình chóp tứ giác đều.
B. Nếu hình chóp có đáy là hình chữ nhật, chân đường cao trùng với giao điểm của hai đường chéo của đáy thì nó là hình chóp đều.
C. Nếu hình chóp có đáy là hình vuông thì nó là hình chóp đều.
D. Nếu hình chóp có đáy là tam giác đều, chân đường cao trùng với tâm của tam giác thì nó là hình chóp đều
4. Kết luận
Qua bài học này, các em nắm được một số nội dung chính như sau:
- Nắm được khái niệm về hình chóp đều và hình chóp cụt đều(đỉnh, cạnh, mặt bên, đáy, chiều cao, trung đoạn)
- Biết gọi tên hình chóp theo đa giác đáy và vẽ hình chóp tam giác đều theo bốn bước
Tham khảo thêm
- doc Toán 8 Chương 4 Bài 1: Hình hộp chữ nhật
- doc Toán 8 Chương 4 Bài 2: Hình hộp chữ nhật (tiếp theo)
- doc Toán 8 Chương 4 Bài 3: Thể tích của hình hộp chữ nhật
- doc Toán 8 Chương 4 Bài 4: Hình lăng trụ đứng
- doc Toán 8 Chương 4 Bài 5: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng
- doc Toán 8 Chương 4 Bài 6: Thể tích của hình lăng trụ đứng
- doc Toán 8 Chương 4 Bài 8: Diện tích xung quanh của hình chóp đều
- doc Toán 8 Chương 4 Bài 9: Thể tích của hình chóp đều
- doc Toán 8 Ôn tập chương 4: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều