Toán 8 Chương 2 Bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức

Bài học này sẽ giới thiệu đến các em về Tính chất cơ bản của phân thức, cùng với các ví dụ minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng làm chủ nội dung bài học.

Toán 8 Chương 2 Bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tính chất của phân thức

  • Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức 0 thì được một phân thức phân thức đã cho: \(\frac{A}{B} = \frac{{A.M}}{{B.M}}\) (M là một đa thức khác đa thức 0).

  • Nếu chia cả tử và mẫu của một phân thức cho một nhân tử chung của chúng thì được một phân thức bằng phân thức đã cho: \(\frac{A}{B} = \frac{{A:N}}{{B:N}}\) (N là một nhân tử chung).

1.2. Quy tắc đổi dấu

  • Nếu đổi dấu cả tử và mẫu của một phân thức thì được một phân thức bằng phân thức đã cho: \(\frac{A}{B} = \frac{{ - A}}{{ - B}}\)

2. Bài tập minh họa

2.1. Bài tập 1

Chứng minh các phân số sau bằng  nhau:

a.\(\frac{{5 - 2x}}{{ - 7x}} = \frac{{2x - 5}}{{7x}}\)

b.\(\frac{{{{(3x - 1)}^3}}}{{ - 5\left( {1 - 3x} \right)}} = \frac{{{{\left( {1 - 3x} \right)}^2}}}{5}\)

Hướng dẫn giải

a.

\(\begin{array}{l} \frac{{5 - 2x}}{{ - 7x}} = \frac{{2x - 5}}{{7x}}\\ \frac{{ - 1.\left( {5 - 2x} \right)}}{{ - 1.\left( { - 7x} \right)}} = \frac{{2x - 5}}{{7x}}\\ \frac{{2x - 5}}{{7x}} = \frac{{2x - 5}}{{7x}} \end{array}\)

b.

\(\begin{array}{l} \frac{{{{(3x - 1)}^3}}}{{ - 5\left( {1 - 3x} \right)}} = \frac{{{{\left( {1 - 3x} \right)}^2}}}{5}\\ \frac{{\left( {3x - 1} \right).{{(3x - 1)}^2}}}{{ - 5\left( {1 - 3x} \right)}} = \frac{{{{\left( {1 - 3x} \right)}^2}}}{5}\\ \frac{{ - \left( {1 - 3x} \right).{{(3x - 1)}^2}}}{{ - 5\left( {1 - 3x} \right)}} = \frac{{{{\left( {1 - 3x} \right)}^2}}}{5}\\ \frac{{{{(3x - 1)}^2}}}{5} = \frac{{{{\left( {1 - 3x} \right)}^2}}}{5}\\ \frac{{{{\left( {1 - 3x} \right)}^2}}}{5} = \frac{{{{\left( {1 - 3x} \right)}^2}}}{5} \end{array}\)

2.2. Bài tập 2

Điền đa thức thích hợp vào chỗ trống:

\(\frac{{{x^5} + 2{x^3}}}{{\left( {{x^2} + 2} \right)\left( {x - 3} \right)}} = \frac{{...}}{{x - 3}}\)

Hướng dẫn giải

\(\begin{array}{l} \frac{{{x^5} + 2{x^3}}}{{\left( {{x^2} + 2} \right)\left( {x - 3} \right)}} = \frac{{...}}{{x - 3}}\\ \frac{{{x^3}\left( {{x^2} + 2} \right)}}{{\left( {{x^2} + 2} \right)\left( {x - 3} \right)}} = \frac{{...}}{{x - 3}}\\ \frac{{{x^3}}}{{x - 3}} = \frac{{{x^3}}}{{x - 3}} \end{array}\)

Vậy: đa thức được điền vào là đơn thức \({x^3}\)

2.3. Bài tập 3

Dùng tính chất cơ bản của hai phân thức chứng tỏ rằng:

\(\frac{{{y^2} - {x^2}}}{{{x^3} - 3{x^2}y + 3x{y^2} - {y^3}}} = \frac{{ - \left( {x + y} \right)}}{{{x^2} - 2xy + {y^2}}}\)

Hướng dẫn giải

\(\begin{array}{l} \frac{{{y^2} - {x^2}}}{{{x^3} - 3{x^2}y + 3x{y^2} - {y^3}}} = \frac{{ - \left( {x + y} \right)}}{{{x^2} - 2xy + {y^2}}}\\ \frac{{ - \left( {{x^2} - {y^2}} \right)}}{{{{\left( {x - y} \right)}^3}}} = \frac{{ - \left( {x + y} \right)}}{{{x^2} - 2xy + {y^2}}}\\ \frac{{ - \left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right)}}{{{{\left( {x - y} \right)}^3}}} = \frac{{ - \left( {x + y} \right)}}{{{x^2} - 2xy + {y^2}}}\\ \frac{{ - \left( {x + y} \right)}}{{{{\left( {x - y} \right)}^2}}} = \frac{{ - \left( {x + y} \right)}}{{{x^2} - 2xy + {y^2}}}\\ \frac{{ - \left( {x + y} \right)}}{{{x^2} - 2xy + {y^2}}} = \frac{{ - \left( {x + y} \right)}}{{{x^2} - 2xy + {y^2}}} \end{array}\)

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Dùng tính chất cơ bản của phân thức, hãy điền một đa thức thích hợp vào các chỗ trống trong mỗi đẳng thức sau:

a) \(\displaystyle {{x - {x^2}} \over {5{x^2} - 5}} = {x \over {...}}\)

b) \(\displaystyle {{{x^2} + 8} \over {2x - 1}} = {{3{x^3} + 24x} \over {...}}\)

c) \(\displaystyle {{...} \over {x - y}} = {{3{x^2} - 3xy} \over {3{{\left( {y - x} \right)}^2}}}\)

Câu 2: Biến đổi mỗi phân thức sau thành một phân thức bằng nó và có tử thức là đa thức \(A\) cho trước :

a) \(\displaystyle {{4x + 3} \over {{x^2} - 5}},A = 12{x^2} + 9x\)

b) \(\displaystyle {{8{x^2} - 8x + 2} \over {\left( {4x - 2} \right)\left( {15 - x} \right)}},A = 1 - 2x\)

Câu 3: Dùng tính chất cơ bản của phân thức để biến đổi mỗi cặp phân thức sau thành một cặp phân thức bằng nó và có cùng tử thức :

a) \(\dfrac{3}{{x + 2}}\) và \(\dfrac{{x - 1}}{{5x}}\)

b) \(\dfrac{{x + 5}}{{4x}}\) và \(\dfrac{{{x^2} - 25}}{{2x + 3}}\)

Câu 4: Dùng tính chất cơ bản của phân thức hoặc quy tắc đổi dấu để biến mỗi cặp phân thức sau thành một cặp phân thức bằng nó và có cùng mẫu thức :

a) \(\displaystyle {{3x} \over {x - 5}}\) và \(\displaystyle {{7x + 2} \over {5 - x}}\)

b) \(\displaystyle {{4x} \over {x + 1}}\) và \(\displaystyle {{3x} \over {x - 1}}\)

c) \(\displaystyle {2 \over {{x^2} + 8x + 16}}\) và \(\displaystyle{{x - 4} \over {2x + 8}}\)

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Kết quả  rút gọn phân thức \(\frac{{4{x^2}{y^3}}}{{8xy}}\) là:

A. \(\frac{{x{y^2}}}{2}\)

B. \(\frac{2}{{xy}}\,\)

C. \(\frac{{xy}}{2}\)

D. \(\,2x{y^2}\)

Câu 2: Phân thức\(\frac{2}{{5xy}}\,\,\)bằng phân thức nào sau đây?

A. \(\,\,\frac{{10}}{{xy}}\,\)

B. \(\,\,\,\frac{3}{{8xy}}\)

C. \(\,\,\frac{{8x}}{{20{x^2}y}}\)

D. \(\,\,\frac{{8x}}{{10{x^2}y}}\)

Câu 3: Biểu thức nào dưới đây không phải là phân thức đại số

A. \(\frac{{x + 2}}{x}\)

B. \(\frac{1}{x}\,\)

C. \(\frac{{x + 2}}{0}\)

D. \({x^2} - 4\)

Câu 4: Cho phân thức \(\frac{{2x{y^2}}}{3}\). Phân thức nào sau đây bằng phân thức đã cho 

A. \(\frac{{4x{y^2}}}{{6x}}\)

B. \(\frac{{2{x^3}{y^3}}}{{3{x^2}y}}\)

C. \(\,\,\frac{{2x}}{{3{y^2}}}\,\,\)

D. \(\frac{{2{x^2}{y^2}}}{{3{y^2}}}\)

Câu 5: Chọn ý sai

A. \(\frac{A}{B} = \frac{{A.M}}{{B.M}}\)  (M là một đa thức khác đa thức 0)

B. \(\frac{A}{B} = \frac{{A:N}}{{B:N}}\) ( N là một nhân tử chung)

C. \(\frac{A}{B} = \frac{C}{D}\) nếu AC = BD

D. \(\frac{A}{B} = \frac{C}{D}\) nếu AD = BC

4. Kết luận

Qua bài học này, các em nắm được một số nội dung chính như sau:

  • Nắm vững tính chất cơ bản của phân thức để làm cơ sở cho việc rút gọn phân thức
  • Hiểu rõ qui tắc đổi dấu được suy ra từ tính chất cơ bản của phân thức
  • Vận dụng tốt tính chất cơ bản của phân thức và qui tắc đổi dấu.
Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM