Toán 8 Chương 4 Bài 2: Hình hộp chữ nhật (tiếp theo)

eLib xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 8 lý thuyết Bài  Hình hộp chữ nhật. Bài giảng này bao gồm chi tiết các dạng Toán, bên cạnh đó sử dụng các bài tập minh hoạ kèm theo lời giải chi tiết cho các em tham khảo, rèn luyện kỹ năng giải Toán 8. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Toán 8 Chương 4 Bài 2: Hình hộp chữ nhật (tiếp theo)

Toán 8 Chương 4 Bài 2: Hình hộp chữ nhật (tiếp theo)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hai đường thẳng song song trong không gian

  • Trong không gian, hai đường thẳng aabb gọi là song song với nhau nếu chúng nằm trong cùng một mặt phẳng và không có điểm chung.
  • Với hai đường thẳng phân biệt aabb trong không gian chúng có thể: cắt nhau; song song; chéo nhau (không cùng nằm trong một mặt phẳng nào)
  • Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.

1.2. Đường thẳng song song với mặt phẳng. Hai mặt phẳng song song

a) Đường thẳng song song với mặt phẳng

Khi đường thẳng aa không nằm trong mặt phẳng (ABCD)(ABCD)aa song song với đường thẳng của mặt phẳng này thì ta nói đường thẳng aa song song với mặt phẳng (ABCD)(ABCD).

Kí hiệu: a//mp(ABCD)a//mp(ABCD).

b) Hai mặt phẳng song song

Nếu mặt phẳng (ABCD)(ABCD) chứa hai đường thẳng aabb cắt nhau mà song song với hai đường thẳng aabb chứa trong mặt phẳng (ABCD)(ABCD) thì ta nói hai mặt phẳng (ABCD)(ABCD)(ABCD)(ABCD) song song nhau

Kí hiệu: mp(ABCD)//mp(ABCD)mp(ABCD)//mp(ABCD)

Chú ý:

  • Nếu một đường thẳng song song với một mặt phẳng thì chúng không có điểm chung
  • Hai mặt phẳng song song thì không có điểm chung.
  • Hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có chung một đường thẳng đi qua điểm chung đó. Ta nói hai mặt phẳng này cắt nhau.

2. Bài tập minh hoạ

2.1. Bài tập 1

Quan sát hình hộp chữ nhật ở hình 75:

- Hãy kể tên các mặt của hình hộp.

- BBBBAAAA có cùng nằm trong một mặt phẳng hay không ?

- BBBBAAAA có điểm chung hay không ?

Hướng dẫn giải

- Các mặt: ABCD,ABCD,ABBA,CDDC,ABCD,ABCD,ABBA,CDDC,ADDA,BCCBADDA,BCCB.

- BBBBAAAA có cùng nằm trong một mặt phẳng là ABBAABBA.

- BBBBAAAA không có điểm chung.

2.2. Bài tập 2

Tìm trên hình 77 các đường thẳng song song với mặt phẳng (ABCD)(ABCD).

Hướng dẫn giải

Ta có:

AB//ABAB//AB nên AB//mp(ABCD)AB//mp(ABCD)

BC//BCBC//BC nên BC//mp(ABCD)BC//mp(ABCD)

DC//DCDC//DC nên DC//mp(ABCD)DC//mp(ABCD)

AD//ADAD//AD nên AD//mp(ABCD)AD//mp(ABCD).

2.3. Bài tập 3

Một căn phòng dài 4,5m4,5m, rộng 3,7m3,7m và cao 3,0m3,0m. Người ta muốn quét vôi trần nhà và bốn bức tường. Biết rằng tổng diện tích các cửa là 5,8m25,8m2. Hãy tính diện tích cần quét vôi.

Hướng dẫn giải

Ta có: Diện tích cần quét vôi bằng diện tích bốn bức tường + diện tích trần - diện tích cửa. 

Mà diện tích 4 bức tường chính là diện tích xung quanh của hình hộp (hay căn phòng)

Nên diện tích cần quét vôi = diện tích xung quanh + diện tích trần - diện tích cửa. 

Diện tích trần nhà là:

4,5×3,7=16,65(m2)4,5×3,7=16,65(m2)

Diện tích xung quanh căn phòng là:

2.(4,5+3,7).3=49,2(m2)2.(4,5+3,7).3=49,2(m2)

Diện tích cần quét vôi là:

 16,65+49,25,8=60,05(m2)16,65+49,25,8=60,05(m2)

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Tìm diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật theo các kích thước cho ở hình vẽ.

Câu 2: ABCD.A1B1C1D1ABCD.A1B1C1D1 là một hình lập phương (h.104)

a) Khi ta nối AA với C1C1 và BB với D1D1 thì hai đường thẳng AC1AC1 và BD1BD1 có cắt nhau hay không?

b) AC1AC1 và A1CA1C có cắt nhau hay không?

c) Câu hỏi tương tự câu b với BD1BD1 và A1A.A1A.

Câu 3: Quan sát hình lập phương ABCD.A1B1C1D1ABCD.A1B1C1D1 (h.105)

a) Đường thẳng A1B1A1B1 song song với những mặt phẳng nào?

b) Liệu đường thẳng ACAC có song song với mặt phẳng (A1C1B1)(A1C1B1) hay không?

Câu 4: Tìm trên hình hộp chữ nhật ABCD.A1B1C1D1ABCD.A1B1C1D1 (h.106) một ví dụ cụ thể để chứng tỏ phát biểu sau đây là sai:

Hai đường thẳng nằm trong hai mặt phẳng song song thì song song với nhau.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cho hình hộp chữ nhật ABCD. A’B’C’D’. Có bao nhiêu đường thẳng song song với AA’.

A. 1    

B. 2

C. 3    

D. 4

Câu 2: Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’. Hỏi có bao nhiêu mặt phẳng song song với đường thẳng A’D’?

A. 1    

B. 2

C. 3    

D. 4

Câu 3: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có AD= 6cm và DD’ = 8cm. Tính BC’?

A. 10cm    

B. 9cm

C. 8cm    

D. 12cm

Câu 4: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’. Có bao nhiêu đường thẳng song song với BC’?

A. 0    

B.1

C.2    

D.3

Câu 5: Cho hình lập phương ABCD.MNPQ có độ dài cạnh là 2cm. Tính tổng diện tích các mặt của hình lập phương?

A. 8cm2    

B. 12cm2

C. 20cm2    

D. 24cm2

4. Kết luận

Qua bài học này, các em nắm được một số nội dung chính như sau:

  • Nhận biết (qua mô hình) dấu hiệu nhận biết về hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
  • Đối chiếu so sánh về sự giống nhau, khác nhau về quan hệ song song giữa đường và mặt, mặt và mặt.
  • Nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật .
Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM